- Phần Mười Hai

04 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 7926)



Đoạn thứ 183: Cắt sừng trâu


 

Ngừơi ta thừơng cắt sừng trâu, để đừng húc càn vào người, cũng như bịt tai con ngựa để nó đừng đá vào người. Đây là những cái đựơc xem như chỉ dấu phòng ngừa, vì người chủ sẽ chịu trách nhiệm do hành động gây thương tích con người bởi các gia súc, không nên để chó cắn người, vì tất cả việc trên vi phạm luật.

 

 


Đoạn thứ 184: Mẹ quan trấn thủ huyện Sagami


 

Thân mẫu quan Trấn Thủ vùng Sagami, Tokiyori (1), cũng là Thiền Ni ở Matsushita (2). Có một lần Thiền Ni ngỏ ý mời Quan Trấn Thủ đến thăm chùa, tự chính tay Thiền Ni lấy dao cắt những chỗ thủng hay rách ở tấm màn trướng (Shoji) và dán lên trên chỗ rách bằng tờ giấy mới. Ngay lúc ấy người anh ruộât của Thiền Ni, Yoshikage làm Phó Trấn Thủ thành Akita (3), là người lo tổ chức lễ nghi đón tiếp, thấy thế mới nói:


“Để tôi lo cho, có người chuyên môn tu sửa tấm màn trướng, họ biết rành việc này”.


Thiền Ni trả lời:


“Tôi dám đoan chắc rằng người làm việc cho anh không thể nào tỉ mỉ và khéo tay bằng ni này đâu”.


Nói xong Thiền ni tiếp tục làm xong một mảnh tấm màn trướng. Yoshikage lại khẩn khoản yêu cầu:


“Thay nguyên tấm màn trướng bằng một tấm mới có phải thật dễ dàng hơn là vá víu từng miếng một không? Hơn nữa Ni có thấy như vậy không được mỹ thuật lắm không?”.


“Ni dự định thay nguyên tấm trướng sau cuộc thăm viếng này, nhưng Ni ngày hôm nay làm như vậy có một mục đích. Đó là để Quan Trấn Thủ trẻ tuổi nhìn thấy hình ảnh này, sẽ học hỏi rằng ngay chính vật bị hư hỏng cũng có thể được sửa chữa để dùng lại”.


Quả là lời dạy hiếm có trên thế gian.


Nghệ thuật lãnh đạo trị nước trứơc hết là cần kiệm. Ngay như Thiền Ni, một ngừơi phụ nữ, sống và hành động như Thánh nhân. Thực thế Thiền Ni không phải là người đàn bà tầm thường, là người mẹ có con mang trọng trách lãnh đạo đất nước.


 

Chú Thích:


(1) Hojo Tokiyori (1227-1263) Bắc Điền Thời Lại; Tướng Quân đời thứ năm thời Kamakura Mạc phủ, 23 tuổi làm quan Trấn Thủ vùng Sagami, 30 tuổi từ chức đi tu lấy hiệu Dosu (Đạo Sùng).

(2) Xuất thân con gái Tướng Quân Akita, làm dâu cho gia đình Hojo có hai người con trai, chồng mất sớm, sau đi tu.

 

 


Đoạn thứ 185: Quan phó trấn thủ


 

Yasumori (1) quan Phó Trấn Thủ thành Akita, và kiêm luôn chức quan Trấn Thủ thành Mutsu là người kỵ mã hoàn toàn không giống ai từ trước đến giờ. Có một lần theo lệnh của Yasumori, người hầu cận dẫn ngựa ra, ông ta thấy con ngựa búng hai chân lên, mới nói:


“Con ngựa này nóng tính không yên”õ, và bảo đặt yên ngựa vào con ngựa khác. Con ngựa khác được mang ra, lần này con ngựa duỗi chân ra và đá vào cửa, thấy thế ông ta lại nói:


“Con này chậm chạp dễ gây tai nạn”õ, và không muốn cưỡi cả hai con..


Trong nghề kỵ mã không biết có người nào cẩn thận như thế không.

 


Chú thích:


(1) Adachi Yasumori ( An Đạt Thái Thịnh ) 1231-1285 : con trai Yoshikege, làm quan phó Trấn Thủ thành Akita năm 1254 thừa kế ngừơi cha, và kiêm luôn chức quan Trấn Thủ thành Mutsu năm 1282, bị giết chết vào năm 1285 do cuộc nổi loạn gọi là Shimozuki.

 

 


Đoạn thứ 186: Người kỵ mã tên là Yoshida


 

Yoshida, là võ sĩ cũng là kỵ mã có lần nói:


“Mỗi con ngựa có tật riêng của nó. Sức người không thể nào đọ đượïc với loại ngựa khó trị. Trước khi lên ngựa phải quan sát tinh tế, tìm ra chỗ yếu chỗ mạnh của nó. Tiếp đến kiểm soát dây cương yên ngựa xem có gì nguy hiểm hay không, nếu có chỗ nào cảm thấy không yên tâm thì đừng cỡi ngựa. Người nào không quên những điểm quan trọng trên mới xứng đáng gọi là kỵ mã. Đây chính là một bí quyết.



Đoạn thứ 187: Nhà chuyên môn trong mọi ngành nghề

 


Tất cả những người thuộc một ngành chuyên môn nghệ thuật nào, cho dù người đó không giỏi đi nữa nhưng nếu so với một người làm với tính cách tài tử thì chắc chắn cũng sẽ hơn. Đó là vì họ quen làm một cách thận trọng, không xem thường, khác hẳn với người tùy tiện làm theo cảm hứng.


Điều này đúng không chỉ đối với bộ môn nghệ thuật và nghệ xảo bằng chân tay mà còn là nguồn gốc của thành công. Vì thế mọi hành động trong đời sống hằng ngày cho dù tầm thường đến đâu cũng phải luôn luôn thận trọng để ý. Tự mãn và coi thường là nguồn gốc của thất bại.

 


 

Đoạn thứ 188: Có người cha muốn người con thành Pháp Sư


 

Người cha có ý định muốn cho con thành pháp sư mới khuyên bảo rằng:


“Con nên chuyên tu học hỏi giáo lý Phật giáo, hiểu tường tận ý nghĩa nhân quả báo ứng và sau đó làm Pháp Sư đi thuyết pháp giảng dạy dân chúng để làm kế sinh nhai”.


Người con làm đúng theo lời dạy bảo, nhưng muốn trở thành Thuyết Giảng Sư, trước hết phải học cách cỡi ngựa. Vì người con cho rằng khi tín đồ thỉnh mời Đạo Sư đến làm lễ và giảng đạo chắc họ sẽ đưa ngựa đến đón, vì bản thân không có xe kiệu và ngay cả xe kéo. Do đó sẽ không còn thể thống gì khi lúng túng trên lưng ngựa hay ngã xuống từ yên ngựa. Tiếp đến người con lại nghĩ nên cần tập học cách ngâm thơ ca hát, vì sau khi làm lễ thế nào đàn gia tín chủ cũng mời uống rượu, dùng cơm tặng quà vật nếu không có gì giúp vui có thể họ không vui. Người con nỗ lực dành hết thì giờ học hai việc trên đã thành thục gần tới đích để thực hành thì lại không có thì giờ học cách thuyết pháp, và nay thì đã lớn tuổi. Câu chuyện này không chỉ nói riêng về vị Pháp sư này mà cho tất cả mọi người nói chung.


Khi còn trẻ người ta thường hay đặt ra nhiều mục tiêu trong tương lai, nào trở thành người chuyên môn ngành nổi tiếng, nào theo đuổi nghệ thuật, học vấn, tưởng cuộc đời còn dài, đâm ra coi thừơng chểnh mảng, và luôn luôn bị chi phối bởi ngoại cảnh những việc xẩy ra trứơc mắt. Rồi năm tháng tiếp tục trôi đi, không việc gì ra việc gì, trong khi đó thể xác ngày trở nên già cỗi.

 

Cuối cùng không có nghề gì thật xuất sắc, và cũng không có được đời sống địa vị như họ mong đợi, và cảm thấy hối tiếc thì không thể lấy lại thời gian đã qua, trong khi đó cơ thể càng ngày càng suy yếu như bánh xe từ từ lăn xuống dốc.


Do từ quan niệm trên, chúng ta phải cẩn thận suy xét tự vấn trong lòng xem điều mong muốn quan trọng nhất trong đời là gì. Khi đã quyết định hết lòng chuyên tâm vào nó và bỏ qua những việc không can hệ. Trong một ngày mỗi giờ vô số chuyện xảy đến; chúng ta phải biết lựa chọn việc hữu ích cần phải làm ngay, và vứt bỏ ra ngoài những gì không cần thiết. Nếu chúng ta còn để tâm vướng mắc vào mọi chuyện không chịu từ bỏ chúng thì không thể hoàn thành bất cứ việc gì.


 

Tương tự như người chơi cờ vây, không bao giờ để lỡ một nước cờ, sẵn sàng thí con cờ nhỏ để đoạt lấy nước cờ mang lại nhiều lợi lớn. Đương nhiên thật dễ dàng vứt bỏ ba viên để đổi lấy mười viên, nhưng quả rất khó khăn từ bỏ mười viên để đổi lấy mười một viên. Ai ai cũng sẵn sàng chọn nước cờ có lợi cho dù được hơn một viên, nhưng đến lúc phải hy sinh mười viên tất sẽ trở nên lưỡng lự vì không biết có thể lấy lại được nhiều viên như thế không. Nếu chúng ta lưỡng lự từ bỏ những gì hiện có, đồng thời lại mong muốn đoạt lấy những gì người phía bên kia đang giữ, chắc chắn sẽ không lấy được gì mà còn có cơ mất hết.


Có người sinh sống ở Kinh Đô một hôm có việc gấp phải đi về ngọn núi phía đông, sắp sửa gần đến nơi trong đầu nẩy ra ý tưởng nếu đi về ngọn núi phía tây chắc sẽ thu hoạch được nhiều lợi hơn. Trong trường hợp này ông ta có thể sẽ quay đầu lại để đi về hướng tây, nhưng ông ta suy đi nghĩ lại:” Đã gần đến nơi rồi, cần phải lo công việc đã toan tính từ trước cho xong đã, còn ngày cho công việc về ngọn núi phía tây chưa dự định gì cả, để về nhà rồi tính lại”. Vì thế giáo lý nhà Phật có dạy một phút không định sẽ đưa đến tình trạng lừng chừng cả đời(1). Đây cả là điều đáng lo ngại.


Nếu đã quyết tâm làm điều gì thì tất không nên nhụt chí do vì thất bại của các việc khác. Việc lớn không thể thành nếu không hy sinh những việc nhỏ.


Một lần trước đám đông có người kể chuyện:


“Có người gọi masuho no susuki, còn người khác gọi là masoho no susuki (2). Riêng chỉ có Thánh nhân Watanabe biết được bí mật về cách gọi này.


Đứng trong đám đông và nghe được câu chuyện trên, nhà sư Toren (3) mới nói (lúc đó trời còn đang mưa) :


“ Không biết có ai có thể cho tôi mượn áo mưa và cây dù được không? Tôi dự tính ghé thăm Thánh nhân Watanabe để tìm hiểu về susuki “.


Mọi người mới nói :


“Thầy đừng quá vội, đợi trời mưa tạnh hãy hay”.


Nhà Sư trả lời :


“Các người nói điều chi kỳ lạ vậy. Chẳng lẽ cuộc đời con người phải đợi cho lúc trời quang mưa tạnh hay sao? Giả như ngay lúc này tôi chết hoặc như thánh nhân qua đời thì làm sao tôi có thể hỏi han gì được?”


Nói xong nhà Sư vội vã ra đi để tìm hiểu và được chỉ giáo về ý nghĩa cách gọi. Hành động này gây một ấn tượng sâu sắc khó quên.


Trong sách luận ngữ có câu :” Biến báo nhanh nhẹn tất sẽ thành công (4)”. Cũng như nhà sư Toren náo nức học hỏi về chữ susuki, chúng ta không nên chần chừ bỏ lỡ nhân duyên lớn tìm hiểu về Phật đạo.

 


Chú Thích:


(1) Nguyên văn câu này là:”Nhất thời giải đãi tức nhất sinh giải đãi”.

(2) Susukì là một loại cỏ ngoài đồng ruộng.

Masuho no susuki có nghĩa ám chỉ ngọn cỏ susuki như cánh lông chim có chiều dài một gan bàn tay. Masoho no susuki ám chỉ susuki như một bó lông chim. Người có khả năng điều đạt tính chất ý nghĩa khác biệt phải rất thành thạo về thi văn nghệ thuật văn chương. Ở đây muốn nói sự nhanh nhẹn của nhà sư Toren.

(3) Toren (Đăng Liêm) cũng là một nhà thơ nổi tiếng để lại vài tác phẩm, không rõ về ngày sinh tháng đẻ ông ta.

 (4) Trích ý từ quyển 7 chương 6 trong Luận Ngữ. “Tắc nhân nhậm yên mẫn tức hữu công”

 

 


Đoạn thứ 189: Việc nào đó trong ngày hôm nay


 

Có những lúc dự định muốn làm việc nào đó trong ngày hôm nay, đùng một cái những việc bất ngờ khác xảy đến chiếm hết tất cả thời giờ, hoặc có người mong đợi nhưng không đến được, còn người không chờ đợi lại lò mò đến. Có nhiều việc đặt nhiều hy vọng lại không đi đến đâu, còn những việc không mong đợi gì thì lại đạt thành quả. Có những cái nghĩ là phiền toái thì nó lại đi một cách trôi chảy, còn những cái tưởng dễ dàng thì lại hoá ra khó khăn chật vật. Trong đời sống hằng ngày có những việc xảy ra không như điều mong đợi, giống như chỉ xảy ra trong suốt một năm thôi mà chúng ta cảm như thật sự cả đời người.


Nếu như cho rằng mọi việc sẽ đi ngược lại điều chúng ta mong đợi thì sẽ tự nhiên khám phá ra rằng thỉnh thoảng có vài việc không đi ngược lại sự kỳ vọng. Chính vì thế thật sự khó khăn để quy định về mọi vật. Do đó chúng ta phải giác ngộ chân lý rằng tất cả đều không có gì là tuyệt đối .

 

 


Đoạn thứ 190: Người gọi là vợ


 

Đàn ông đừng nên có vợ. Khi nghe người nào đó nói :


“Hãy còn sống độc thân một mình”, trong lòng thông cảm sâu xa. Hoặc khi nghe ai đó nói:


“Anh ta về làm rể cho gia đình nào đó”, hay là :” Anh chàng đó dẫn con bé đó về nhà sống chung với nhau “, tự nhiên trong lòng có cảm giác xem nhẹ người đó. Không những thế thiên hạ còn xầm xì bàn tán suy luận, nếu như người con gái không có gì đặc sắc thì họ nói :


“Anh đó bắt cô gái đó về nhà”, còn người con gái có vẻ duyên dáng thì họ lại nói:” Hắn ta mê cô ấy quá , chăm lo như bà Phật sống”. Người đàn bà quá tỉ mỉ chi li làm những công việc trong nhà cũng làm cho khó thở, quá chăm sóc nuông chiều con cái cũng không phải điều tốt.


Khi người chồng qua đời người vợ xuất giá đi tu trở thành ni sư già nua theo năm tháng trông thật buồn thảm. Không biết người đàn bà đẹp xấu ra sao nhưng nếu cứ gặp nhau từ sáng đến tối ngày này qua ngày khác cũng tạo nên sự bực tức khó chịu. Dù không còn được người chồng yêu thương đi nữa vẫn không thể ly dị được với nhau, chắc sẽ đưa đến tình cảnh cơm không lành canh không ngọt. Để cho sự quan hệ giữa đàn ông và đàn bà được lâu bền, cách hay nhất là mỗi người sống một nơi, thỉnh thoảng gặp nhau ở lại một vài ngày, và như vậy có lẽ còn giữ được với nhau tình cảm nguyên thủy.

 


 

Đoạn thứ 191: Màn đêm buông xuống


 

Tôi cảm thấy thương hại cho người nào nói rằng màn đêm che lấp đi cái đẹp của vạn vật. Duy chỉ về đêm mới cho thấy màu sắc, đồ trang sức và mỹ thuật mọi vật. Ban ngày nên mặc quần áo đơn sơ không màu mè, nhưng về đêm những bộ quần áo với màu sắc trông thật hấp dẫn. Điều này cũng đúng với dáng vẻ con người, dưới ánh đèn làm khuôn mặt đẹp trở nên đẹp hơn, và tiếng nói vang trong đêm tối tạo giọng nói khác hẳn bình thường. Tất cả gây cảm giác lạ. Mùi nước hoa và điệu nhạc về đêm thì thật là tuyệt. Thật là thích thú khi vào những buổi tối bình thường trờì đã về khuya có người mặc quần áo chỉnh tề, quý phái ghé lại thăm. Những người trẻ thường hay để ý đến người khác, luôn luôn muốn nổi bật mặc quần áo thật đẹp không phân biệt ngày hay đêm, lúc bình thường hay lúc trịnh trọng. Có cái gì vui vui khi thấy người đàn ông phong nhã sửa lại mái tóc cho thẳng khi trời về tối, hoặc người đàn bà lén ra ngoài với tấm gương trong tay điểm lại phấn son trên mặt rồi trở về chỗ cũ.

 

 


Đoạn thứ 192: Phật, Thánh

 


Nên thăm viếng cảnh chùa, đền vào buổi tối, lúc ít người lai vãng.

 

 

 

 Đoạn thứ 193: Người thiếu hiểu biết

 


Người thiếu hiểu biết thường hay phán đoán về người khác và thực sự cho rằng họ biết nhiều hơn mọi người, điều đó hoàn toàn sai.


Thật là một sai lầm lớn, như người không thông minh chỉ biết chơi cờ vây, khi gặp người tài giỏi nhưng không giỏi về cờ vây bèn quyết xác rằng người này không có khả năng đọ sức với mình; và cũng như người chuyên môn một lãnh vực nào đó thường xem thường ngưòi khác thiếu kiến thức về ngành của mình, và kết luận là không ai hơn được họ. Cũng như nhà Sư chuyên tu học về giáo lý nhưng không thực hành gặp nhà Sư chuyên tu tọa thiền ít học về giáo lý, cả hai ngồi xuống phán xét lẫn nhau và cho rằng người kia không bằng mình. Cả hai đều không đúng. Không nên phán định phải, trái phê bình những gì ngoài phạm vi chuyên môn của chính mình.

 

 


Đoạn thứ 194: Người thông đạt


 

Người thông hiểu đạo lý của mọi sự vật khó thể nhầm lẫn khi quan sát về tính tình con người.


Có những người chuyên tạo chuyện ngụy trá để lừa bịp thiên hạ, có người thực thà tin vào lời nói đó và bị mắc mưu; có người không chỉ tin vào lời nói dối trá đó mà còn thêm thắt, thổi cho nó to ra. Lại có người hoàn toàn không để tâm vào những lời nói đó. Nhưng cũng có người hơi nghi ngờ, không chắc về câu chuyện, không hẳn là tin và cũng không hẳn không tin. Có người cho rằng không thể có sự dối trá được dù vậy họ cũng không dám bảo đó là sự thực, và chỉ người nào nói điều đó ra mới có ý nghĩ đó. Có người đưa ra mọi điều suy luận gật gà gật gù, mỉm cười ra vẻ tâm đắc hiểu rõ mọi chuyện nhưng thật ra không hiểu gì hết. Có người cố chứng minh đó là sự thật và nói :


“Tôi đoan chắc chuyện đó đã xẩy ra”.

Nhưng lại ngập ngừng e ngại điều suy luận của mình có thể sai.


Có người vỗ tay cười ha hả và nói :


“Những câu chuyện ba xạo này chẳng có gì là lạ”.


Có người biết rõ câu chuyện nhưng không nói ra điều mình biết, giữ thái độ thản nhiên làm ra vẻ không biết gì hết. Cuối cùng có ngưới biết rõ từ đầu ý định của người đặt chuyện nói dối nhưng không phủ nhận họ, ngược lại còn đồng tình với người kia đặt điều và hợp lực với họ.


Những thái độ, lời nói khuôn mặt của những kẻ nói dối tạo ra một cách ngu xuẩn không thể nào qua mặt được những người có hiểu biết. Lại càng không thể nào qua mặt được bậc chân tu giác ngộ thông đạt đạo lý vì họ xem đó là sự mê muội ngu tối của (chúng sinh) con người, giống như sinh vật di động trong lòng bàn tay. Theo giáo lý nhà Phật để hướng dẫn chúng sinh phải tùy duyên tùy phương tiện không thể đồng hóa xem nhẹ những lời nói ngụy trá để lừa bịp con người.

 

 


Đoạn thứ 195: Có một người

 


Có người đang lữ hành trên con đường koga (1) chợt thấy người đàn ông mặc kosode và oguchi (2) tay nhúng tượng Phật Địa Tạng (jizo) bằng gỗ vào trong nước cánh đồng ruộng và cẩn thận chùi rửa. Trong khi người lữ khách còn đang phân vân tự hỏi khi thấy hai ba người trong bộ kariginu (3) xuất hiện và la lên:

“Ông ta đây rồi”, và kéo mang ông này đi. Người đàn ông đó là Koga Quan Nội Chính Đại Thần (4) là một nhân vật rất được mọi người kính nể.

 


Chú Thích


(1) Koga là con đường thẳng nối liền Oyamazaki, thuộc phía Tây Kyoto.

(2) Kosude là loại kimono tay ngắn, oguchi là loại áo mặc ngoài thường được dùng trong buổi trình diển về kịch No. Ý nói người mặc loại quần áo này không phải người dân ở ngoài đồng ruộng.

(3) Kariginu là loại quần áo thường mặc trong giới quý tộc.

(4) Minamoto No Michimoto (1240-1308) nhậm chức Nội Chính Đại Thần vào năm 1282?

 

 


Đoạn thứ 196: Thần kiệu ở chùa Todai


 

Khi thần kiệu (mikoshi) của chùa Todai (1) được thành phần quý tộc thuộc dòng họ Minamoto triệu thỉnh từ cung Wakayama ở chùa Toji trở về, đi mở đầu là Koga Quan Nội Đại Thần, tiếp đến Đại Tướng Hữu Cận Vệ dẫn cả đoàn đi theo, Thủ Tướng vùng Tsuchimi Kado (2) mới hỏi :


“Ông thấy có phải đúng nghi lễ có đoàn mở đường đi trước Thần kiệu hay không?”


Quan Nội Đại Thần trả li:”Tôi là quan võ công việc của tôi là lo bảo vệ và giữ gìn trật tự” 

 


Về sau này Koga có nêu lên:


“Quan Tể Tướng đọc Hokuzansho (Bắc Sơn Sao) nhưng không biết quan niệm ở Seikyu (3). Công việc mở đường đi qua Thần cung là đúng lễ nghi, vì để tránh những ác quỷ, ác thần bám theo”.


 

Chú thích:


(1) Chùa Todaiji là tổng bản sơn của Hoa Nghiêm Tông ở vùng Nara.

(2) Minamoto no Sadazane (1241-1306) lên làm Tể Tướng vào năm 1301.

(3) Hokuzansho (Bắc Sơn Sao) do Fujiwara no Kinto biên khảo về nghi lễ trong triều đình, có đề cập việc đoàn tùy tùng có nên đi theo khi đi qua trước Thần cung hay không. Trong khi đó ở sách Seikyu được viết vào triều đại Heian cho là không có vấn đề gì cả.

 

 


Đoạn thứ 197: Giới tăng lữ ở các chùa

 


Danh từõ “định ngạch” không phải chỉ dùng cho thành phần tăng lữ ở trong các chùa mà còn dùng cho các nữ quan phục dịch. Điều này được ghi trong sách Engishiki (2), định số điều được thông báo cho tất cả mọi nhân viên cấp dưới.


 

Chú Thích:


(1) Jogaku : Bắt đầu từ thời kỳ Heian, triều đình đều quy định số tăng lữ nhất định ở các chùa, tu viện theo nhân số để nhận bổng lộc trợ cấp, số tăng lữ hạn chế theo con số đã đề ra gọi là “định ngạch tăng”

(2) Engishuki là bộ sách gồm 50 chương ghi lại tất cả lễ nghi, hành chánh, thủ tục, tòa án vào năm 927.

 


 

Đoạn thứ 198: Tuyên dương công trạng


 

Không chỉ tuyên dương công trạng ông quan hạng hai mà còn tuyên dưong ông quan hạng thứ bốn. Điều này được ghi trong “Chính sử yếu lược “(1).

 


Chú Thích


(1) Seiji Yoryaku quyển sách ghi lại cơ chế luật pháp, hoàn tất vào năm 1010 do Bác sĩ Koremune Masasuke.

 


 

Đoạn thứ 199: Pháp ấn Gyosen

 


Pháp ấn Gyosen tu ở Yokawa (1) nói rằng “õ Trung quốc là quốc gia theo âm giai lữ (2) không theo âm giai luật. Trong khi đó Nhật Bản là nước theo âm giai luật, không theo âm giai lữ”.

 


Chú Thích


(1) Yokawa là một trong ba bảo tháp ở chùa Enryaku trên núi Hieizan thuộc Tông Thiên Thai dành cho bậc cao tăng tu hành.

Ryo (lữ) một âm giai cốt cán trong âm nhạc Trung quốc, có sự khác biệt giữa âm giai lữ và âm giai luật. Thật ra cả hai đều dùng ở Nhật Bản, riêng âm giai luật chủ yếu được dùng trong khi đọc kinh hay xướng danh hiệu Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hoa Súng