- Phần Mười

04 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 7973)



Đoạn thứ 148: Người trên 40 tuổi

 


Người trên bốn mươi tuổi đang nhận cách đốt lá ngải khắp toàn thân để chữa trị, riêng hai huyệt đầu gối chưa đắp lá ngãi, rất dễ bị chóng mặt, xây xẩm nên dùng lá thuốc đã hâm nóng chêm vào hai nơi này ngay.

 


 

Đoạn thứ 149: Sừng con dê


 

Đừng bao giờ nhặt sừng dê để lên mũi ngửi, vì có loại vi trùng thật nhỏ bò vào trong mũi sẽ làm hư bộ phận não bộ.


 

Chú thích:


(1) Vào tháng đầu mùa hè dê con đổi sừng, rụng sừng cũ để mọc ra sừng mới.

 


 

Đoạn thứ 150: Người theo đuổi nghệ thuật


 

Người muốn theo đuổi bộ môn nghệ thuật nào đó thường hay nói:”Trong khi còn đang học nghề, không phải vội vàng nói cho mọi người biết, nên âm thầm học hỏi cho đến khi thật thành thạo sẽ ra trình diễn trước mọi người”. Thật là thâm trầm sâu sắc, tuy vậy những người nói như thế ít khi học cái gì ra hồn.


Với những người còn đang tập sự cần phải học hỏi từ người chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, cho dù bị châm biếm chế nhạo vẫn không cảm thấy xấu hổ, kiên tâm trì chí nỗ lực luyện tập, người như vậy cho dù không phải bẩm sinh thiên tài đi nữa, họ tất sẽ không làm cẩu thả hay thiếu tính liên tục, qua năm tháng họ sẽ vượt trội hơn người tài giỏi nhưng thiếu tập luyện, cuối cùng sẽ đạt đến vị trí cao nhất và sẽ được mọi người công nhận về tài năng cũng như nhân cách.


Những người nổi danh đệ nhất về nghệ thuật trong thiên hạ, thường thường lúc đầu là người tầm thường không giỏi lắm, vả lại cũng hay e thẹn. Thế mà chuyên tâm theo đuổi nghệ thuật, theo đúng phương pháp chứ không làm một cách tùy tiện, tùy hứng, phóng túng, nay họ trở thành danh sư của mọi người.


Đây là chân lý cho mọi bộ môn nghệ thuật.

 


 

Đoạn thứ 151: Có người nói rằng


 

Có câu nói rằng người đã năm mươi tuổi mà chưa nổi danh bất cứ bộ môn nghệ thuật nào thì nên về vườn là hay hơn hết, vì đến tuổi này không còn triển vọng luyện tập để trở thành tinh thông, không có ai cười chế nhạo người già cả, nhưng thật không thích hợp cho họ khi phải giao tiếp với những người không cùng trang lứa.


Cách hay nhất là người già nên sống thảnh thơi, nhàn hạ và từ bỏ những công việc có tính cách thế tục. Quả là ngu ngốc nếu suốt cả đời làm việc lúc nào cũng canh cánh trong lòng những lo toan thế gian. Nếu còn muốn tìm hiểu thì cũng nên học hỏi nhưng khi đã hiểu nắm được nguyên tắc, thỏa mãn tính tò mò rồi thiø cũng nên ngừng lại. Tốt nhất là đừng nên có ý muốn đó ngay từ lúc đầu.

 

 


Đoạn thứ 152: Thượng nhân Jonen


 

Thượng nhân Jonen(1) ở chùa Saidaiji lưng thì còng, lông mày thì trắng như tuyết toát ra vẻ con người rất đạo đức, khi Thượng Nhân đến viếng thăm Hoàng cung quan đại thần Saionji phải thốt lên lời hết sức thành kính :


”Khí sắc ngài thật là tiên phong đạo cốt”


Quan Sukemoto(2) nghe thấy thế mới nói vào:”Chỉ là một ông cụ già”. Vài ngày sau Sukemoto cùng người hầu cận dẫn theo con chó già gày gò lông chỗ có chỗ không để tặng quan đại thần và ông ta nói: ”Con chó này trông có vẻ đạo mạo thì phải”.


Chú thích:


(1) Jonen (Tịnh Nhiên 1252-1331) là trưởng lão trong luật tông, tu ở chùa Saidaiji thuộc vùng Nara.

(2) Hino Sukemoto (1290-1332) vì tội âm mưu phản loạn chống lại Kamakura Mạc Phủ bị lưu đày ra đảo Sado, và sau bị hành quyết tại đây.

 

 


Đoạn thứ 153: Ông quan Tamekame


 

Quan Đại Nạp Ngôn kiêm tu sĩ Tamekame(1) khi bị bắt và dẫn độ về Rokuhara(2) có rất nhiều lính hộ vệ bao bọc xung quanh, quan Sukemoto thấy cảnh tượng này gần vùng Ichijo mới thốt lên:” Thật phải ghen tức với ông này, đây là giây phút đáng nhớ nhất trong đời người!”(3)

 


Chú thích:


(1) Tamekane (Vi Khiêm 1254-1332) là thi nhân, năm 38 tuổi làm quan Đại Nạp Ngôn, năm 45 tuổi bị lưu đày ra đảo Sado, và năm 57 tuổi được lên làm tể tướng trong triều, năm 60 tuổi đi tu, năm 62 tuổi lại bị bắùt và đày ra đảo Sado, mất năm 79 tuổi.

(2) Rokuhara là tên địa danh một vùng ở Kyoto.

(3) Ở đây Sukemoto có ý muốn nói ngày cuối cùng của đời người mà được trang trọng như vậy thì thật là tuyệt diệu, không biết khi ông ta chết có được như thế không. 

 

 


Đoạn thứ 154: Trước cổng chùa Toji


 

Có một lần ông quan Sukemoto đang đứng trú mưa trước cổng chùa Toji(1), thì thấy đám người ăn mày tàn tật đang tụ tập lại, thân thể họ không còn nguyên vẹn người cụt chân, kẻ cụt tay, người lưng thì gù chân đi khập khiễng, nhìn cảnh tượng những con người với hình thù kỳ quái, Sukemoto tự nhủ trong lòng:” mỗi người mỗi vẻ khác thường cần phải được chăm sóc”. Nhưng càng quan sát càng để ý, những cảm giác thích thú ban đầu biến mất để thay vào đó hình ảnh xấu xí, ghê tởm, khi đó ông ta lại nghĩ rằng:” Cái tốt đẹp nhất là những gì bình thường không lạ đời”. 


Sau đó về đến nhà nhìn những loại cây kiểng thường ngày ông rất ưa thích ngắm nhìn uốn nắn thành hình thù đặc biệt làm ông liên tưởng hình ảnh người tàn tật khíến niềm vui thích về cây kiểng tan biến mất, và rồi ông ta lấy tất cả cây kiểng ra khỏi chậu đem vứt đi. Có thể thông cảm với tâm tư ông ta.


 

Chú thích:


(1) Toji (Đông Tự) là ngôi chùa rất lớn ở Kyoto, được xem như đại bản sơn trường phái Cổ Nghĩa Chân Ngôn Tông, chùa còn có tên là Kim Quang Minh Từ Thiên Vương Giáo Vương Hộ Quốc.


 

 

Đoạn thứ 155: Người chạy theo thăng trầm cuộc đời


 

Người muốn chạy theo thời vận thế gian, trước hết cần phải nắm vững thời cơ, những điều nói ra không đúng lúc sẽ làm chướng tai người nghe, gây tổn thương tình cảm, không đạt được mục đích. Vì thế cần phải hiểu rõ tình thế, biết bắt chụp mọi cơ hội đưa đến.


Tuy nhiên những khi ốm đau, sinh con, người thân qua đời là những cái không can hệ gì đến thời vận, nó vẫn tiếp tục xảy đến cho dù gặp thời hay không gặp thời. Một chân lý muôn đời mọi vật sinh ra, trưởng thành, thay đổi, mất đi liên tục vận chuyển – tương tự như khí thế cuồn cuộn tuôn chảy về phía trước không bao giờ ngừng của dòng sông. Do đó nhìn từ mặt đời hay đạo đi nữa đừng nên bảo đó là thành quả do thời vận, cho dù cố tình chuẩn bị làm cái này cái nọ đi nữa cũng không cản ngăn kết quả mang đến.


Không phải chỉ xuân qua hạ đến, hạ qua thu lại, vì ngay trong mùa xuân đang hàm chứa cho mùa hè, ngay trong mùa hè khí thu đã đang từ từ tràn vào, và trong cái lành lạnh mùa thu sẽ mang đến cái lạnh mùa đông. Vào tháng thứ mười(1) trong năm khí trời với tiết xuân, cỏ trở lên xanh, cây mai bắt đầu ra nụ. Ngay cả việc lá cây rụng đi nữa, lá rụng không phải chỉ để chuẩn bị ra lá mới là bởi vì nó không thể cưỡng lại sức mầm non từ bên trong đang hình thành. Ngoài ra đằng sau việc chờ đợi lá rụng nó đang tiềm ẩn sức sống mới, sinh khí mới đang chờ đợi lúc thay đổi, và quá trình thay đổi đến rất nhanh.


Trong khi đó quá trình từ lúc sinh ra cho đến khi già yếu, từ lúc bệnh đến khi chết xảy ra cũng nhanh không ngờ. Bốn mùa là trật tự thiênï nhiên đã được quy định sẵn, nhưng giây phút lâm chung không chờ đợi bất cứ ai, cái chết không hẳn là sẽ đến từ đằng trước, mà có thể đến từ đằng sau. Mọi người đều biết cái chết đến bất cứ lúc nào, nhưng không ai ngờ rằng nó đến nhanh như thế, nó giống như những đợt sóng ngầm xem như yên lặng ngoài biển khơi, đột nhiên tràn ngập vào bờ.


 

Chú thích:


(1) Theo âm lịch tháng thứ mười trong năm còn được gọi là tiểu xuân, vì khí trời trở nên ấm lại vào tháng này.

 


 

Đoạn thứ 156: Đại yến tiệc cho các quan


 

Mượn chỗ thích đáng để tổ chức đại yến tiệc ăn mừng các quan đại thần được bổ nhiệm là việc bình thường.


Bữa tiệc chúc mừng quan tả đại thần Uji được cử hành ở điện Tosanjo (Đông Tam Điều), nguyên là nơi cư ngụ của Thiên Hoàng, do các quan đại thần thỉnh cầu nên Thiên Hoàng phải tạm dời sang chỗ khác, và đây cũng là tục lệ hằng năm, không có lý gì để mượn chỗ ở của mẹ Thiên hoàng.

 


 

Đoạn thứ 157: Cầm bút lên viết

 


Cảm giác tự nhiên của con người khi cầm bút lên là muốn viết điều gì đó, cũng như khi cầm nhạc khí trên tay là trong lòng muốn khẩy vài điệp khúc, y như có ly rượu trong tay bèn nẩy ý muốn uống rượu sake, hay như lúc tay cầm hòn lúc lắc lại muốn chơi cờ mamagodate. Tương tự tâm con người cũng biến chuyển thay đổi khi tiếp xúc với các hiện tượng bên ngoài(1), vì thế con người nên tránh xa cuộc vui chơi không lành mạnh.


Đôi lúc tình cờ đọc lướt qua một câu trong giáo lý Phật pháp, tự nhiên trong lòng muốn tìm hiểu thêm về đoạn viết trước và đoạn viết sau câu văn đó; Đột nhiên trong giây phút nào đó những lời chỉ dạy làm bừng tỉnh những lỗi lầm phạm phải trong bao nhiêu năm. Giả dụ nếu không có giây phút tình cờ đọc được lời dạy trong kinh sách, liệu rằng người đó có thể nhận ra lỗi lầm đã gây ra chăng? Điều này nói lên cái lợi ích do những tiếp xúc tình cờ mang đến, ngay chính người không có đức tin đi nữa tay cầm tràng hạt, đọc kinh trước Phật đài, tự nguyện tu dưỡng thân, khẩu, ý để gây nghiệp lành. Nếu như tâm không được yên, chịu khó ngồi tọa thiền trên bàn tọa đệm bằng dây thừng sẽ mất đi tạp niệm, tâm trở nên tĩnh lại cho dù bản thân người đó không hay biết.


Bản chất và hiện tượng không phải là hai trạng thái khác nhau mà nó là một(2); Có nghĩa hình tướng bên ngoài như thân, khẩu, ý không đi ngược lại với đạo lý chứng tỏ người đó đã thực chứng chân lý bên trong chính mình. Đây là một chân lý không thể không tin được, nên thành tâm trân trọng gìn giữ lời dạy này.


Chú thích:


(1) Câu này trích dẫn từ quyển thứ nhất trong “Ma-ha-chỉ-quán”; Đó là “Tâm bất khởi cô, tất duyên thác”

(2) Câu này diễn tả ý từ câu “Sự lý bất nhị”. 

 


 

Đoạn thứ 158: Phần còn sót lại trong chén rượu


 

Có người quý phái hỏi tôi một cách trịnh trọng:” Ông hiểu thế nào về ý nghĩa vứt đổ đi phần rượu còn sót lại trong chén rượu sau khi uống?


Tôi bèn trả lời:”Đó là gyodo(1) có nghĩa phần còn đọng lại trong chén rượu”.


Nhưng ông ta trả lời lại:”Không phải có nghĩa như thế, gyodo ở đây có nghĩa dùng phần rượu còn sót lại trong chén để tráng chỗ người vừa đặt miệng uống xong”.


 

Chú thích:


 (1)Trong cuộc đàm thoại cho thấy hai người đang cố gắng giải thích chữ gyodo, tuy cùng âm nhưng cách viết khác nhau. Theo Kenko chữ gyodo kết bởi hai chữ “đương” và “nghi”, còn người kia cho rằng gyodo là do hai chữ “ngư” và đạo” kết thành.

 

 


Đoạn thứ 159: Chữ minamusubi

 


Có nhà trí thức cho rằng :”Minamusubi(1) là danh từ để gọi những nút kết lại với nhau giống như hình con sò “mina”, còn gọi ninamusubi là sai.


 

Chú thích:


(1) Musubi: có nghĩa là nối lại, kết lại, còn Mina là tên gọi một loại sò ở ngoài biển. 

 

 


Đoạn thứ 160: Treo tấm bảng ngoài cửa


 

Hình như cách gọi “đóng vào” khi treo tấm bảng lên trên cổng ra vào không được chính xác cho lắm? Theo nhà sư Kadenokoji(1) là nhân vật đứng hàng thứ hai trong thiền tông hay dùng chữ “treo” tấm bảng. Hơn nữa cũng không đúng để nói “đóng khán đài để mọi người dự cuộc lễ”? vì người ta thường nói utsu(2) tấm màn che nắng che mưa. Cách nói đúng nhất là “dựng khán đài lên”, cũng như nói “đốt goma(3) là không đúng cách, mà phải gọi rằng “hộ trì goma”. Tăng chánh Seiganji hay giảng:”Khi nói chữ gyobo (hành pháp) chữ bo đọc cao giọng không hay mà phải đọc xuống giọng trầm lại, dài ra thì mới đúng cách”. Đây là một vài thí dụ thường gặp hằng ngày.


 

Chú thích:


(1) Tên tục nhà sư là Fujiwara no Tsunetada (1247-1320), một nhà thư đạo nổi tiếng vào thời đại Kamakura, đi tu theo Thiền tông vào năm 1310.

(2) Chữ utsu nghĩa đen là đóng vào, vì ở đây cách dùng từ không được rõ nghĩa nên tạm dùng nguyên văn.

(3) Goma phát sinh từ tiếng phạm, dịch theo âm hán là “hộ ma”; Theo Chân Ngôn tông nghi lễ Goma được dùng trong đại lễ cầu nguyện vào đầu năm lập đàn đốt lửa, châm củi Goma, đọc tụng chân ngôn cầu nguyện quốc thái dân an, tiêu trừ tai họa.

 


 

Đoạn thứ 161: Hoa đào nở

 


 Người ta thường nói hoa đào mãn khai vào khoảng 150 ngày sau ngày “Đông chí”, hay đúng một tuần sau ngày thời gian giữa ngày và đêm bằng nhau còn được gọi là xuân phân, nhưng chính xác nhất là 75 ngày sau ngày lập xuân (1).


 

Chú thích:


(1) Những ngày này đều được tính theo âm lịch.

 

 


Đoạn thứ 162: Thầy sãi ở chùa Henjoji


 

Thầy sãi (1) ở chùa Henjoji (2) có thói quen cho chim ăn ngoài hồ nước, một hôm ông ta đem rải thức ăn từ ngoài hồ dẫn vào một phòng trong chùa nhưng để một cánh cửa phòng mở, đoàn chim bay theo đường tìm thức ăn vào trong phòng, thầy sãi cũng đi vào theo và đóng cửa phòng lại bắt và giết chúng.


Những chú tiểu cắt cỏ ngoài vườn nghe tiếng kêu ré vang trời, mới gọi báo người dân xung quanh chùa, dân làng ào tới đập cửa nhẩy vào bên trong thì họ thấy cảnh những con ngỗng trời bay quanh thầy sãi đập cánh kêu oang oác, còn ông ta đè chúng xuống vặn cổ giết chết. Dân làng mới hùa nhau lại bắt thầy sãi kéo ông ta từ chùa lên đồn cảnh sát, tại đây ông ta bị giữ trong tù cùng chung với những con chim bị giết quấn quanh cổ ông ta. Chuyện này xảy ra khi ấy quan Tể Tướng Mototoshi còn làm trưởng quan về an ninh.

 


Chú thích:


(1) Vào thời đó thầy sãi còn được gọi là Thừa Sai Pháp Sư.

(2) Chùa Henjoji (Biên Chiếu Tự) thuộc Chân Ngôn Tông ở Kyoto, trong khuôn viên có hồ nước rất lớn nằm ở phía tây.

 


 

Đoạn thứ 163: Chữ “Thái” trong kinh Dịch

 


Những người tin và hành động đúng theo đạo âm dương tranh luận về nét chấm phá có hoặc không có trong chữ “thái” của danh từ ghép “Thái xung”(1). Ông quan tu tại gia Morichika nói rằng:” Trong quyển sách về thuật chiêm tinh do tự tay Yoshihira(2) có ghi chú thích với lời ghi nhật ký của Thiên Hoàng để lại trong Hoàng cung, mà quan hầu cận Konoe còn giữ lại, chữ “Thái” được viết với dấu chấm phá”


 

Chú thích:


(1) Theo kinh dịch Thái xung (Taisho) là tháng thứ 9 theo âm lịch.

(2) Yoshihira là nhà chiêm tinh học thực hành theo thuyết âm dương.




Đoạn thứ 164: Khi người ta gặp gỡ nhau 


 

Trong thế gian này khi gặp gỡ nhau, người ta thườngï không bao giờ yên lặng được trong một giây phút mà phải nói điều gì. Nếu lắng tai nghe những mẩu chuyện đàm thoại thấy hầu hết là vô ý nghĩa, chẳng qua là chuyện thị phi thiên hạ lợi ít hại nhiều cho cả chính người nói lẫn người nghe, nhưng họ chẳng bao giờ nhận ra sự vô ích đó ngay trong khi nói chuyện.




Đoạn thứ 165: Người vùng Quan Đông

 


Thật chướng mắt khi những người thuộc những lãnh vực sinh hoạt, thói quen khác biệt trộn lẫn với nhau, chẳng hạn người vùng Quan đông (Kanto) lẫn lộn với người vùng Kinh đô (Kyoto), hoặc người vùng Kyoto đi về phía đông lập nghiệp, hoặc giả nhà tu đó theo hiển giáo(1) hay mật giáo(2) rời khỏi bản sơn để đi về chùa địa phương. 

 


Chú thích:


(1) Hiển giáo gồm có Thiên Thai tông, Pháp tướng tông, Tịnh độ tông, Thiền tông v.v.

(2) Mật giáo Nhật bản do ngài Kukai (Không Hải Đại Sư) mang từ Trung quốc về, sáng lập ra Chân Ngôn tông.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hoa Súng