- Phần Sáu

04 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 7807)



Đoạn thứ 92: Có người học cách bắn tên


 

Người mới tập học cách dùng cung để bắn tên vào mục tiêu, trong tay luôn cầm hai mũi tên được gọi là mũi tên giáp và mũi tên ất. Ông thầy dạy thường nhắn nhủ :”Người mới bắt đầu đừng cầm hai mũi tên, nó sẽ tạo tính ỷ lại, không cẩn thận (Vì trong bụng sẽ nghĩ rằng không trúng mũi tên thứ nhất thì vẫn còn cái thứ hai), mỗi lần dương cung bắn tên không nên nghĩ sẽ trúng hay hụt mà phải nghĩ rằng mũi tên này mang tính chất quyết định”. Không biết có người học trò nào chỉ có hai mũi tên trong tay mà bắn một cách cẩu thả trước mặt người thầy chăng. Cho dù chính người học trò không hay biết hoặc không cẩu thả đi nữa, người thầy chắc phải nhận biết. Lời cảnh cáo đúng cho mọi trường hợp.


Với người chí cầu tu học luôn luôn nỗ lực không ngừng, buổi sáng nghĩ đến việc phải làm phải học lúc ban tối, lúc ban tối nghĩ đến những gì phải làm phải học sáng ngày mai, không thể nảy sinh sự lười biếng cẩu thả ngay trong từng khoảng khắc, sát na. Vậy có gì quá khó khăn đâu mà không làm ngay trong giây phút này? 

 

 

 Đoạn thứ 93: Người bán bò


 

Có câu chuyện được kể lại như sau :” Có người muốn bán con bò và có người muốn mua bò đã đồng ý về giá cả hứa sẽ trả tiền, lấy con bò về vào ngày hôm sau. Trong đêm đó con bò ngã lăn ra chết, như vậy người mua có lợi, người bán sẽ chịu thiệt thòi”.


Khi ấy có người nghe câu chuyện đáp lại rằng :” Người chủ con bò chắc chắn chịu thiệt là một việc, nhưng ông ta cũng được nguồn lợi lớn. Các bạn thấy chăng, không sinh vật nào trên thế gian không bị cái chết đang đến gần, con bò là một thí dụ điển hình, con người chúng ta cũng vậy mà thôi. Con bò đột nhiên ngã lăn ra chết, và người chủ vẫn còn sống nhăn răng. Mỗi ngày trong đời sống quý giá hơn hàng vạn lượng vàng. Giá trị con bò nhẹ hơn chiếc lông chim. Người được cả vạn lượng vàng và chỉ mất một quan tiền thì làm sao gọi là lỗ được”. Khi người này vừa nói xong mọi người đều cười ồ lên và châm biếm:”Nếu nói như anh thì không chỉ riêng người chủ con bò mà tất cả mọi người ai nấy đều có lợi cả sao”.


 

Người này tiếp tục nói:” Con người thường ghét sự chết, ham sự sống. Nhưng làm thế nào có thể sống hạnh phúc nếu không có được niềm vui trong đời sống. Có nhiều người ngu quên mất đi niềm vui thực sự bên trong chính mình mà cứ lao tâm khổ nhọc đi tìm ở đâu đâu, quên đi cái kho tàng vô giá họ đang có, lao đầu vào hiểm nguy tranh giành với người khác, muôn đời không bao giờ thỏa mãn. Họ sống mỗi ngày tưởng rằng có hạnh phúc, nhưng khi cái chết gần kề thì lại lo sợ. Như vậy làm sao có được sự yêu thích đời sống trong hàng ngày hằng giờ?”


“Con người hầu hết sống một cuộc sống không có niềm vui không phải vì họ không sợ chết mà bởi vì họ đã quên đi cái chết đang lừng lững đi đến. Nếu như có ai không còn quan tâm đến cảnh giới của sự sống chết bên ngoài nữa thì người đó đã hiểu thấu đáo chân lý cuộc đời”. Khi nói đến đây mọi người lại cười ồ lên chế nhạo anh ta. 

 


 

Đoạn thứ 94: Quan Tể Tướng Tokiwai

 


Có một lần quan tể tướng Tokiwai (1) trên đường đi đến Hoàng Cung để dự việc triều chính có gặp võ sĩ hộ vệ Thiên Hoàng mang chiếu thư triều đình đến ông ta. Khi thấy quan Tể Tướng người võ sĩ lập tức xuống ngựa trân trọng trình chiếu thư. Sau đó quan Tể Tướng này tấu trình lại với Thiên Hoàng như sau :”Người võ sĩ của ngài xuống ngựa trình chiếu thư cho tôi, người như thế làm thế nào có thể phụng sự Thiên Hoàng được”.


Người võ sĩ về sau bị giải chức. Theo nghi lễ triều đình người võ sĩ phải ngồi trên lưng ngựa hai tay nâng trình chiếu thư cho người kia.

 


Chú thích:


(1) Tên thật là Saionji Sanenji (1194 – 1269) cũng vừa là một thi nhân để lại nhiều tác phẩm

 

 


Đoạn thứ 95: Cách xuyên sợi chỉ


 

Có một lần hỏi thăm vị quan chuyên trách về lễ nghi trong Hoàng Cung về cách xuyên sợi chỉ qua những vòng then ở phía trên nắp hộp để thắt nút lại cho an toàn. Ông quan trả lời như sau:” Có người bảo luồn sợi chỉ từ bên trái, người khác thì nói luồn sợi chỉ từ phía bên phải. Vì không có sự thống nhất trong cách làm, theo tôi phía nào cũng được cả. Vì những hộp chuyên để các văn thư sợi chỉ được thắt nút về phía tay mặt và mở nắp hộp về phía tay trái. Còn những hộp chuyên để những vật nhật dụng hằng ngày thì thắt nút phía tay trái và mở nắp hộp về phía tay mặt.

 

 


Đoạn thứ 96: Cỏ Menamomi


 

Có loài thảo mộc có tên gọi là Menamomi(1). Nếu người nào bị rắn có nọc độc cắn nên dùng loại cỏ này nghiền nát ra đắp lên trên vết thương tức khắc có hiệu quả. Cần phải học biết để nhìn ra loại cỏ này.


 

Chú thích (1): Menamomi tiếng Hán gọi là Thanh Minh Tịnh, cũng có người gọi là Yabutabaco, tiếng Anh gọi là Carpesium abrotanoides.

 

 


Đoạn thứ 97: Loài chuyên sống ăn bám

 


Có rất nhiều loài vật chuyên sống bám vào vật khác để rồi hủy hoại tàn phá ngay nơi nuôi dưỡng nó. Tương tự như những con ký sinh trùng trong cơ thể, chuột ở trong nhà, trộm cướp trong nước; những kẻ tiểu nhân chạy theo vật chất một cách say mê; Người quân tử thì trụ vào điều nhân nghĩa; Tăng lữ thì câu chấp vào giới luật(1).

 


Chú thích:


(1) Câu này Kenko lấy ý từ Thiên Biền Mẫu của Trang Tử, có ý muốn nói người gọi là Quân tử hay làm to lớn chuyện nhân nghĩa tự trói buộc họ trong lẽ phải trái không thể hành động gì được; Giới tăng tử cũng chấp trước vào giới luật, giáo lý thành ra xa rời quần chúng, con người thật chính họ. 




Đoạn thứ 98: Những lời chỉ dạy


 

Khi đọc quyển Ichigon Hodan (1) ghi lại những lời chỉ dạy các bậc cao tăng, còn nhớ những câu nói hợp với lòng mình như:

 

1. Khi trong lòng còn đang phân vân không biết có nên làm hay không nên làm, cách hay nhất là đừng nên làm.


2. Người luôn luôn lo về đời sau không đáng để có một giọt Miso(2). Không gì bằng luôn luôn tín tâm, đọc tụng kinh Phật.


3. Người thệ phát xuất gia đi tu là tốt nhất, sống một cuộc sống không cảm thấy túng thiếu, không thấy mất tự do mặc dù không có gì.


 4. Cách hay nhất người tu lâu năm nên khiêm nhường giống như người mới đi tu, người có học làm như người ngu, người giàu có nên sống như người nghèo, người tài trí thì hành động như kẻ ngu.


5. Điều cần thiết trước tiên cho người ước nguyện tìm sự giác ngộ trên đường Phật đạo là phải sống thanh tịnh, không quan tâm đến việc thế gian.


 

Còn nhiều điều khác nữa, nhưng không nhớ hết.

 

 

Chú thích:


  1. Ichigon Hodan : âm hán gọi là Nhất Ngôn Phương Đàm, Tập ngữ lục ghi lại 60 mươi điều lời dạy của các cao tăng thuộc Tịnh Độ Tông.

  2. Miso là một loại tương đã được nghiền nát, người Nhật thường dùng nấu canh.

 

 


Đoạn thứ 99: Tể Tướng Horikawa

 


Tể Tướng Horikawa con người hào hoa phong nhã, tiêu tiền như nước. Ông ta bổ nhiệm Công Tước Mototoshi người con trai vào chức vụ Trưởng Quan trông lo việc nghi lễ an ninh trong Hoàng Cung. Ngày người con trai nhậm chức tại công xá, người cha ra lệnh thay thế những giương bằng gỗ (kakahitsu) đựng y-phục, văn khố xấu xí bằng những giương mới trông đẹp hơn. Những giương cũ được truyền lại từ thời cổ đại cách đây mấy trăm năm, qua bao nhiêu đời không ai biết nguồn gốc nó từ đâu. Dù rằng sau khi trải qua bao triều đại có nhiều hư hỏng, chính vì thế càng có giá trị cần phải bảo tồn. Do đó các quan chức lo việc nghi lễ trong triều đưa ra ý kiến không nên coi nhẹ việc cải cách. Quan Tể Tướng Horikawa phải đình chỉ đề án trên.

 


Chú thích:


(1) Karahitsu: là một loại giương, thùng đựng đồ vật bằng gỗ thời xưa.

 

 


Đoạn thứ 100: Tể Tướng Koga


 

Có lần Tể Tướng Koga đang tiếp khách trong cung muốn uống nước, người nữ quan phục dịch mang chén nước bằng sành ra dâng lên, ông ta nói :” Hãy mang cho tôi ly bằng gỗ(1)” và ông ta dùng nó để uống nước.

 


Chú thích:


(1) Magari ở đây không rõ có phải là bằng gỗ hay không? Cũng có thể có nghĩa là chén rượu hay chén nước.

 


 

Đoạn thứ 101: Buổi lễ nhậm chức


 

Trong buổi lễ nhậm chức, người được bổ nhiệm Quan Đại Thần bộ hành trông lo công việc hành chánh, đăng đàn không mang theo chiếu lệnh của Thiên Hoàng phát ra từ Trung Vụ Tỉnh thuộc Hoàng Cung. Đây hành vi được coi thất lễ nghiêm trọng không thể chấp nhận được. Ông quan nhậm chức đã đăng đàn không thể bước xuống để lấy bản chiếu lệnh, ông ta tỏ vẻ lo lắng không biết làm sao. Lúc ấy Yasutsuma vị quan đứng hàng thứ 6 trong phủ Tể Tướng thấy thế vội nhờ nữ quan với khăn che mặt bí mật chuyển chiếu lệnh đến cho ông ta.


Thật là cách ứng xử nhanh trí.

 

 


Đoạn thứ 102: Quan Phụ Chánh Mitsuda

 


Quan Phụ Chánh chuyên lo về luật lệ Mitsutada, khi còn đảm nhận chức vụ Trung Nạp Ngôn trong triều đình có trách vụ về buổi lễ “Trừ Ma Quỷ” ở Hoàng Cung vào ngày cuối năm, có đến tham vấn Quan Hữu Đại Thần Toin về cách thức tổ chức buổi lễ. Ông ta nói rằng :” Hãy đến gặp Matagoro không ai có kinh nghiệm nhiều bằng ông này”. Matagoro là người vệ sĩ già trong Hoàng Cung rất rành rẽ tường tận mọi việc trong Triều đình. Có lần ông quan Konoe tổ chức buổi lễ sau khi đã mời các quan chức đến mà quên trải thảm. Lúc ấy Matagoro đang lo việc thắp đèn. mới rỉ tai ông ta mà nói :” Tôi nghĩ ông nên giải thảm trước khi mời họ đến”. Lời nhắc khéo khá tế nhị.

 


 

Đoạn thứ 103: Các vị ở Daigakuji


 

Có một lần các gia nhân, cận thần Thiên Hoàng đang chơi đố chữ ở khuôn viên Cung Daikakuji(1) có nhà y-sĩ Tadamori (2) đến nhập cuộc chơi. Cận thần Thiên Hoàng Kin Akira đưa ra câu đố: “ Cái gì giống như Tadamori mà không phải người Nhật”


Trong bọn có người trả lời:” Kara-heiji (3) (Bình rượu bằng kim thuộc)


Mọi người hợp lại cười ồ lên, riêng Tadamori giận dữ rút lui ra về.


 

Chú thích:


(1) Daikakuji: Đại Giác Tự nơi cư ngụ của Thượng Hoàng Go-Uda từ năm 1308 cho đến khi mất, chùa này thuộc Chân Ngôn Tông phái Cổ Nghĩa ở vùng Kyoto.

(2) Tamba Tadamori là thi nhân, học giả và cũng là y-sĩ, dòng dõi người Trung Hoa di dân sang Nhật Bản.

(3) Tadamori xuất thân vùng Iseheiji, Kara có nghĩa người đời Đường bên Trung Quốc.

 

 


Đoạn thứ 104: Căn nhà hoang vắng


 

Một đêm dưới ánh trăng mờ nhạt, có người đàn ông bí mật tìm đến thăm hỏi người đàn bà sống cô độc xa lánh mọi người buồn bã vì dường như người quản gia có việc phải đi xa. Con chó nghe tiếng chân người lạ sủa inh ỏi, người đàn bà giúp việc trong nhà vội bước ra và hỏi:

 

” Thưa, ai đó? Xin cho biết quý danh”. 

 

Sau vài câu trao đổi người giúp việc hướng dẫn người đàn ông đi thẳng vào bên trong nhà. Nhìn lướt qua khung cảnh, không khí căn nhà người đàn ông cảm thấy thương hại cho người đàn bà tự nhủ lòng làm sao có người có thể chịu đựng và sống trong tình cảnh như thế này. Người đàn ông đứng yên lặng chờ đợi trong giây lát trên sàn gỗ quá cũ kỹ, cho đến lúc người đàn bà dáng điệu nhẹ nhàng bước ra với giọng nói trẻ trung mềm mỏng:


”Xin mời vào”. 


Anh ta bước vào bên trong đi ngang qua cánh cửa hé mở chỉ đủ một người đi lọt.


Trang trí bên trong căn phòng không có vẻ gì ảm đạm, xuyên qua ánh sáng lung linh của ngọn đèn đủ để thấy vẻ đẹp mỹ lệ những vật dụng trang trí trong phòng, rõ ràng mùi hương tỏa ra cho thấy chủ nhà châm hương đã lâu không phải chỉ để đón khách tạo không khí rất thoải mái, nhẹ nhàng thanh thoát trong tâm hồn.

 

Có tiếng nói vọng ra:

 

”Hãy xem xét cửa ngoài cổng đã khóa kỹ chưa, vì có thể trời mưa. Hãy mang kiệu xe của khách để dưới cổng, và thu xếp phòng cho người tùy tùng có nơi nghỉ ngơi”.

 

Rồi nghe tiếng thì thào dường như thể để chỉ riêng người đối thoại có thể nghe được, vì căn phòng cũng nhỏ nên âm thanh vọng ra:


”Tối nay chúng mình có thể ngủ yên giấc”.


 

Sau đó người khách tiếp tục kể về những chuyện đã xảy ra một cách chi tiết từ khi gặp nhau lần cuối, dù trời hãy còn tối tiếng gà gáy báo hiệu canh nhất. Hai người thân mật trò chuyện việc quá khứ đã xảy ra và những dự định cho tương lai, thời gian thấm thoát trôi qua nhanh và tiếng gà gáy càng ngày càng lớn hơn, và liên tục khiến người khách tự nhủ như trời đã hừng sáng. Hơn nữa đây là nơi chốn không cần phải ra đi khi trời còn tối, không cần phải vội vã, đang trong khi còn chần chờ luyến tiếc, ánh sáng ban mai len qua khe cửa, chàng vội vã thì thầm lời yêu thương lần cuối, đứng dậy ra về để lại kỷ niệm khó quên. Đây là buổi ban mai của tháng năm Dương lịch tức tháng tư âm lịch những lá cây và đám cỏ trong vườn đều phủ một màu xanh tươi.


 

“Người ngày xưa đó” bây giờ nhớ lại hình ảnh duyên dáng thân yêu, mỗi lần đi qua căn nhà xưa chàng quay lại nhìn nó cho đến khi rặng cây quế của căn nhà biến mất dần khỏi tầm mắt.

 

 


Đoạn thứ 105: Khuất bóng đằng sau mái nhà

 


Đám tuyết nằm khuất bóng đằng sau mái nhà quay về hướng bắc chưa kịp tan nay đã đông cứng lại, và ngay cả những càng kiệu xe đặt ở góc nhà cũng bị bao phủ bởi lớp sương. Ánh sáng trăng ngày mới còn đang mờ mờ ảo ảo, bên hành lang ngôi đền bỏ hoang có bóng dáng người đàn ông ngồi sát bên cạnh người đàn bà không nhìn thấy rõ mặt đang trò chuyện với nhau. Không hiểu họ nói chuyện gì với nhau mà dường như có thể tiếp tục mãi mãi. Người đàn bà có nét duyên dáng dễ thương tỏa ra mùi thơm của nước hoa đặc biệt. Âm thanh giọng nói vang ra nghe tiếng được tiếng không khiến người ta tò mò muốn biết câu chuyện hai người đang thì thầm nói với nhau.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hoa Súng