- Phần Mười Bốn

05 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 8176)



Đoạn thứ 214: Vũ khúc Sofuren

 


Vũ khúc Sofuren (Tương Phu Luyến) không phù hợp với tựa đề có nghĩa người vợ thương nhớ chồng. Khởi đầu tên vũ khúc này là Sofuren (Tướng Phủ Liên) vì có cùng âm, cách đọc dễ tạo sự hiểu lầm, ra đời vào đời nhà Tần quan đại thần Wang Chiên (1) là người yêu thích và trồng hoa sen trong nhà, cũng từ đó dinh của quan đại thần có tên là “Phủ Liên”. Điệu nhạc này còn được gọi là Kaikotsu, tên vùng đất Qigurs thuộc Tây Vực, là quốc gia man di rất mạnh bạo. Sự thực những người man di này, sau khi hàng phục nhà Hán sang Trung Quốc đã trình diễn âm nhạc của đất nước họ.


 

Chú Thích:


 (1)Wang Chiên (Vương Kiện 452-510) Theo Nam Sử làm Tể Tướng dưới triều vua Vũ Đế và Cao Đế đưới đời nhà Tống và nhà Tề.

 

 


Đoạn thứ 215: Taira no Nobutoki Ason

 


Khi về già Taira no Nobutoki Ason (1) thường hay kể chuyện ngày xưa:


“Có một tối Quan Đại Thần kiêm Tu sĩ Saimiyoji (2) gọi tôi vào trong triều, tôi trả lời sẽ đi vào ngay nhưng vì không có bộ áo triều phục mới để mặc, trong khi còn đang phân vân lục lọi trong đám quần áo thì ông ta cho người gọi lần thứ hai và hỏi :


“Có phải ông không có Hitatare (2) để mặc phải không? .Trời tối rồi mặc cái gì cũng được, đến ngay đi.”


Tôi đi vào trong triều với bộ hitatare nhầu nát thường hay mặc trong nhà. Khi đến nơi Quan Đại Thần mang ra bình rượu, với vài cái ly bằng sành và giải thích :


“Uống rượu một mình thấy buồn mời ông đến làm bạn, tôi e rằng không còn gì để ăn, người trong nhà đã đi ngủ hết rồi, ông thử tìm xem còn có gì có thể ăn được chăng?”


Tôi đốt đèn và đi lục lọi tìm kiếm mọi góc phòng cuối cùng tìm thấy trên kệ trong nhà bếp một cái hũ đựng tương còn ít sót lại trong bình, và mang đến cho Quan Đại Thần và nói :


“Tôi tìm thấy được món này.”


Ông ta nói :


“Như thế là quá tốt rồi”


Và cảm thấy khoan khoái, cứ như thế nâng ly uống liên tục mấy chén.


Đó là câu chuyện ngày xửa ngày xưa.


 

Chú Thích


(1) Ông ta còn có tên là Osaragi Nobutoki (1238-1323) quan trấn thủ vùng Mutsu.

(2) Tên là Hojo Tokiyori (Bắc Điều Thừa Lại) làm quan trấn thủ vùng Sagami, đến năm 30 tuổi từ chức đi tu lấy pháp danh là dosu.

(3) Hitatare là bộ lễ phục các quan võ mặc khi vào trong triều đình.

 

 


Đoạn thứ 216: Tu sĩ kiêm quan Saimoji


 

Tu sĩ kiêm Quan Đại Thần Saimyoji nhân một chuyến đi hành hương tham bái Thần Xã Tsurugaoke có ghé thăm Tu sĩ kiêm Quan Đại Thần Ashikaga Yoshiuji (1) trước khi đến cũng đã gửi người đến thông báo chuyến viếng thăm. Những món ăn đem ra đãi ông ta tất cả gồm có:


Món gia vị thứ nhất là bào ngư để dùng với rượu, món thứ hai là tôm biển, và món thứ ba là bánh tráng miệng. Trong bửa ăn về phía gia chủ có chủ nhân, phu nhân và Tăng Chánh Ruyben (2).


Sau bữa ăn Saimyoji có nói :


“Đã lâu mong đợi ngày hôm nay có dịp xem hàng lụa hằng năm từ vùng Ashikaga gửi đến”.


Yoshiuji mới trả lời :


“Đã chuẩn bị sẳn sàng cho ông rồi đây.”

Ông ta mang ra tấm lụa dài khoảng 30 bộ màu sắc rực rỡ cho Saimyoji xem, tấm lụa này được dùng để may bộ kimono cho người nữ hầu cận, được dùng gửi để tặng đến tư thất sau đó.


Câu chuyện được một người đã chứng kiến việc này kể lại hiện đang còn sống.

 


Chú Thích:


(1) Ashikege Yoshiuji là quan đại thần thời kỳ Kamakura Mạc Phủ, con rể của Hojo Yasutoki, về sau xuất gia đi tu.

(2) Tăng Chánh Ryuben (Long Biện 1206-1283) là một tăng quan thi nhân, trách vụ trông coi thần xã Tsurugaoka.


 

 

Đoạn thứ 217: Có người trưởng giả nhà giàu

 


Có người Trưởng giả nhà rất giàu nói rằng:


“Đức tính đầu tiên của con người là phải nỗ lực tạo dựng tài sản của cải.


Thật là không đáng sống nếu để sống nghèo, chỉ có người giàu mới đáng được gọi là con người. Muốn gây dựng tài sản vật chất, trước hết là phải nuôi dưỡng một niềm tin. Niềm tin đó không gì khác hơn là tin ở sự lâu dài của đời người, không bao giờ trong từng giây phút nào nghĩ rằng cuộc đời này là vô thường. Đây là điểm quan trọng thứ nhất. Tiếp đến không bao giờ thỏa mãn bất cứ việc gì. Trong thế gian này con người có vô số ham muốn, cả chính mình lẫn tha nhân. Nếu con người có ý muốn thỏa mãn điều ham muốn, hoàn thành mọi ý định thì cho dù có cả triệu zeni (1) đi nữa cũng sẽ tiêu mất trong phút chốc. Sự ham muốn không bao giờ ngừng. Tài sản có lúc sẽ khô cạn. Không thể nào làm thỏa mãn sự ham muốn vô hạn bằng con người vật chất hữu hạn. Nếu trong lòng nẩy sinh những ham muốn, e ngại rằng những ác niệm này sẽ hủy hoại mình nên lập tức chận nó lại, và thận trọng xem chừng những đòi hỏi.


Tiếp đến nếu biết và dùng đồng tiền như người đầy tớ thì không bao giờ phải sống trong nghèo khổ. Nếu kính và sợ đồng tiền như Thần Thánh hay chủ tướng thì sẽ không xử dụng chúng phí phạm.


Tiếp đến, không bao giờ nổi giận hay oán hận khi bị xỉ nhục về vấn đề tiền bạc.


Tiếp đến phải thành thật và giữ đúng lời hứa.

 


Những người sống đúng theo đạo lý trong khi đi tìm lợi lộc thì sự giàu sang sẽ đến như lửa bắt cháy cánh đồng khô, cũng như nước trên đồi chảy xuống. Khi tài sản tích lũy vô cùng tận rồi, không say đắm trong thú vui nhục dục, tửu sắc, không màng đến việc trang hoàng nhà cửa, tâm hồn mãi mãi sống trong hòa bình an lạc, dù rằng mãi mãi không bao giờ thỏa điều ước nguyện.”

 


Thường thường con người đi tìm sự giàu sang là để đạt thành những ước nguyện, và đó là lý do tại sao đồng tiền quý, là vì nhờ nó mà lòng tham muốn được thỏa mản. Nhưng nếu con người ham muốn mà không thỏa mãn, có tiền mà không tiêu dùng thì có khác gì những người nghèo. Người đó còn có niềm vui thú gì? Theo những điều luật chỉ dạy thường khuyên ta hãy đoạn tuyệt với dục vọng, không còn buồn phiền với sự nghèo đói. Vậy thì thà đừng có tiền bạc còn hay hơn là chỉ biết vui thú trong sự thỏa mãn về thành công vật chất. Không khác gì tình trạng người bị bệnh mụn ngoài da lấy làm vui thích khi được rửa bằng nước, có cùng tâm trạng như khi không còn bệnh nữa. Ở trạng huống này không còn sự phân biệt giữa nghèo và giàu. Vào cảnh giới cao nhất thì người phàm phu cũng là Bồ Tát và Đại Dục tức là Vô Dục (2).


 

Chú Thích:


(1) Zeni: là loại đồng tiền Nhật ngày xưa, đúc bằng kim loại hình tròn, có ô vuông ở giữa.

(2) Trong giáo học Thiên Thai Tông, chia làm 6 giai đoạn, gồm có: Lý tức, Danh từ tức, Quán hành tức, Tương dĩ tức, Phân chân tức và Cứu cánh tức.

Theo đó Lý tức là giới phàm phu nghĩa là chúng sinh chưa thoát ra khỏi vô minh dù rằng có tiềm ẩn Phật tính trong người. Riêng Cứu cánh tức là cảnh giới cao nhất, đã thoát ra khỏi sự ngu mê, giác ngộ, tức là cảnh giới của Bồ Tát.

 


 

Đoạn thứ 218: Chồn là giống động vật


 

Chồn là giống động vật không chỉ lừa dối mà còn cắn người. Có người sĩ quan hầu cận chuyên lo công việc ngựa xe cho gia đình quý tộc ở cung Horikawa bị chồn cắn vào chân trong khi đang ngủ. Rồi một tối có thầy sãi đi qua chánh điện chùa Ninnaji bị ba con chồn nhảy chồm vào người và cắn ông ta. Vị thầy sãi này rút dao ra để phòng thân trong lúc đâm vào hai con chồn, một con ngã lăn ra chết còn hai con chạy mất. Vị thầy sãi này bị cắn nhiều nơi trên người, nhưng sinh mạng an toàn.

 

 

 

Đoạn thứ 219: Quan Trung Nạp Ngôn Shijo


 

Quan Trung Nạp ngôn Shijo(1) tuyên bố rằng:


“Tatsuki thật sự là nghệ sĩ tài hoa, cách đây không lâu ông ta có nói với tôi:


“Tài học còn thô thiển không dám dương oai diệu võ để khoe với Ngài một việc, tôi tự nhủ trong lòng lỗ thứ năm (ngũ)õ trong ống sáo (2) có vai trò đặc biệt gì. Vì trong ống sáo lỗ can (kan) phát ra âm điệu bình (hyo), còn lỗ thứ năm cho ra âm điệu hạ vô (shimomu), và giữa hai lỗ này tiết ra âm điệu thắng tuyệt (shozetsu). Lỗ thượng ở trên lỗ thứ năm tiết ra âm điệu song (so), tiếp đến lỗ tịch (saku) tiết ra âm điệu hoàng chung (oshiki) và giữa đó tiết ra âm điệu phù chung (fusho). Tiếp đến là lỗ trung tiết ra âm điệu bàn bộ (banshiki) giữa là lỗ trung và lỗ tịch, tiết ra âm điệu loan chung (rankei). Tiếp đến là giữa lỗ lục và lỗ trung tiết ra âm điệu thần tiên (shinoen). Do cung cách cấu trúc như thế giữa tất cả các lỗ điều giảm đi một âm giai, ngọai trừ giữa lỗ Ngũ và lỗ Thượng không tiết ra âm điệu nào cả. Đồng thời khoảng cách giữa các lỗ cũng bằng nhau làm cho lỗ Ngũ tiết ra âm điệu không êm tai. Đó là lý do người thổi sáo phải để miệng cách xa ống sáo. Nếu khoảng cách giữa miệng và ống sáo không đúng thì âm điệu sẽ không hòa hợp. Vì thế rất khó để tìm gặp người thổi cho đúng.”


Quả là sự quan sát và suy nghĩ sâu sắc. Người đi trước phải kính nể sự trưởng thành thế hệ đi sau.


Về sau Kagemochi (3) có bình luận thêm:


“Seng(sho) (4) là một nhạc khí, người xử dụng nó chỉ cần thổi mà thôi. Trong khi đó người thổi sáo cần phải điều tiết hơi thở cùng với âm điệu tiếng sáo. Đó cũng nói lên tính cách truyền dạy bằng miệng (khẩu truyền) nghệ thuật thổi sáo từng lỗ một. Có nghĩa người thổi sáo phải tập trung định thần khi thổi, cộng thêm tài năng thiên phú mỗi người.

 


Theo quy luật bảo là phải giữ khoảng cách với ống sáo thôi cũng không đủ, và không chỉ riêng gì lỗ thứ năm, nếu người thổi sáo không đúng cách thì âm điệu lỗ nào ra cũng nghe chướng tai.


Người thổi sáo giỏi là phải biết hòa điệu với những nhạc khí khác, thất bại trong việc hòa điệu với các nhạc khí là lỗi người thổi chứ không phải khiếm khuyết của nhạc khí.”


 

Chú Thích:


(1)Tên là Fujuara no Takasuke (1293-1352) nhậm chức Trung nạp Ngôn vào năm 1330.

(2)Lỗ để thổi Lục Trung Tịch Thượng Nguõ Can Thư.

 (3) Oga Kgemuchi (1292-1376) người nổi danh về thổi sáo.

 (4) Đọc theo âm chữ Hán là Sanh, âm Nhật ngữ là shô, có nghĩa là một loại nhạc khí đời xưa hình thù gồm nhiều ống bằng trúc ngắn dài khác nhau kết lại thành bó, hoặc làm bằng trái bầu, khoét 13 lỗ, trong có máng đồng thổi ra âm thanh rất hay.


 

 

Đoạn thứ 220: Tất cả những gì ở vùng lân cận


 

Có lần tôi đánh bạo nói rằng:


“Tất cả những gì ở vùng lân cận ngoại thành thì trông thật xấu xí thô kệch, riêng có bugaku (1) ở Tenoji (20 thì không thua gì ở kinh đô”.

Một nhà âm nhạc ở Tenoji trả lời :


“Âm nhạc ở chùa này là tuyệt hảo vì nhạc khí được điều khiển theo đúng âm luật và được điều hợp ăn khớp với nhau không ở đâu bằng. Do bởi âm nhạc ở đây theo đúng tiêu chuẩn âm điệu từ thời Thánh Đức Thái Tử. Đó là tiếng chuông chùa rất được mọi người ưa thích cẩn hành 6 lần (3) sáng tối trong ngày từ Điện Lục Thời, âm thanh tiếng chuông hoàn toàn đúng nhịp với âm điệu oshiki (hoàng chung) (4). Âm điệu của chuông tự nhiên lên xuống biến đổi theo nhiệt độ. Chúng tôi dựa theo tiêu chuẩn âm điệu vào dịp lễ Phật Nhập Niết Bàn và ngày cúng Thánh Đức Thái Tử. Đây là cả bí quyết của âm nhạc. Chúng tôi lấy âm điệu từ tiếng chuông làm tiêu chuẩn rồi điều hợp với âm trình các nhạc khí.”


Như một quy luật, âm vang tiếng chuông là âm điệu oshiki, tiếng chuông gây cho người nghe cảm giác vô thường, đây cũng là tiếng chuông của Vô Thường Viện ở Kỳ Viên Tịnh Xá (5).

 


Chuông chùa Saionji đã đúc đi đúc lại mấy lần nhưng tiếng chuông vẫn không giống như âm thanh Oshiki, cuối cùng chuông đã tìm thấy ở vùng ngoại ô. Tiếng chuông chùa Jokongo-in có cùng âm điệu Oshiki.

 


Chú Thích


(1) Bugaku: Vũ nhạc lại loại âm nhạc cổ điển từ Trung Quốc, rất thịnh hành thời Nara, một phần âm nhạc này còn thấy trong Gagaku (Nhã nhạc).

(2)Tenoji : Thiên Vương Tự ngôi chùa này tọa lạc ở Osaka do Thánh Đức Thái Tử kiến tạo, được xem ngôi chùa đầu tiên ở Nhật Bản.

(3)Có nghĩa sáu lần thỉnh chuông trong ngày gồm có: buổi sáng sớm, giờ ngọ, vào lúc mặt trời lặn, buổi tối, vào lúc giữa đêm, và sau nửa đêm.

(4)Tham khảo đoạn 219.

(5)Nơi Trưởng giả Tu Đạt dựng lên trong vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc (Jetavana) để Phật thuyết pháp. Tiếng chuông được đánh lên mỗi khi có vị tăng tạ thế.

 

 


Đoạn thứ 221: Thời đại Kenji và Koan


 

Những người vệ sĩ già phục vụ an ninh cho Hoàng Cung ngày hôm nay còn kể lại câu chuyện:

“Vào thời đại Kenji và Koan (1) trong dịp lễ hội những vệ sĩ cấp thấp được tự do ăn mặc những bộ quần áo hóa trang dưới dạng con ngựa bằng tấm vải xanh đậm trông rất ngộ nghĩnh, với bó đen dùng như hình đuôi ngựa, theo đó gắn lên bộ áo đi săn choàng bên ngoài với hình những con nhện, rồi họ vừa đi vừa ca hát hay ngâm thơ (2). Đó là những hình ảnh vui nhộn quen thuộc khó quên.”


Gần đây trong dịp lễ hội những vật hóa trang càng ngày càng thêm cồng kềnh nặng nề, họ gắn vào hai bên tay áo những vật như đao, thương mà chính người đó không thể mang được cần phải có người khác phụ giúp trông thật nặng nề khó thở.


 

Chú Thích:


(1) Thời Đại Kenji (Kiến Trị) 1275-1278, thời đại Koan (Hoàng An) 1278-1288, cả hai giai đoạn này đều thuộc sự trị vì của Thiên Hoàng Go-Uda.

 (2) Bài thơ không biết rõ xuất xứ có nghĩa: “Dù con ngựa hoang kết với màng nhện, bạn đừng tin vào người chạy theo hai bên đường”.

 


 

Đoạn thứ 222: Nhà sư Jogambo

 


Khi nhà sư Jogambo pháp danh Takedani (1) thăm viếng Đông Cung Nijò. Hoàng hậu có hỏi:


“Lễ cầu siêu nào mang lại nhiều lợi ích cho người mất?”


Nhà Sư trả lời :


“Quang Minh Chân Ngôn(2) và Bảo Khiếp Ấn Đà La Ni”.


Về sau có đệ tử hỏi Thượng Nhân:


“Tại sao Thầy lại nói như thế? Tại sao Thầy không nói rằng không có nghi thức nào hơn “Niệm Phật ?”


Thượng Nhân trả lời:


“Nếu theo đúng tôn chỉ của Tông môn (3) thì rất muốn nói như thế, nhưng chưa hề thấy trong kinh sách nào minh thị rằng đọc danh hiệu Phật A Di Đà sẽ mang lại lợi ích cho người mất trong buổi lễ cầu siêu. Vì thế thật là khó để thuyết phục chứng minh cho Hoàng Hậu tin. Do đó phải nói chân ngôn Darani rất có uy lực và có ghi rõ ràng trong kinh sách.”


 

Chú Thích:


(1) Jogambo (Thừa nguyện phòng), húy là Tông Nguyên, con trai quan Trung nạp Ngôn được gọi là Thượng Nhân Takedani (Trúc Cốc), lúc đầu theo học Mật giáo Chân Ngôn Tông, sau chuyển sang Thiên Thai Tông, cuối cùng làm đệ tử ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân thuộc Tịnh Độ Tông mất năm 84 tuổi.

(2)Nguyên tên quyển kinh là Tý Lô Xá Na Phật Đỉnh Quang Minh Chân Ngôn Kinh.

 

 

 

Đoạn thứ 223: Quan Đại Thần Tazu

 


Quan Đại Thần Tazu(1) lúc còn bé có tên là Tazukimi. Người ta hiểu nhầm rằng ông ta có tên này là vì lúc trước có nuôi chim hạc.

 


Chú Thích


(1) Tazu có nghĩa là chim hạc.

(2) Kimi là danh xưng gọi người trẻ tuổi, cũng có thể dịch là chú bé.

 

 


Đoạn 224: Tu sĩ Arimune

 


Tu sĩ Arimune, kiêm thầy bói toán âm dương từ Kamakura đến có ghé lại thăm, ngay khi ông ta vừa bước vào cửa đã cảnh cáo:


“Vườn nhà anh quá lớn, thật phí phạm không nên để như vậy. Người biết đạo lý nên trồng cây hữu ích có thể dùng làm thuốc và chỉ để lại con đường nhỏ đi ra ngoài cổng”.


Đúng ra để mảnh đất nhỏ bỏ trống không thật là không phải, cần nên trồng cây làm thuốc hay cây ăn trái.

 

 


Đoạn thứ 225: Hisasuke thuật chuyện

 


Hisasuke thuộc dòng dõi Ono(1) có kể lại, Tu sĩ Michinoro (2), đã lựa chọn một người khá điêu luyện trong nghề múa, truyền dạy lại người con gái tên là Iso no Zenji và cho ra trình diễn. Cô ta xuất hiện với áo màu trắng choàng bên ngoài đội mũ cánh chuồn đàn ông trên đầu với thanh gươm đeo bên hông, từ đó trở đi cô ta được mọi người biết đến qua điệu múa gọi là vũ điệu đàn ông. Vũ sư Zenji có người con gái tên Shizuka cũng tiếp tục nghề múa này từ người mẹ. Từ đó nẩy sinh điệu vũ gọi là Shirabyoshi, gồm những phụ nữ múa và hát đón mừng việc xuất hiện ra đời các chư Phật và Thánh Thần. Về sau, Minamoto No Mitsuyuki(3) sáng tác nhiều ca khúc cho điệu này. Ngay chính Thiên Hoàng Gotoba cũng có sáng tác vài ca khúc. Người ta kể lại Thiên Hoàng đã dạy Kamegiku (4) những điệu vũ nhạc này.


 

Chú Thích:


(1) Ono (Đa cửu) là dòng họ mấy đời liên tục chuyên về trình diễn Thần nhạc (Kagura) trong triều đình.

(2) Fujiwara No Michinori (1106-1159) là một học giả nổi danh đa tài, phục vụ cho 4 triều đại, về sau đi tu lấy pháp danh Shinzei (Tín Tây).

(3) Minamoto No Mitsuyuki (1163-1244) là học giả, thi nhân dưới thời Kamakura, cũng là người hiệu đính tác phẩm văn học “Genji Monogatari”.

(4) Tên người kỹ nữ rất được Thiên Hoàng Gotoba sùng ái.

 


 

Đoạn thứ 226: Triều đại Thiên Hoàng Go-Toba

 


Dưới triều đại Thiên Hoàng Go-Toba, có người trước kia làm quan tri huyện trong vùng Shimano (Tín nông) tên là Yukinaga nổi danh về sự hiểu biết, học vấn uyên thâm. Một lần ông ta được mời đến tham dự buổi bình thơ về thể thơ Gafu (1), nhưng lại quên mất hai đức tính người võ sĩ trong bài thơ tựa “Điệu vũ 7 đức tính”õ (2). Do đó ông ta được người xung quanh cho biệt danh :”õNgười trẻ với 5 đức tính “õ, vì quá phiền muộn với cái tên người ta đặt cho mình, ông ta từ bỏ việc học vấn đi tu. Hòa thượng Jichin(3) là người ưa thích nghệ thuật cho nên chăm sóc nuôi dưỡng đủ mọi giai tầng từ thành phần vô học cho đến các văn nhân nghệ sĩ, và ngài cũng tử tế cấp dưỡng cư sĩ vùng Shimano đến.


Yukinaga là người viết Heike Monogatari (Bình Gia Vật Ngữ) và dạy Shobutsu (4) bị mù hai mắt cách diễn ngâm thơ văn. Chính vì thế mà dân gian nể trọng ngôi chùa ở trong núi (5) cũng vì lý do này. Ông ta cũng viết về Yoshitsune với đầy đủ chi tiết, nhưng bỏ một số sự kiện liên hệ đến Noriyori (6). Có lẽ Yukinaga không biết nhiều về Noriyori.


Shobutsu là người xuất thân vùng Đông quốc nơi sản xuất võ sĩ chuyên tập việc cung thương giáo mác, mới biết cách hỏi về chuyện quân sự và bảo Yukinaga viết xuống.

Những người diễn tấu đàn tỳ bà (7) ngày hôm nay đều có bắt chước giọng ngâm của Shobutsu.


Chú Thích:


(1) Ga-Fu (Nhạc Phủ) làø một thể loại thơ Hán, có từ thời Hán Vũ Đế thu thập những câu ca dao, về sau người ta mô phỏng theo tiết điệu và tạo thành thơ.

(2) Ca khúc này do Thái Tông thời Đường sáng tác trong khi đi ngoài mặt trận, Bạch Lạc Thiên dựa theo đó phổ thành thơ.

Theo “Tả Truyện”õcó viết :

“Phu vũ giả bạo cấn binh tải đại bảo,

Công định dân an chúng hòa tài phú.”

(3) Tham khảo đoạn 67 chú thích (2)

(4)Shobutsu là đệ nhất danh gia về ngâm ca thời đó xuất gia đi tu vào khoảng lúc 26 hay 28 tuổi.

(5) đây có ý nói về chùa Enryakuji ở Tỷ Duệ Sơn thuộc Thiên Thai Tông.

(6)Noriyori là một nhân vật trong chuyện Heike Monigatari.

(7)Biwa hoshi là danh từ mô tả người diễn tấu đàn tỳ bà dưới dạng thầy tu, ngâm ca câu chuyện Heike Monogatari, luôn luôn mang theo cây đờn Biwa.

 


 

Đoạn thứ 227: Sáu lần tụng kinh


 

 Nghi thức “Lục Thời Lễ Tán “(1) được nhà sư Anraku (2), cũng là đệ tử cao tăng Thượng nhân Honen(3) biên khảo sưu tập từ các kinh điển. Sau này được Sư Zenkambo ở vùng Uzumasa đã nghĩ cách phối hợp âm điệu trong âm nhạc với lời kinh kệ thành bài xướng kinh trong các buổi lễ. Từ đó thành hình hệ phái “ Niệm Phật” (3) trong Tịnh Độ Tông. Hệ phái này thành hình dưới triều đại Thiên Hoàng Go-Saga. “õNghi Thức Tán Phật” giống y hệt nghi thức do Sư Zenkambo làm ra.

 


Chú Thích:


(1) Lục Thời lễ tán :õ là nghi thức có từ thời nhà Đường do Ngài Thiện Đạo viết trong quyển “ Vãng sinh lễ tán kệ”, về sau được truyền sang Nhật Bản có phần thay đổi, thêm vào việc phối hợp lời tụng với âm điệu trong âm nhạc thành bài kệ.

(2) Anraku (An lạc) là một cao đệ của Ngài Honen (Pháp Nhiên) thuộc Tịnh Độ Tông, năm 1206 vì nhiệt tình truyền đạo khuyến dụ hầu thiếp của Thiên Hoàng đi tu nên bị xử trảm.

(3) Đây là trường phái chủ trương “Nhất niệm niệm Phật” có nghĩa chỉ đọc danh hiệu Phật A Di Đà một lần thôi là đủ nhân duyên để vãng sinh tịnh độ.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hoa Súng