- Phần Mười Ba

05 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 7639)



Đoạn thứ 199: Pháp ấn Gyosen

 


Pháp ấn Gyosen tu ở Yokawa (1) nói rằng “õ Trung quốc là quốc gia theo âm giai lữ (2) không theo âm giai luật. Trong khi đó Nhật Bản là nước theo âm giai luật, không theo âm giai lữ”.

 


Chú Thích


(1) Yokawa là một trong ba bảo tháp ở chùa Enryaku trên núi Hieizan thuộc Tông Thiên Thai dành cho bậc cao tăng tu hành.

(2) Ryo (lữ) một âm giai cốt cán trong âm nhạc Trung quốc, có sự khác biệt giữa âm giai lữ và âm giai luật. Thật ra cả hai đều dùng ở Nhật Bản, riêng âm giai luật chủ yếu được dùng trong khi đọc kinh hay xướng danh hiệu Phật.

 


 

Đoạn thứ 200: Lá cây trúc kure


 

Cây trúc Kure (1) có lá hình thon dẹp bề ngang, còn cây trúc Kawa (2) có lá nở ra bề ngang. Cây trúc kawa còn có thể thấy ở bờ hào bên trong Hoàng Cung, và cây trúc Kure được trồng ở cung Jiju (Nhân thọ).

 


Chú Thích


(1) Kure âm hán là ngô, vả lại loại trúc này được mang từ Trung Quốc sang Nhật bản.

(2) Kawa âm hán là xuyên, còn có tên là Nigatake.

 

 

Đoạn thứ 201: Tháp Taibon và tháp Gejo

 


Có hai tòa tháp: Một cái ở chân núi gọi là Gejo và một cái ở gần đỉnh núi gọi là Taibon (1).


 

Chú Thích:


Hai tháp này lấy từ tích truyện Núi Linh Thứu nơi Đức Phật giảng giáo lý, cũng để làm dấu thánh địa có hai tòa tháp được xây lên. Gejo có nghĩa là xuống xe từ nơi này không được dùng xe, phải đi bộ để di chuyển. Taibon là thoát khỏi cảnh giới phàm phu tục tử.

 

 

Đoạn thứ 202: Tháng thần vô nguyệt

 


Không có tài liệu chứng cớ ghi lại chứng tỏ rằng tháng thứ mười là tháng không có thần thánh (Kaminazuki), mọi người nên tránh xa việc cúng tế, và cũng không thấy có sách vở nào ghi về đìều này. Tự hỏi phải chăng danh từ này phát xuất do vì không có lễ hội tổ chức ở các thần xã trong tháng này chăng.


Cũng có thuyết cho rằng tháng này là tháng chư Thánh Thần về tụ họpï ở Hoàng Thái Thần Cung Ise.


Thuyết này cũng không có cơ sở vững vàng. Nếu đúng như thế tất phải có lễ hội đặc biệt tổ chức ở Thần Cung Ise, nhưng cũng lại không có tập tục như thế từ trước đến nay. Có nhiều trường hợp nói về việc Thiên Hoàng tham bái Thần Cung vào tháng 10, nhưng hầu hết đều không được rõ ràng.

 

 


Đoạn thứ 203: Chiếu lệnh triều đình


 

Hiện nay hầu như không còn ai biết được về chiếu lệnh từ triều đình nói rằng treo ống đựng mũi tên trước nhà là khinh mạn Thiên Hoàng. Trước kia có tập tục treo ống đựng tên ở Thần cung Tenjin ở Gojo khi Thiên Hoàng bị bệnh hay vào lúc những bệnh truyền nhiễm lan truyền khắp nơi. Có vị thần ở Thần Cung Yugi(1) trong khuôn viên Chùa Kurama có treo ống đựng tên. Nếu ống đựng tên được mang đến và treo trước cửa nhà bởi người nhân viên an ninh thì không được ai ra vào. Từ khi tục lệ này không còn nữa, người ta thường niêm kín căn nhà lại.


Chú Thích:


(1) Vị Thần này chuyên trong việc giúp chữa trị bệnh tật, cùng âm với chữ có nghĩa là ống đựng tên.

 


 Đoạn thứ 204: Khảo tra tội nhân

 


Ngày xưa để khảo tra tội nhân, người ta thường trói tội nhân vào cái gông để khảo tội. Ngày nay không còn ai biết về phương thức cũng như hình dạng của khí cụ để khảo tội như thế nào.

 

 


Đoạn thứ 205: Thỉnh tăng ở núi Tỷ Duệ

 


Tăng chánh Jie (1) tu ở núi Hieizan là người đầu tiên viết khởi thỉnh văn (2) khoan thỉnh uy linh Dengyo Đại Sư (3) về chứng giám. (Pháp luật gia) Người làm luật lệ không quan tâm nhiều về bài văn thệ nguyện.


Từ thời cổ đại dưới sự trị vì của các Thiên hoàng không xem khởi thỉnh văn như hình thái chính trị, tuy nhiên gần đây được áp dụng rộng rãi nhiều nơi nhất là giới vũ gia. Theo luật pháp không công nhận sự ô uế của nước và lửa. Ô nhiễm chỉ có ở nơi bình chứa đựng.


 

Chú Thích


(1) Jie (Từ Huệ) (912-985) là vị Đại Tăng chính thứ 18 ở núi Heizan.

(2) Khởi Thỉnh Văn là bài viết lời thề nguyện với chư Phật Thánh, nếu phạm tội sẽ xin nhận tội.

(3) Dengyo Đại Sư (Truyền Giáo Đại Sư) hiệu là Tối Chừng, vị Tổ đầu tiên sáng lập Tông Thiên Thai ở Nhật Bản trên núi Tỷ Duệ.

 

 


Đoạn thứ 206: Tokudaiji quan Thái Chính Đại Thần

 


Tokudaiji quan Thái Chính Đại Thần trong khi còn làm trưởng quan lo về an ninh trong hoàng cung, có lần triệu tập hội họp tất cả nhân viên quan chức ngay giữa trung môn, ngay trong lúc đó con bò của viên quan cấp thấp tên là Akikana được thả lỏng đi lang thang vào trong quan xá leo lên trên bực thềm chỗ ngồi của Trưởng Quan nằm ở đó và nhai cỏ. Lấy làm kinh hãi và ngạc nhiên về hiện tượng này người ta mới thúc dục nên đưa con bò đến gặp ông thầy tướng số. Lúc ấy người cha của quan thái chính đang làm Tể Tướng trong triều đình nghe được câu chuyện mới nói:


“Con bò không biết phân biệt, nó có chân có thể đi bất cứ nơi nào. Không có lý nào lại tịch thu con bò từ viên quan ít bổng lộc, và đó cũng là phương tiện đi hầu công việc trong triều đình”.


Ông ta ra lệnh trả lại con bò cho người chủ và thay tấm chiếu mà con bò nằm lên trên. Hoàn toàn không có chuyện không may xẩy ra từ đó về sau. Vì thế người ta thường nói cho dù thấy việc kinh dị mà trong tâm không xem nó là kỳ quái thì hiện tượng kinh dị tự nó sẽ mất đi(1).


 

Chú thích:


(1) Phần này trích ý từ câu “Kiến kinh bất kinh kỳ kinh tự hoại” của Hồng Mại đời nhà Tống.

 


 

Đoạn thứ 207: Lập cung Kameyama

 


Khi người ta đào đất lập nền để tạo dựng cung điện Kameyama thì thấy một ổ rắn đang cuộn lại với nhau. Họ nói rằng khu này thuộc khu vực thánh linh cư ngụ cần phải báo cáo với Thiên Hoàng. Thiên Hoàng mới hỏi:


“Vậy thì phải làm sao?”


Mọi người mới trả lời:


“ Những con rắn này đã chiếm cứ chỗ này từ thủa xa xưa, thật là không đúng và thiếu cẩn trọng nếu đào chúng lên và vứt chúng đi”.


Quan Tể Tướng một mình đứng dậy nói :


“ Có lời nguyền gì về những con côn trùng sống trên quốc thổ Thiên Hoàng và nơi xây cất hoàng cung. Thần linh không làm việc gì tà đạo, và không có trừng phạt vô lối. Hãy vứt những con rắn đó đi “.


Người ta phá ổ rắn và thả chúng đi vào dòng sông Oi.


Không có lời nguyền gì xẩy ra sau đó.

 

 


Đoạn thứ 208: Cách đóng ống quyển kinh sách

 


Thường thường khi kết sợi chỉ để đóng tập giấy ống quyển kinh lại, trước hết xuyên từ trên xuống thành dạng giống như tatsuki (1) cột lại phía đáy quyển sách rồi luồn đầu sợi đó sang bên hông. Có lần Tăng Chánh Koshun ở chùa Kegon-in (2) gỡ nó ra và kết nó lại, rồi nói rằng;


“Cách kết này làm rối tung không đúng. Cách hay nhất là quấn xung quanh gáy ống quyển kinh từ trên xuống dưới rồi xuyên sợi chỉ qua đáy và kết lại là xong”.


Người lớn tuổi thường quen cách làm như vậy.


 

Chú Thích


(1) Tatsuki là cái lõi xuyên qua ống tay áo kimono để cho tay áo không bị chùng xuống.

(2)Kegon-in (Hoa nghiêm viện ) là một phần tọa lạc trong chùa Ninnaji.

 

 


Đoạn thứ 209: Người ra tòa kiện cáo

 


Có người ra tòa kiện cáo về quyền sở hữu thửa ruộng người khác. Người này dù thua kiện vẫn không chịu thua sai bảo người của mình sang phía ruộng người kia gặt lúa mang về cho anh ta. Đầu tiên những người này đi sang cánh ruộng bên kia trong khi đang gặt lúa, người bên kia phản đối :


“Đây không phải ruộng mà ông chủ các anh tranh cãi, tại sao lại làm như vậy?”


Người gặt lúa trả lời :


“Cho dù không có đủ lý do đúng đắn để gặt lúa ở đây đi nữa, chúng tôi chủ đích đi nhâèm sang cánh đồng này hơn nữa gặt lúa ở đâu chẳng như nhau?”


Lý luận của họ thật kỳ lạ.




Đoạn thứ 210: Chim yobukodori

 


Ai nấy đều biết rằng Yobukodori (1) là loại chim mang sắc thái mùa xuân, nhưng không tìm thấy trong sách vở viết về loại chim này. Trong kinh sách Chân Ngôn Tông có đoạn viết về nghi thức bí truyền gọi hồn người mất, và khi đó là tiếng kêu của chim Yobukodori. Có loài chim khác hay kêu về đêm gọi là Nue (2). Trong những trường ca (Choka) của Manyoshu ( Vạn diệp Tập) có đề cập đến chim Nue qua vần thơ sau :


“õMàn sương bay qua đi, ngày xuân dài trở lại”.


Điều này cho thấy chim Nue giống như chim Yobukodori về tính chất mùa.

 


Chú Thích:


(1) Yobukodori là loại chim đỗ quyên về đêm, đã được đem ra bàn luận ở Nhật Bản cách đây 500 năm. Nó là một trong 3 giống chim được viết đến trong Kokinshu (Cổ kim tập).

(2) Nue một loại chim màu đen, sống trong rừng có tiếng kêu não ruột, ngày xưa người ta tin vào điềm báo không lành.

 

 

 

Đoạn thứ 211: Không thể tin vào mọi thứ

 


Không thể đặt niềm tin vào bất cứ vật gì trên thế gian. Kẻ ngu thường đặt quá nhiều tin tưởng vào mọi vật, đôi khi đưa đến tức giận và cay đắng. Người có quyền lực lại càng không được ỷ vào quyền lực (vì nó là cái đầu tiên mang đến sụp dổ ). Người có tài sản, đừng ỷ lại vào nó, vì có thể mất hết trong chớp mắt. Cũng không thể tin vào tài học được, vì ngay như Khổng Tử cũng có lúc không gặp thời vận. Cho dù có đức đi nữa cũng không đặt niềm tin vào nó, ngay cả Nhan Hồi (1) cũng phải gặp điều bất hạnh. Đừng nên tin vào sự sùng ái của vua chúa, trừng phạt có thể đến bất cứ lúc nào. Không nên ỷ lại vào người giúp việc, họ có thể phản bội cao chạy xa bay. Cũng đừng tin vào hảo ý của người khác vì họ có thể thay đổi bất ngờ. Đừng nên tin vào lời hứa hẹn vì ít người thành thực. Nếu bạn không ỷ lại vào người cũng như chính mình, khi việc đi trôi chảy tốt đẹp thì vui và khi việc không thành thì cũng không căm hận. Nên mở rộng về mọi phía, để không bị cản trở trong hoạt động û. Đừng quá hạn hẹp sự việc phía trước lẫn phía sau thì sẽ không bị bế tắc. Khi con người bị giới hạn về thời gian lẫn không gian sẽ dễ đưa đến dồn ép và khủng hoảng. Khi tâm hồn không được thư thả dễ đưa đến tranh cãi và hay bị gây tổn thương.


Khi tâm hồn được bình thản nhu hòa, ngay cả một sợi lông cũng không hề bị tổn hại. Con người là giống thông minh nhất trong trời đất. Trời đất thì vô biên. Tại sao bản tính con người lại có thể khác với tính chất vô hạn của trời đất?


Khi lòng quảng đại vô biên thì cho dù việc vui, việc buồn có nổi lên cũng không thể làm tổn hại đức tính này, và mãi mãi không hề bị suy suyển do những hiện tượng bên ngoài.


 

Chú Thích:


(1) Yenhui tức Nhan Hồi học trò giỏi của Khổng Tử người tài đức mất sớm.

 


 

Đoạn thứ 212: Trăng mùa thu


 

Không thể lấy vật gì để so sánh với cái đẹp của trăng về mùa thu. Người nào nói rằng mặt trăng lúc nào cũng vậy, không phân biệt được bốn mùa, như thế không thấy sự khác biệt hình ảnh của trăng về mùa thu quả là con người hết sức vô tình.

.



Đoạn thứ 213: Đặt những hòn than đang nồng


 

Không nên dùng đồ gắp than để đặt những hòn than đang nồng đỏ bỏ vào hitachi (1) trước mặt Thiên Hoàng hay Hoàng Hậu. Than cần được di chuyển trực tiếp từ bình đựng than. Than phải được xếp ngăn nắp, và phải cẩn thận đừng để tung vãi ra ngoài.


Có lần Hoàng tộc và đoàn tùy tùng đi tham bái Thần Xã Yamata với lễ phục màu trắng mặc chỉnh tề, tự tay nhặt hòn than đặt vào trong lửa, nhân viên nghi lễ trong triều mới nói :


“Khi mặc quần áo màu trắng có thể dùng đồ gắp than không sao”.

 


Chú Thích


(1) Hitachi : là một loại lò sưởi về mùa đông, hình bầu dục để than đốt cháy bên trong và thường đặt ấm nước bên trên để đun nước.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hoa Súng