Cuộc đời
của Bashõ
Matsuõ
Bashõ Matsuõ sanh năm 1644 ở Ueno , thuộc quận Iga khoảng ba mươi dặm Tây
Nam Kyoto, là con của Matsuõ Yozaemon ở vào hàng thấp dòng võ sĩ đạo . Bashõ có
một anh trai và bốn người em gái . Khi còn nhỏ mọi người gọi ông là Kisaku và
Tõshichirõ đôi khi là Chũemon . Năm 1623 được 9 tuổi ông vào học tập với gia
đình võ sĩ đạo Tõdõ , thật ra không phải nhận nhiệm vụ mà làm bạn học hỏi với
người con trai thừa kế dòng Tõdõ tên Yoshitada chỉ lớn hơn Bashõ có hai tuổi .
Sanh ra với thể chất không khỏe nên Yoshitada có tài năng về văn chương hơn là
quân sự . Yoshitada có bút hiệu là Sengin cùng Bashõ khi ấy có bút hiệu là Sõbõ
. Hai bạn đồng song ý hợp tâm đầu học cùng một thầy tên Kigin là môn sinh của
Teitoku . Bashõ cùng bạn Sengin đã soạn hàng trăm bài thơ theo thể cổ điển Năm 1666 Sengin chết vào tuổi 24 , Bashõ quá
súc động và chán nản về cái chết quá trẻ của người bạn thân năm 1672 xin từ
việc nhưng bị từ chối nên ông bỏ trốn đi Kyoto .
Sau khi gác kiếm đa số hiệp sĩ đạo đi vào thương trường , cũng có người trở thành tăng sĩ . Đặc biệt Bashõ không phải là hai loại người đó . Thời gian 5 năm ở Kyoto ông cư ngụ tại chùa Kinpukuji học thể thơ truyền thống với Kingin , thơ Trung Hoa với Itõ Tanan và bút pháp với Kitamuki Unchiku . Khi quay về ông cho xuất bản hai tập sách đóng góp khoảng ba mươi bài thơ . Tất cả những thành công đó đủ khuyến khích ông dời đến Edo ( Tokyo).
Thời bấy giờ Edo là thành phố mới lập buôn bán sầm uất .Trong suốt tám năm có vài truyền thuyết cho rằng ông đã hành nghề y tá phụ , viết thuê , thơ ký , dạy học . Dẫu gì đi nữa Edo là nơi không dễ dàng cho ông kiếm sống . Vì thế khi nhớ lại thời gian đó ông viết : “ Đã có khi tôi mệt mõi với những bài viết và muốn buông bỏ , cũng có khi tôi quyết định muốn trở thành một thi sĩ có thể ngang hàng với những đại thi sĩ khác. Những chọn lựa đó xung đột trong tâm làm đời tôi không giây phút nghỉ ngơi “. Bashõ cho chúng ta biết là những năm đầu sống ở một thành phố đang phát triển không phải dễ dàng , ông đã thú thật là đã bị dằng co giữa ước vọng là một đại thi sĩ hay là buông bỏ tất cả niềm khao khát đó để mưu sinh . Nhưng rồi nguồn thơ đã thắng , ông sống trong thiếu thốn để tiếp tục học và viết cùng lúc . Năm 1676 viết hai bài hàng trăm câu với các thi sĩ khác . Năm 1678 viết bài bình phẩm cho cuộc thi hài cú . Năm 1680 , những bài thơ hay nhất của 20 môn sinh học dưới thi sĩ Tosei , và làm giám khảo hai cuộc thi hài cú dân gian và hài cú bốn mùa. Ông lôi cuốn được nhiều học trò, một số trong đó là những người như ông từ bỏ hàng ngũ võ sĩ đạo và cũng chối bỏ luôn những giá trị tầm thường của giai cấp thấp hơn hàng võ sĩ đạo là giai cấp thương nhân tỉnh thành Ông viết:
võ sĩ mà họp tiệc tùng
lời cay chua tựa cải tròn daikon
Mùa đông năm 1680, Sampũ là người ngưỡng mộ ông xây cho ông căn lều nhỏ một nơi hẻo lánh ở
Fukugawa không xa Đông ngạn sông Sumida. Mùa đông năm đó, các môn sinh trồng
vài cây chuối (bashõ ) trong sân để tặng
thầy . Khi đó ông được 36 tuổi và rất hài lòng với món quà. Rất thích cây chuối đứng cạnh căn chòi đơn sơ
ông viết
Người đáng khâm phục là người không chất chứa gì vô bổ trong tâm trí họ , người đáng kính trọng là người không chú tâm đến tài năng hay hiểu biết về vật chất . Cũng vậy kẻ không nhà lang thang mang theo cuộc đời hoàn toàn tự do cần có một ý chí sắt đá , ý chí phải vô cùng dũng mạnh đó kho ùcó thể chất chứa trong một con người , như Trang Tử đã nói “ Bồ câu sao sánh được với phượng hoàng “. Có lần bị lôi cuốn bởi cơn lốc tôi lao người vào một cuộc hành trình rong ruỗi đó đây với cái nón rách tả tơi trên đầu . Ba năm sau, vào mùa thu tôi quay về hướng đông con sông Hakozaki thành phố Edo buồn bã đứng nhìn nước chảy chia hai dòng khác biệt, nhớ quê hương tôi nhỏ lệ lên những đóa cúc vàng . Hai môn sinh của tôi là Sampũ và Kifũ có tấm lòng vàng dựng cho tôi cái lều cùng với mọi thứ cần thiết qua sự giúp đỡ của Sora là người có tính giản dị. Cửa lều quay về hướng Nam nên có thể chịu đựng được cả hai thời gió rét mùa đông và khí nóng mùa hè. Mọi người mang đến cho tôi đủ mọi thứ cần thiết để tôi được thoải mái sống nơi này , cái bầu của tôi lúc nào cũng đầy gạo và hũ của tôi lúc nào cũng đầy sake . Dẫu là lều của tôi ở sâu giữa những tàng tre và cây cối . Họ lại trồng cho tôi vài cây chuối làm trăng đẹp thêm qua những kẽ lá . Tàng lá chuối thật to có thể che phủ được cả cái đàn koto hay cũng có thể làm túi đựng cái đàn biwa . Trong gió lá chuối bay phần phật như đuôi lông con chim phượng hoàng ,Trong mưa rách xẻ ra như những cái tai của rồng xanh . Không dùng được cây chuối vào việc gì cho tôi cả nhưng tôi thích thú cái bóng dáng dễ tả tơi trước gió mưa có lá chuối .
Cây chuối trong mùa thu
gió bão - ta nghe mưa nhỏ giọt
xuống vũng nước đêm đen.
Đời sống trong ngôi nhà bên con sông có lẽ thật là tĩnh lặng nhưng khi thiền tịnh nỗi quằn quại bên trong ông về thế giới vô định khổ đau nổi dậy .
Chòi ở cạnh hàng rào tre cuối cái ao nên những đêm trăng tỏ rõ . Thế mà tôi lại bồn chồn sợ hãi nhữõng khi mưa và những đám mây khi màn đêm xuống ngay cả những hôm trăng lên sớm
Con quạ đen ngẩn ngơ
Một mình trên cành cây trụi lá
Vào một ngày mùa thu
Sống một mình trong cái chòi đơn sơ , vào những đêm không có người lai vãng , ông ngồi lặng yên nghe tiếng gió thổi qua những tàng lá chuối gợi lên niềm cô độc chìm lắng trong đêm mưa. Mưa nhỏ giọt qua kẽ lá rơi xuống vũng nước từng chập. Thi sĩ ngồi trong căn phòng lờ mờ tối , lắng nghe tiếng mưa rơi nhịp nhàng hòa điệu với tiếng lá chuối cọ sát vào nhau . Cảm thấy như đồng cảnh ngộ với cây chuối ông viết:
Mưa xuân róc rách rơi qua
qua tổ vò vẽ , mái nhà mưa xuyên
Những người viếng thăm Bashõ , kẻ
thì cho là cây chuối tương ứng với ông thầy thi sĩ , kẻ thì thấy cây chuối bổ
túc cho cảnh sắc cái chòi . Rồi cái chòi có tên là “Chòi Bashõ” và nhà thơ Bashõ, ông thấy vui
vui với cái tên mới và chấp nhận , cuối cùng nhà thơ có bút hiệu.
Vào mùa đông 1682 cái chòi Bashõ cháy rụi khi ngọn lửa quét qua từ vùng lân cận . Bạn và đệ tử lại dựng cho ông một cái mới vào mùa xuân năm 1683 .
Này tuyết mùa xuân mới trắng tinh
đầu năm trong
chòi chỉ một mình
Mẹ ông chết vào năm đó nhưng Bashõ không thể về chịu tang mẹ . Khi về
đến quê ông chỉ ở lại Ueno vài ngày sự gặp gỡ vô cùng cảm kích giữa ông và
người anh đã khởi hứng cho những bài thơ
danh tiếng .
Vườn hoa không mẹ ở nhà
ôi chao là sợ trông ra tiêu điều
Ngoài hàng trăm bài thơ Bashõ làm khi còn trẻ và những năm ở Edo họa cùng
thầy cùng bạn , có năm tập thơ nổi tiếng cho đến bây giờ ghi lại năm cuộc hành
trình ngắn hoặc dài của người . Đó là : Du Ký Nắm Xương Phong Trần ( 1684-1685) , Viếng Đền Kashima , tập Ký Sự
Trong Cái Đẫy , tập ký sự Viếng Làng Sarashima (1687) và Con Đường Hẹp Đi Sâu
Lên Miền Bắc (1689)
Những năm sau đó ông có những cuộc hành trình ngắn thăm bạn bè và các môn sinh ở Kyoto và dừng lại cái chòi không tên gần hồ Biwa trong vài tháng mùa hè cho đến năm 1694 ông lại ra đi một hành trình dài vào mùa hè màvì quá đau ốm nên dừng chân tại Osaka và chết tại đây.
Tuy Lão giáo , Khổng giáo , Thần đạo ảnh hưởng thơ Bashõ nhưng Phật giáo
còn ảnh hưởng nhiều hơn tất cả nên thơ ông toàn hảo vượt ra khỏi quy ước . Bashõ tin rằng đạo Phật dạy tất cả muôn
loài tương duyên , ngay cả cái nhân cũng không tự nó có tức không có gì tự có
được .Tự thể không độc lập hiện hữu mà từ duyên khởi , đó là định luật nhân quả .
Từ năm trăm năm về trước Saigyõ (1118-1190) là một nhà sư cũng là mộtø
thi sĩ Phật giáo ẩn dật gây nhiều ảnh
hưởng nổi tiếng nhất , Bashõ viết về Saigyõ rằng ” Ông ta tùy thuận thể nhập
với thiên nhiên và bốn mùa” . Bashõ theo
gót của Saigyõ đã học được sự quan trọng của việc “hòa đồng với thiên nhiên” và sự “ không quan
trọng của cá nhân con người” . Thái độ đó đã tạo nên chất thiền thấm đậm trong
lời thơ vô cùng sâu sắc của Bashõ .
Khi mơ thấy trăng tròn nhô cao qua mạn thuyền trên bến Shiogama, Bashõ không chỉ nhìn cảnh vật bên ngoài mà tâm ông nhận được ý nghĩa trong sáng tràn đầy , cái ý nghĩa liên hệ giữa thông tuệ và tự lực . Hình ảnh hiện ra tự nhiên ngoài tim và óc cảm nhận cùng một lúc không viết thành văn được .
Theo Bát Nhã Tâm Kinh : sắc tức thị không , không tức thị sắc là thế giới
nằm trong sự tương quan đối đãi , không có bất biến trường tồn mà chỉ cho ta
cái nhìn không phân biệt tức cái nhìn Ba La Mật . Nếu khi thì cho là xấu , khi thì cho là tốt nhưng thật ra không
có gì cố hữu là xấu hay tốt . “ Cái ngãø
không phải là một hiện hữu độc lập”. Thiền đánh đổ gần hết tất cả các loại văn
chương bằng cách chỉ thẳng , thiền thấy từ cốt lõi , thiền thấy bề mặt sâu thẳm
cũng như không thấy gì cả . Vì thế ông cho là “Chiều sâu” của thơ không thể tạo ra bằng cách nhét vào trong thơ ảo
tưởng bịa đặt bóng gió như trò ảo thuật
. Nhưng hình thức có thể là phương pháp thường dùng để ổn định từ ngữ địa
phương cần thiết . Những tranh luận về chiều sâu và bề ngoài của thơ như vậy
chắc chắn góp phần ngữ vững cho khái niệm “Đường
Lối Tao nhã “ trong thơ Bashõ.
Thế kỷ thứ mười bốn thiền sư Ikkyũ
Sojun viết: “nếu trời mưa, thì cứ mưa,
nếu trời nổi gió thì cứ nổi gio ù” (Ame furaba fure, kaze, fukaba fuke ) .
Bashõ chật vật nhiều năm để “ học biết hòa mình cùng dòng biến động của vạn
vật “. Ông từ chối không muốn quá thiên
về con người vì thế giới được kết hợp bởi nhiều yếu tố nên ông theo chủ thuyết vạn vật đồng nhất thể
vì con người và vạn vật là duyên hợp và duyên khởi .
Về văn chương Bashõ cho rằng phải đem lại một giá trị mới cho văn chương mà ông gọi là lối sống thanh tao (fuga-no-michi ) . Ông cho là đời ông như đã được khâu lại bằng “ một sợi chỉ nghệ thuật độc nhất ” cho phép không theo khuôn mẫu cũng như cột vào những tập quán thông thường.
Mặc dù ông có khả năng hấp dẫn nhiều môn sinh , nhưng lúc nào Bashõ cũng rơi vào tình trạng khắc khoải chán nản . Ông cảm thấy cô đơn ở bất cứ đâu , ông thích đời sống tĩnh lặng và lang thang :
Con chim trên núi cao ơi
sót sa tiếng hót vợi vời cô đơn
Nhưng nếu là chán nản cô đơn thì cũng chưa hẳn là lời tả tâm trạng của
ông mà thật ra là diễn tả trạng thái những năm tháng đó ông chìm sâu trong
thiền định và tự kiểm thảo nghiêm túc phát triển quan trọng sự nhận biết chân chính . Điều đó khả dĩ ông có thể nói ra bằng thơ .
Tất nhiên tâm trạng đó một phần là
do sức khỏe yếu kém , nhưng thật sự Bashõ thường ở trong trạng thái “buồn rầu”
(sabishi) một trạng thái tâm hồn đơn
độc được nói đến nhiều trong văn chương haikai
tương tự như tánh “ Không ” trong
Thiền
Ông viết :
Điều quan trọng là giữ cho tâm trí nơi thế giới hiểu biết chân chính và quay về với thế giới kinh nghiệm hằng ngày tìm cái đẹp thật sự nơi đó . Dẫu là ta mải làm điều gì trong giây phút đó , ta đừng quên rằng có một mối liên hệ trong ta vĩnh hằng chính là thơ là thiền.
Bước chân thi sĩ cô đơn ,
trên đường cô tịch chiều buồn sang thu .
“Khi ngắm trăng tôi cảm thấy cô đơn , khi tôi nghĩ về tôi, suy tư về nỗi bất hạnh của đời tôi, tôi cảm thấy cô đơn ; tôi muốn la lên là tôi rất cô đơn , nhưng chẳng ai hỏi tôi cộ đơn cảm thấy như thế nào “.
Trong cơn gió bão , xoáy rơi,
lá trà rơi xoáy bụi gai đập vào .
Sống cô đơn suốt cuộc đời !
hát trăng cô lẻ –ai người đứng
trông
Thời gian ở Edo không biết có phải là để trốn chạy phong tục suy đồi hay vì những năm buồn khổ mà ông học thiền với thiền sư Butchõ (1642-1715) . Tuy ông đã có dự định xuất gia tu hành vì ông ngưỡng mộ Thiền nhưng “đạo Phật” gắn liền với Thiền đối với ông như là điều dư thừa. Không rõ Bashõ có thật đạt được định hay không nhưng Bashõ luôn luôn cho rằng mình là người đặt một chân nơi thế gian này và một chân nơi cõi khác .
Ban ngày người gác đền trong vùng hay
vài người trong làng dưới chân đồi đến cùng tôi hàn huyên và kể cho tôi nghe
những câu chuyện mà tôi không hay biết như con heo rừng ăn trộm gạo hay lũ thỏ
ăn trộm đậu trong nông trại . Khi mặt trời lặn sau ven đồi , đêm dần đến , tôi
ngồi yên lặng chờ trăng lên . Khi trăng lên cao tôi đi loanh quanh tìm bóng
mình . Khi đêm đã khuya tôi trở về ngồi
tĩnh thiền chăm chú nhìn vào cái bóng lờ mờ của ngọn nến, quán tưởng những điều sai điều đúng “ .
Ánh trăng mùa gặt sáng trong
giữ chân ta suốt đêm vòng quanh ao
Gần với luật thiên nhiên hay luật của Phật giáo sinh hoại trụ diệt nên thơ Bashõ đầy từ bi thương sót những con vật nhỏ bé như con hạc , con dế , chim cu , con cò , con ốc .
Ve sầu mà khóc mà than
có chăng đâu đã kề gần chết ngay
Con chim tu hú bé con
kêu khan một tiếng nghe vang tận hồ
Nơi Vùng Biển Cạn bước vào
chân dài con hạc nghe hầu lạnh căm.
Run run trên phiến đá băng
ốc sên nho nhỏ hãy còn sống sao
Thế giới khổ đau vô thường làm ông
súc động .
Én con khóc nỉ khóc non,
đáp lời chỉ có chuột con ẩn mình.
Ở trong chợ cá vang vang
tiếng con dế gáy giữa tràng cá tôm
Thương con bướm chết ông viết :
Dậy đi ! bướm hãy dậy đi !
cùng ta là bạn , bạn thì thật thân
Ông vẽ một bức tranh đồng ruộng bằng hài cú thực mầu sắc .
Lá khoai đợi ở đồng làng
đợi trăng mùa gặt ngoài đồng cỏ khô
Ruộng đồng mùa gặt gần xong
lang thang hạc đến lòng vòng làng thu
Cái chòi kia mới dễ thương
hoa cúc, đồng lúa dặm vuông, trăng tròn.
Bài ca cấy lúa trong làng
hay hơn thơ của tỉnh thành ngâm nga
Cơn mưa khi nhặt khi khoan
Lo gì hạt giống mà không đâm chồi
Những người làm ruộng vô tư
dừng tay gà gật trăng thu ngủ ngày
Ông viết về người bạn Sora và cũng là bạn đồng hành trong một hành trình dài “Có người tên Sora ở gần chòi của tôi , chúng tôi hay đến thăm nhau. Khi tôi nấu nướng anh giúp tôi nhóm lửa, chúng tôi cùng uống trà với nhau. Một chiều sau khi tuyết rơi anh ghé thăm tôi viết :
Bạn ơi nhóm lửa lên đi ,
Quả cầu tuyết trắng
tôi thì tặng cho
Ông nhìn những vật tầm thường xung quanh với một tâm tình liên hệ mật thiết .
Đó là cái tách của tôi !
khéo là tổ én làm rơi bùn vào.
Mùi hương tẩy sạch tai tôi
để nghe tu hú xa vời gáy vang
Nước kia quá lạnh nước ơi -
Hải Âu ông có nghỉ ngơi phút nào
Nghe chim ăn rắn bồi hồi
con chim trĩ gáy lòng thời xốn xang.
Mùa xuân mưa ấm từng cơn
hột cà nẩy nụ lá non trong vườn
Ai trong tim mộng của ta
bướm hay Trang Tử – ai là mộng đây ?
Những ngày mưa lạnh , khi ngắm ráng chiều tắt dần và cả những đêm dài mất
ngủ ông chuyển thành những câu thơ rung động thầm lặng .
Bộ xương lười biếng già nua
ngủ trưa thức muộn , cơn mưa xuân về
trên chùa một lão cô đơn
trong mùa giã gạo , đào đang nở hồng
Tôi ưa sương giá nửa đêm,
mặc vào cái áo bù nhìn tả tơi
Nửa đêm chợt tỉnh giấc nghe
tiếng bình gạo nứt tự bè đá băng
Trăng mùa gặt , nước thủy triều
cả hai bò đến cổng lều của tôi
Súc tích hình ảnh so sánh quá khứ và hiện tại như nhắc nhở thế tục vô
thường , cảm thọ cái gì vừa mới đó nay không còn nữa qua hài cú:
Chiều thu như hôm nay
Trên cành cây trơ trụi
con quạ đã đậu đây
Trường xuân chôn dưới rêu phong
giữa ngôi mộ tiếng khấn thầm tỉ tê.
Hương thơm mận nở gọi về !
gọi cơn lành lạnh đã đi lại mời
Ông nhận biết rất
rõ đời sống là vô thường :
Cả nhà đến mộ viếng thăm
mỗi người tóc bạc gậy cầm trong tay
Mọi người đến cuối đi tìm
đọt măng non – nỗi buồn phiền như nhau
Như tôi dưới cõi đời này
giống mùa thu muộn chiều ngày hôm nay
Hôm nay đây đầu mưa đông
chúng ta rồi sẽ già cùng với nhau
Là một đại thi sĩ Nhật bản , dù là thời còn sinh tiền Matsuõ Bashõ chỉ ước mong là một thi sĩ , không phải là thiền tăng hay thiền giả vậy mà thơ Bashõ bàng bạc thiền , rõ ràng thiền ảnh hưởng ông vô cùng sâu đậm lộ qua những câu hài cú mà người đời sau trọng ông như một thi sĩ thiền sư . Theo tiểu sử , thiền Phật giáo đến với ông rất trễ nhưng lại là một lối rẽ vô cùng quan trọng cho cuộc đời thi sĩ của ông . Thời kỳ cuối cuộc đời càng biểu lộ đặc biệt .
trưởng thành sung
mãn trong hài cú và đoản văn
Tất cả đời sống đều phản ảnh như gương soi mặt nước ghi lại trong tiềm
thức con người . Những thứ đó đối với ông như lời Phật dạy có sinh là có
diệt .
Một ngày mùa xuân ngồi trong căn
nhà bên sông ở Edo lắng nghe tiếng chim bồ câu cù rù êm ả trong cơn mưa lất
phất , làn gió nhẹ nhàng lay những cánh đào lất phất bay , đó là ngày cuối
tháng Ba đẹp toàn hảo mà ai cũng mong kéo dài vĩnh viễn . Bashõ đang chìm đắm
trong tĩnh thiền sâu xa thì vang lên tiếng xao động của một con cóc nhảy xuống nước .
Bài hài cú nổi tiếng : Con cóc của Bashõ mà Suzuki cho là một công án thiền . Suzuki viết “khi con cóc nhẩy xuống ao truyền sức sống vào vũ trụ , cho thấy rõ ý nghĩa của một Hiện Thực ”. Bashõ viết “ Có đời sống nào khác hơn ngay khi tiếng động làm tan cái tĩnh lặng , nhưng tiếng động phát ra rồi cũng biến đi? “
The old pond, ah! Kia cái ao xưa !
A frog jumping ! Con cóc nhẩy vào !
The water sound Tiếng nước xôn xao.
Do duyên khởi và duyên hợp từ con cóc gây nên tiếng nước xôn xao từ cái
ao đã lâu đời , tiếng nước động không làm xao động cả vũ trụ , vũ trụ cũng
không hoàn toàn trong tiếng động rồi cả hai cùng biến mất . Nhưng Bashõ rơi vào
tỉnh thức trước cả hai chủ thể và đối tượng cùng đối diện và nhập lại thành một điều kiện phụ thuộc nhau . Bashõ , cái ao xưa
, con cóc , tiếng động và tịnh , tất cả hiện tượng hiện diện và cùng biến mất .
Lúc bấy giờ tức thời ông chứng nghiệm điều huyền bí của sinh trụ và trụ sinh Cái ao xưa và con cóc hiện ra thì bao trùm
một màn lưới bí hiểm khi chúng không còn thì không có màn lưới bí hiểm nào cả .
Khi tất cả biến mất thì ngay lúc đó Bashõ không còn là Bashõ ngày xưa nữa, ông
đã trở về , ông đã tỉnh thức Ông là “Động và tịnh ” hay là “ Không Gian” như từ
khi ông chưa sinh ra, như từ khi Đất và Trời chưa rời nhau . Không phân biệt
động và tịnh , thân và tâm khai mở vô cùng “trong sáng ” không một sự mơ hồ nào bao bọc ông , ông hòa với thiên
nhiên .
Suzuki viết : ”Ta đừng nhầm lẫn hài
cú và thiền , hài cú là hài cú , thiền là thiền ; hài cú trong lãnh vực thơ nhưng
cũng có phần thiền vì trên một điểm nào đó hài cú liên hệ với thiền “.
Và Suzuki cũng cho là thiền bàng bạc trong bài thơ Gái Giang Hồ của Bashõ .Trên
đường đi cùng trú đêm dưới một mái lữ
quán thì nhà sư hay gái giang hồ đâu có khác vì cả hai đều phải nương theo một
mái nhà che chở khi đêm xuống , cả hai cùng mang một tấm thân có thể tan rã
không biết lúc nào .Tâm trạng bơ vơ của gái giang hồ không biết nơi mình sắp
đến , cũng như của chính Bashõ lang thang trên nhân thế vô định đi tìm con
đường trở về cũng không biết nơi mình sẽ trở về .
Cuối cuộc đời lang thang tìm kiếm của Bashõ trở nên danh tiếng qua những tập du ký bàng bạc thiền mà ông cố thực hiện phản ảnh giữa những giây phút thoáng qua và vĩnh hằng , giữa giây phút tỉnh thức và kiến tánh trong cái không tịch .