- Du Ký Sarashina

11 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 5875)




Du Ký Sarashina

 


LỜI GIỚI THIỆU


 

Cũng cùng năm 1687 ông lại lên đường ghi lại tập ký sự “Du Ký Của Nắm Xương Phong Trần “ là tập du ký viết sau những năm đau đớn hỗn loạn và cũng là lúc Bashõ đang đi tìm cái bản chất thiên nhiên của chính mình . Vì thế ” Tập Ký Sự Trong Tay Nải “ cho thấy hình như ông đã thành công trong việc giữ chính con người nghệ sĩ của mình tách khỏi vật chấtquanh ông. Cũng cùng năm 1687 , Bashõ làm một cuộc “du hành ngắn đến đền Kashima” trước khi “hành trình đến làng Sarashina .


 Tuy cả hai tập ông viết rất nhiều về chuyến du hành nhưng hình như đó chỉ là khởi sự vì sau này ông lại trở lại Suma năm 1688 vào mùa xuân. Những gì ông viết về Suma tuy chỉ có giá trị riêng biệt nhưng những lời thơ tuyệt đẹp và những câu văn về hành trình dường như đã có lúc tác giả tìm thấy phong cách trưởng thành đã đóng góp như những bực thang cho hành trình của cuộc đời ông.

 

 

 

 GIÓ MÙA THU tràn ngập làm cảm giác tôi sao xuyến mơ ước được thấy trăng tròn nhô cao trên ngọn núi Obasute . Ngày xưa dân làng Sarashina đem những bà mẹ già lên đỉnh núi lởm chởm này bỏ đó cho chết giữa những tảng đá. 


Bây giờ tôi thấy mặt người

Mặt Bà già bị bỏ rơi một mình

trăng kia là bạn đồng hành

 

Dùng dằng tôi hãy còn đây

Đêm trăng mười sáu xứ này

 là xứ Sarashina


Etsujin là môn sinh của tôi cũng có cùng ước muốn như tôi nên được một gia nhân của người bạn là Kakei đưa đến nhập bọn .


Con đường Kiso rất nguy hiểm , ngoằn ngoèo qua những triền núi dốc ngược . Chúng tôi cố gắng nâng đỡ nhau mà vì thiếu kinh nghiệm leo núi phần bối rối sợ hãi nên gây bao nhiêu là sơ suất , nhưng từ những sai lầm đó đem lại giây phút vui đùa cho chúng tôi can đảm tiếp tục.


Trên đường đi chúng tôi gặp một nhà sư già tuổi ngoài sáu mươi , mang một túi chĩu nặng trên lưng , bước thất thểu thở không ra hơi nhưng bộ mặt khắc khổ đầy cương quyết . Vì tâm từ bi người bạn đồng hành của tôi nhấc cái gánh nặng ra khỏi vai ông và đặt lên con ngựa của tôi đang cưỡi , thành ra tôi ngồi ngất ngưỡng trên một đống đồ đạc chồng chất . Núi này đến núi nọ liên tục hiện ra trước mắt tôi . Nhìn xuống dốc vực dựng thẳng đứng bên trái dưới sâu hàng trăm thước là con sông đang chảy siết làm ruột gan tôi sôi sục lên theo mỗi bước chân của con ngựa . Khi thì đi ngang Kakehashi , Nezame cùng những nơi nguy hiểm khác , rồi len vào các đường mòn hẹp lượn vòng càng lúc càng lên cao cho đến khi chúng tôi đi xuyên qua làn mây dầy đặc . Choáng váng sợ hãi với độ cao khi ngồi ngất ngểu trên lưng ngựa, tôi leo xuống và đi bộ trên đôi chân mềm nhũn.


 Thế rồi tên gia nhân không biết sợ là gì , hắn leo lên ngựa và bắt đầu ngủ gục nhiều lần đôi khi suýt ngã nhào xuống vực . Mỗi một cái gục của hắn lại làm tôi kinh hãi . Nghĩ đi nghĩ lại tôi nhận thấy mỗi chúng ta cũng như người giúp việc này , chúng ta u mê lội qua thủy triều chuyển hướng không ngừng trong thế giới bão bùng đầy hiểm nguy . Và Phật nhìn thấy chúng ta lặn lội trong những ngọn thủy triều đó cũng như chúng ta nhìn thấy người giúp việc ngủ gục trên lưng ngựa .


 ***


Đêm đến chúng tôi tìm được phòng nghỉ ngơi trong một căn nhà của một vị tăng nghèo , tôi thắp ngọn đèn lên lấy bút lông và nghiên mực ra . Mân mê đôi lông mày cố nhớ lại phong cảnh đi qua sáng nay và những bài thơ tôi làm suốt dọc đường . Vị sư thấy vậy tưởng tôi khổ sở mệt mỏi vì hành trình nên yêu cầu tôi nên tin vào năng lực kỳ bí của câu niệm Phật , đó là kinh nghiệm mầu nhiệm trong những cuộc hành trình thời còn trẻ của người . Chẳng may bị cắt ngang dòng tư tưởng tôi mất cảm hứng .


Ngay lúc ấy ánh trăng bạc xuyên kẽ lá rọi qua những khe nứt trên tường sáng cả một góc phòng . Từ đàng xa tôi nghe tiếng người làng đánh mõ và la hét om xòm để đuổi nai , tự nhiên nỗi cô đơn của mùa thu tràn ngập xâm chiếm tôi.


Trong mùa giá lạnh trên non

Chùa nghèo , ấm sắt nỉ non khóc ròng


Tôi đề nghị uống rượu dưới ánh trăng, và lập tức chủ nhân mang chén ra. Những chén này quá lớn nên trông không thanh nhã, lại còn có một đường viền sơn vàng chóe lòe loẹt. Dân tỉnh thành lịch lãm không bao giờ dùng những thứ này. Nhưng ở nơi đồng nội xa xôi này chúng tôi lại rất thích và nghĩ những chén này còn quí hơn chén vàng chén ngọc của người giầu sang. 


 Trong lữ quán , dưới ánh trăng

vẩy sơn họa một bức tranh treo tường

 

Qua cầu Kakelashi –

giây nho bám chặt cũng vì muốn leo

như giây trường xuân đu đeo

 

Qua cầu lúc lắc đong đưa

giây leo vẫn bám đong đưa trên cầu

như đời người cố bám vào 

 

Ngày xưa buôn bán đổi trao

Ngựa xưa – thú vật qua cầu trước tiên


Etsujin viết :


Nửa đường khi vượt qua cầu

Mắt nào dám chớp xóa mau sương mù


Tôi viết:


 Dùng dằng tôi hãy còn đây

 Đêm trăng mười sáu nơi này

 là Sarashina


 Etsujin viết :


 Ba ngày mây vắng trời trong

 Ba lần tôi thấy ánh trăng sáng ngời


 Tôi viết


 Mảnh mai , ôi thật mảnh mai

 vàng vàng hoa nhỏ nghiêng dài dưới sương

 

 Cải kia mới thật là cay

 Gió thu sao rát lưỡi này gió ơi.

 

 Kìa là hạt dẻ núi Kiso

 Làm quà kỷ niệm gởi cho tỉnh thành.

 

 Cùng nhau bái biệt tạ từ

 Ra đi ta đến Kiso thu này.

 

 Hành trình đến tự Kiso

 Chán chường mệt mỏi ta chừ ngắm trăng


 Bài thơ viết ở chùa Zenkõ :


Bốn Phái Bốn Cửa góp gom

Sáng trăng rực rỡ chỉ còn một thôi .(26)

 Núi Asami nổi dậy bão bùng,

Tắm tôi đá sỏi gió tung mịt mùng


--------------


CHÚ THÍCH:


(26) Bốn môn phái theo đạo Phật là Thiên Thai , Tịnh Độ , Thiền và Lâm Tế 


 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hoa Súng