Du ký của nắm xương phong trần
LỜI GIỚI THIỆU
Mùa hè 1684 ông bắt đầu một hành trình
dài sau những năm rối loạn mà khi rời bỏ quê nhà ông nghĩ đó là việc làm không
thể có lựa chọn nào hay hơn . Nói theo cách khác thì sự lựa chọn ra đi là một
rời bỏ những gì quá quen thuộc . Rồi từng ngày một thì bây giờ ông không còn gì
để buông bỏ mà chỉ có chính mình ông đối diện với ông , nếu không buông bỏ
chính cái thân mình thì ông không thể
nào tìm thấy được bản chất chính của
mình .
Vì thế tập (Nozaraishi Kiko) du ký “Nắm Xương Phong Trần “ cho thấy đôi khi Bashõ cố gắng buông bỏ con
người của mình và có những giây phút ông đã thành công hòa vào những dòng thơ để đi tìm con người
thật chính mình
Theo gương những thiền sư ngày xưa đã đi hàng ngàn dặm không mang gì theo chỉ cố gắng đạt được trạng thái hạnh phúc dưới ánh trăng trong sáng , tôi bỏ lại túp lều gần tàn tạ cạïnh con sông Sumida vào tháng thứ tám năm 1684. Đặt tin tưởng vào cây gậy chống “Tôi không mang gì theo cuộc hành trình , đi vào khoảng không giữa một đêm trăng” Tiếng gió ngoài kia nghe lạnh lùng làm sao.
Edo nay đã mười thu
tưởng như quê cũ biết chừ nói sao
Bụi sa trục thảo cánh đồng
màn đêm tĩnh mịch , hung tàn núi non
Thổi vào đến tận tim gan
mùa thu buốt giá
nắm xương phong trần
Tôi băng qua giới tuyến Hanoke trong mưa, những đám mây phủ kín các ngọn núi .
Cũng may thôi thật là hay
Sương mù che phủ mây mờ Fuji
Gió từ ngọn núi Fuji
dấu vào cánh quạt gửi về Edo
***
Người bạn đồng hành của tôi là Chiri tâm tính rất ân cần , anh lo cho chúng tôi đủ mọi tiện nghi có thể có được . Sau này anh tâm sự là anh học được ý tưởng của Khổng Tử “Mọi người ai cũng phải đối xử chân thành tử tế với nhau ”
Chiri viết :
Bỏ lại Fukarawa
căn chòi của Bashõ
cho Fuji giữ
gìn
***
Bước những bước nặng nề bên dòng sông Fuji , chúng tôi vô cùng xúc động
khi thấy một đứa trẻ khoảng hai tuổi ngồi khóc . Cha mẹ của đứa bé có lẽ bị
sóng kéo đi khỏi thế giới bồng bềnh này bỏ bé lại một mình cạnh con sông tỏa
hơi sương nước chảy siết như cuộc đời gió bão mà đời của bé còn mới ngắn hơn
sương buổi sáng . Bé trông yếu đuối như cánh hoa trong bụi sa thảo có thể tả
tơi theo ngọn gió thu , tôi để lại cho bé tất cả phần ăn của tôi .
Thương nghe tiếng khỉ khóc than
Bây giờ con trẻ bên đường bỏ rơi
khóc trong gió lộng thu trời ..
Sao có thể xẩy ra chuyện như thế này nhỉ? Có phải cha đứa bé ruồng rẫy nó không? Có phải mẹ nó bỏ rơi nó không? Dường như không đáng bị khổ đau bởi những nguyên nhân lớn lao trầm trọng thì là gì bây giờ, có thể nào cho đó là ước muốn khó thể cưỡng được của thiên đình . Chúng tôi thương cảm than khóc cho số phận của nó và đành phải bỏ bé lại.
Mẹ cha đã bỏ đi rồi,
bỗng nghe chim trĩ khóc hời đâu đây
***
Mưa tầm tã từ sáng đến chiều , dòng sông Õi dâng cao giữ chân tôi lại .
Với cái roi da bên cạnh sườn tôi gật gù trên lưng ngựa trong đêm trăng muộn tái
nhợt treo trên trời mà chân núi thì đen đặc như một cái hố . Chúng tôi đi nhiều
dặm đường không một tiếng quạ kêu , cho đến khi tới Sayo-no-nakayama tôi mới
bắt đầu tỉnh
Gật gù trên ngựa tôi mơ
Mơ trăng , mơ sợi khói mờ trà thơm.
***
Tôi tiếp tục đi thăm một người bạn ở Ise và dừng lại đó mười ngày. Một buổi chiều tôi đến viếng phía ngoài đền Thần Đạo Ise . Cánh cổng đền đứng sừng sững trong bóng mát . Vài ngọn đèn đã được thắp sáng soi lên nền . Đứng đó lắng nghe gió thu thổi qua những cây thông từ ngọn núi xaxa , lòng tôi vô cùng mẫn cảm
Đêm đen cuối tháng không trăng
Gió ôm cây bách hương già ngàn năm
Thay vì kiếm dắt lưng , vai tôi lại đeo cái bị nhỏ . Đầu tôi cạo trọc , tay cầm chuỗi tràng hạt , tất nhiên tôi ăn mặc như một nhà sư, nhưng tôi không phải là một nhà sư vì bụi đời hãy còn vương trong tôi nên người giữ đền ngăn tôi không cho vào đền trong vì dáng vẻ của tôi như một sư Phật giáo .
Cuối thung lũng nơi mà đại thi sĩ Saigyõ (1) ẩn tu có một dòng suối và một người đàn bà đang rửa khoai:
Ngài Saigyõ cũng làm thơ
dẫu cho thiếu nữ bên bờ suối đây.
Cuối ngày khi tôi dừng lại một trà thất nhỏ , có người kỹ nữ trẻ tên Điệp trao tôi mảnh lụa nhỏ xin tôi viết lên lụa bài hài cú có tên nàng.
thoang thoảng mùi hương lan ,
bươm bướm là tên nàng
Khi đến thăm chòi ẩn dật của Saigyõ , tôi viết :
Tường vi leo giữa trúc tre.
Rung lên trong bão trúc tre quặn mình
Cái chòi ở ẩn Saigyõ
khuất đâu trong góc vườn hoa nở bồng
Hẳn kìa đôi dép Saigyõ
dép treo vinh dự sương mù cành thông
***
Ngay từ sáng sớm vào tháng chín
tôi về đến làng xưa. Tôi không thể nào tìm thấy một cọng cỏ mẹ tôi thường trồng
trước phòng của bà . Cả vùng cỏ có lẽ đã héo úa với băng giá. Quê tôi không còn
như xưa nữa , mọi sự đều khác lạ . Ngay cả các anh em tôi tóc đều đã bạc hai
bên mái, mắt đã có nếp nhăn . Chúng tôi chỉ nói được với nhau vài lời : “Thật may mắn còn sống để gặp lại nhau ! “ .
.
Anh tôi mở một hộp nhỏ bảo tôi :”
Cúi lạy tóc bạc của mẹ đi , em như là người chài lưới Urashima ( 2) , mở cái
hộp này ra trong giây phút tóc em sẽ bạc trắng.
Sau khi nhỏ lệ đầm đìa tôi viết:
Lệ nồng trộn với sương thu
Trên bàn tay hứng tan như sương mờ
Chúng tôi đi băng ngang huyện Yamato đến một nơi gọi là Take-no-uchi vùng Katsuge . Đây là quê hương của Chiri nên chúng tôi dừng lại vài ngày dưỡng sức . Trong rừng trúc có một cái nhà nhỏ tí teo:
Tiếng rung cành đập cây cong
Tỳ Bà như khẩy trong rừng trúc thưa.
Đến viếng Chùa Taima ở núi Futagami , trước sân chùa có cây tùng có lẽ đã từ ngàn năm , tàng cây lớn đủ dấu được một con bò . Đứng trước đại thụ khiến tôi nể sợ và kính trọng nghĩ rằng cây là một vật lạnh lùng không cảm giác nên sống sót qua bao nhiêu hình phạt của lưỡi riều thời gian dưới sự bảo vệ tuyệt vời của Đức Phật !
qua bao buổi sáng rực hồng ,
qua bao thế hệ chư tăng nối dòng
đều tan dưới gốc cây tùng,
Phải chăng là dịnh luật chung vĩnh hằng.
Tôi lang thang một mình trong trung tâm núi Yoshino, đám mây trắng khổng lồ tụ lại giữa những đỉnh núi và mưa phủ hết vùng thung lũng. Rải rác đây đó điểm một vài ngôi nhà lụp xụp của tiều phu . Tiếng búa nện vang vang bên triền núi phía Tây mà tiếng vọng nghe như từ hướng đông . Chỉ có tiếng chuông chùa đáp lại rung động đến tận tâm can tôi .
Nếu không có tiếng chuông rung
làng sao sống được đến khi xuân
chiều
***
Nhiều thi sĩ thời xưa sống xa lánh thế gian , chọn cuộc sống ẩn dật trên núi , vậy thì đương nhiên họví những ngọn núi này như núi Vũ Hán là nơi hẻo lánh mà nhiều thi sĩ danh tiếng Trung Hoa đã từng sống .Tôi tìm được nơi nghỉ đêm tại khách quán ngôi chùa.
Cái chòi tranh trước đây của Saigyõ cách
chùa trong khoảng vài trăm thước ở sâu tận cùng chùa Yoshino , cách một thung lũng sâu chỉ có thể đến đó bằng con đường hẹp của tiều
phu . Những giọt sương xuân trong veo nhỏ giọt tí tách Một thi sĩ nổi tiếng có bài thơ chắc vẫn còn được nhắc đến tựa là : “Giọt Nước Trong Veo”. Tôi viết
Với giọt sương nhỏ trong veo
cố mang chùi rửa bụi đeo cuộc đời
Bồng bềnh thế giới nổi trôi .
Nếu Hứa Do có đến xứ Nhật có lẽ
ông ta rửa tai bằng những giọt nước mùa
xuân này , và nếu ....cũng dùng những giọt mưa xuân súc miệng . Khi tôi
quyết định xuống núi , mùa thu đã ngả sang hoàng hôn , tôi quyết định đi đến một nơi nổi danh khác
, thế là tôi chọn đến mộ hoàng đế GoDaigo ( 1288-1339) là vua thứ chín mươi sáu
chết trên núi Yoshino sau một cuộc đời đầy sóng gió .
Đây là nấm mộ hoàng gia
cỏ ơi có nhớ khi xưa một thời
Tôi theo con đường Õmi đi qua thị trấn Yamato qua Yamashiro vào vùng Mino . Đi ngang làng vùng núi Imasu và Yamanaka đến viếng mộ Phu nhân Tokiwa ( 3 ) , người tình có số phận không may của tướng Yoshitomo . Moritake (1473-1549) vừa là thi sĩ vừa là một đạo sĩ Thần đạo đền Ise, hẳn cũng thấy số phận Tướng quân Yoshitomo tựa như cơn gió giá rét dữ dội thổi qua ngôi mộ khi ngài viết bài thơ : “Gió mùa thu như Tướng quân Yoshitomo” thật không so sánh nào đúng bằng. Tôi viết:
Trái tim hiệp sĩ Yoshitomo
tựa như ngọn gió mùa thu lạnh lùng.
Khi ở biên giới Fuwa tôi viết :
Gió thu đường đèo Fuwa
thổi qua đồng ruộng khóm tre rậm dầy
***
Ở lại một đêm ở Õgaki như là khách của thi sĩ hài cú Bokuin . Thật ra tôi
đã đi quá xa từ khi tôi rời căn nhà ở Mushashino , quyết định thực hiện cuộc
hành trình dài này dù cuối cùng có phải phơi xương ngoài đồng cũng cam.
Hành trình đến cuối đường rồi
mà ta còn sống thu trời chiều nay
Tôi viếng đền Hontõ ở Kuwana
Cánh hoa cúc nở mùa đông
Xa xa trong tuyết tiếng chim
tiếng chim trích hót hay là chim cu
Tôi chán nằm cái gối cỏ của tôi , ra bờ biển cát khi trời còn tối trước rạng đông
Mặt trời tia sáng đầu tiên
long lanh cá trắng êm êm lượn lờ
cách phân mặt nước tỏ mờ
Khi đến viếng đền Atsuta thì chỉ còn lại cảnh điêu tàn , tường đổ nằm lẫn cùng với cỏ dại , sợi thừng giăng từng đoạn fây đó ghi lại dấu tích khuôn viên cũ của đền , những tảng đá mang tên các thần linh không còn được thăm viếng thờ phượng . Mặc dù vậy, hồi tưởng lại dĩ vãng cho tôi ấn tượng vui sướng với cảm giác bồi hồi kỳ lạ .
Nhớ thương dương sĩ héo khô.
bước vào lữ quán có từ đời xưa
bánh dầy tươi mới liền mua
Dọc theo con đường Nagoya, tôi ngâm nga một bài thơ khôi hài:
Gió đông điên dại hôm nay
lang thang như Chikusai ngày nào (4)
***
Tôi đi lang thang thưởng thức tuyết trắng:
Dân lành ta dụ bán buôn,
bán cái mũ nhuốm tuyết sương trên đầu
Trời đông tuyết phủ sáng nay
Ngựa già cũng thấy tuyết này tiết đông
Tôi loanh quanh ngoài bãi biển suốt buổi trưa
Một vùng biển tối mênh mang
vịt hoang thảng thốt kêu vang một vùng
Đường mây trắng loáng trên không
Năm đã gần tàn , mà tôi vẫn tiếp tục lang thang trên đường du hành bỏ đôi
dép lại nơi này , để lại một cây gậy chống cũ kỹ nơi khác .
Cũng như năm cũ sắp tàn
Trên đầu cái mũ lang thang với mình
Chân mang đôi dép lênh đênh
Viết những bài thơ vớ vẩn như vậy, tôi về tới cái chòi trên núi của tôi vào đúng năm mới.
Năm con trâu , kìa rể nhà ai
Hội hè dương sỉ bánh dầy hắn bưng
Trên con đường dài đến Nara :
Sương mây buổi sáng dâng lên
từ trên ngọn núi không tên xuân về
Tôi đến viếng sảnh đường chùa Nigatsudo ở Nara vào dịp dự lễ kéo nước Omizutori ( 5 ).
Lễ này xin kéo nước lên.
tiếng chân của các sư thiền khua vang
guốc gỗ mà gõ nền băng
***
Tôi lên tận Kyoto thăm một thi sĩ danh tiếng tên Mitsui Shũfũ có một trang trại cạnh thác nước Narutaki hấp dẫn rất nhiều thi sĩ , nơi đây có vườn mận hoa nở trắng tôi viết:
Chùm hoa mận trắng hạc đâu,
Trộm hoa nở rộ trốn sau cành già.
Cây sồi quí phái cao sang
Thật là khác biệt với cành hoa tươi
Diện kiến cùng vị sư trưởng Ninkõ thứ ba chùa Saiganji làng Fushimi
Tay áo chùi lệ rơi
Hoa đào Fushimi rộ nở rồi
Ngày xum họp mừng vui
Băng ngang núi theo con đường Õtsu :
Men theo đường núi non cao
Những chùm hoa tím đón chào cười vui .
Từ xa có thể nhìn thấy hồ Biwa :
Bập bềnh ảo ảnh xa xa
nhạt hơn mầu đào tùng karasaki
***
Vào một lữ quán ăn trưa :
Đỗ quyên được đặt ân cần -
nàng kia xé vụn cá hồng phơi khô.
Trên đường đi :
Kìa đàn chim én lượn qua
như nhìn nụ chớm nở hoa trên đồng
Sau hai mươi năm tôi gặp lại người bạn cũ ở Minakuchi :
Tôi anh chỉ sống một đời
Mà cây đào cỗi sống hoài nở hoa
***
Ở Hiru-ga-Kojima thuộc huyện Izu có một vị tăng đi hành hương từ mùa thu năm ngoái nghe nói về tôi và muốn cùng tôi làm bạn đường . Sư đi theo con đường tôi đã đi qua đến Owari cuối cùng cũng bắt kịp tôi .
Bây giờ là bạn mới quen
trên đồng lúa mạch bạn hiền cùng ăn
cùng chia gối cỏ
ta nằm
Khi ông báo cho tôi biết Daiten (6) (1629-16850 ) là Viện trưởng chùa Engakuji đã chết vào đầu tháng giêng , tôi vô cùng sững sốt , vội vàng viết vài lời về thi sĩ Kikaku là bạn của tôi .
Nhớ mùi hương mận quê hương
Giữa tàng hoa trắng , lệ vương cúi đầu
***
Tôi gửi mấy câu
thơ đến người bạn Tokoku (7) ở Nagoya
Trên hoa anh túc trắng
Phất phơ cánh bướm lượn
Bướm dương căng đôi cánh
Yêu này bướm giữ riêng.
Tôi trở lại nhà người bạn Tõyõ là chủ quán ở Atsuta Sau đó quay về hướng Đông để lại bài thơ cho bạn
Từ trong thược dược cánh hoa
dùng dằng ong chẳng muốn ra, khó rời
***
Trên núi vùng Kai người ngựa đều mệt mỏi tôi dừng lại một lữ quán trơ trọi trên núi .
Cả con ngựa khách đường xa
nằm trong đẫm lúa tưởng là vuốt ve
Tôi trở về tĩnh
dưỡng nơi ẩn cư của tôi vào cuối tháng tư
tôi chưa nhón lũ chí ra
nhón ra lũ chí la cà áo tôi
Đến kỳ thay áo hè rồi
*****
CHÚ THÍCH
(1) Saigyõ (1118-1190) là một thi sĩ tài ba thời kỳ Heian . Ông bắt đầu cuộc đời là một hiệp sĩ tầm thường trong hoàng cung cựu thiên hoàng Toba (1103-1156) nhưng đến tuổi hai mươi ba đột nhiên ông rời bỏ hoàng cung và gia đình sống như một thi sĩ lang thang suốt cuộc đời . Bashõ đặt Saigyõ như một mẫu người mà ông noi theo cả về thơ và đời sống.
(2) Urashima là huyền thoại về một ngư phủ cứu một con rùa và được mời về thăm lâu đài nữ thần thủy tề rồi nán lại chơi vài năm , khi quay về trần gian thì mọi sự đã biến đổi hoàn toàn . Nỗi cô đơn thúc giuc Urashima mở cái hộp nhỏ ( tamatebako) do nữ thần tặng thì chỉ có một làn khói bốc lên từ trong hộp thế là Urashima trở thành một ông lão tóc bạc trắng
(3) Bà Tokiwa có định mệnh bất hạnh , bà là người
tình của Minamoto-no-Yoshitomo (1123-1160) và là mẹ của Yoshisutne . Khi
con khởi loạn chống lại cha là một tướng quân rất có thế lực của tộc đảng
Minamoto . Yoshitomo thua bỏ chạy một mình bị giết . Còn phu nhân Tokiwa cũng
bị cướp giết trên đường lánh nạn
(4) Chikusai nổi danh là
đại kịch sĩ hài kịch sĩ hài hước , ông hay đi lang thang khắp chốn tập làm
thằng khùng khoác lác và ngâm nga thơ phú.
(5) Đền thần đạo Todaiji
ở Nara có tục lễ kéo nước vào giữa mùa đông khoảng tháng Hai biểu tượng cho
năng lực thuần khiết .
(6) Daiten là sư trưởng
đời thứ một trăm sáu mươi chùa Engakuji ở Kamakura mà bạn Basho là Kikaku thực
hành thiền dưới sự chỉ dẫn của sư Daiten.
(7) Tokoku là một
thương gia ở Nagoya và là một môn sinh đắc ý nhất của Bashõ . Ông quá cay đắng
tiếc thương Tokoku chết quá trẻ .