Tập ký sự trong tay nải
LỜI GIỚI THIỆU
Bashõ ghi lại chuyến đi mười một tháng năm 1687 “Tập ký sự trong tay nải” là tập du ký kể lại cuộc hành trình lâu hơn chuyến trước . Sau khi rời căn nhà bên sông ở Edo , đi theo đường ven biển đến quê hương Ueno và thăm những núiù non vùng đó như Wakanoura, Nara và Suma rồi đến Akashi là nơi xa nhất về hướng Tây ....
TRONG TẤM THÂN TẠM BỢ này với hàng trăm mảnh xương và chín cái lỗ có một phần tâm linh , mà vì không biết gọi tên gì cho thích hợp, nên tôi nghĩ đến nó như là gió cuốn vậy . Nó mơ hồ như một tấm thảm mong manh , chỉ một cơn gió thoảng có thể làm cho rách tan rồi bị thổi bay đi . Nó đã làm tôi phải viết lên những vần thơ từ bao nhiêu năm qua, đầu tiên là để tự thỏa mãn mình, nhưng dần dà đã trở thành một lối sống. Nói cho đúng là những bực bội và cảm giác bị từ từ tan rã cũng đủ cho tâm linh này phải im bặt nếu không lòng kiêu hãnh đôi khi đã đi mấp mé đến mức hợm hĩnh . Ngay từ khi viết những dòng đầu tiên cũng đã thấy không vừa ý như bị dằng xé bởi nghi ngờ này đến nghi ngờ khác . Tâm linh gió cuốn này đã có lúc muốn tìm đến sự an ổn của cuộc sống cung đình , có lúc lại muốn liều lĩnh khoe cái ngu dốt của mình bằng cách trở thành một học giả. Nhưng niềm đam mê thơ đã không cho phép làm những điều đó. Bởi vì nó không biết con đường nào khác hơn là con đường thi thơ , nên đã phải bám víu vào đó thật chặt chẽ.
Saigyõ thì có thơ , Sõji (8) thì
có những câu văn , Sesshũ (9) thì có
tranh vẽ , Rikyũ (10) thì có trà đạo –
họ đều có tâm linh giống nhau . Những
người ấy đều đã đạt tới mức toàn hảo
tuyệt diệu trong nghệ thuật ; họ đều có một đặc tính chung là hài hòa với bốn
mùa của thiên nhiên . Tâm trí như họ nhìn thấy bất cứ cái gì cũng là một cành
hoa, bất cứ điều mơ ước nào đến cũng đều là trăng . Ai không nhận biết có cành
hoa là tâm người man rợ ai không muốn mơ
thấy trăng làtâm thú vật . Mặc kệ những người man rợ và thú vật . Hãy hòa hợp
và quay về với thiên nhiên
Giữa mùa thu thời tiết đầy đe dọa , tôi vẫn quyết định bắt đầu cuộc hành trình . Gió thổi lá bay nhắc cho tôi tất cả những bất trắc mà con người lữ thứ lang thang phải đối diện.
Cơn mưa mùa đông đầu tiên
lang thang xin hãy ghi tên tôi vào
Hành trình thấm mệt làm sao,
gió thu đây thổi , còn bao nhiêu ngày ?
Đây rồi anh sẽ ngủ say
sơn trà chen giữa đêm này , mỗi đêm
Bài hài cú thứ ba do thi sĩ , Chõtarõ (11) quê ở Iwaki khuyến khích tôi
tại nhà Kikaku khi họ mời tôi làm khách
danh dự trong bữa tiệc từ biệt .
Mùa đông đang đến kia kìa
ta xem đào nở xuân về Yoshino
Bài thơ này là món quà gieo duyên của Tướng quân Rosen ở Taira( 12) , sau đó có thêm nhiều món quà của các bạn và môn sinh , gồm có những bài thơ và “tiền mua dép”, cũng như những thứ lặt vặt khác giúp cho công việc sửa soạn chuyến đi được thêm nhiều dễ dàng thường phải mất hàng tháng trời . Nào là áo mưa giấy, nón đội, vớ để giữ ấm qua suốt mùa đông , tất cả các thứ đó đều là quà tặng.
Lại còn có tiệc giã từ đãi trên tầu , ở nhà một số bạn và ngay cả nơi tôi ẩn cư . Ăn uống chè chén tiệc tùng , đôi khi bị hấp dẫn dễ dàng bởi ảo tưởng như có vài nhân vật quan trọng sắp sửa lên đường.
Ngay từ xa xưa, nghệ thuật viết du ký đã được nhiều độc giả thích thú. Danh hào Ki-no-Tsurayuki (13) viết quyển du ký nổi tiếng Tosa, và Kamo-no-Chomei (14)ghi lại đời mình trong cái thất chỉ ba thước vuông . Ni sư Abutsu(15) làm cho nghệ thuật này thành toàn hảo . Cây cọ của tôi, không có đủ trí tuệ và hứng khởi, dù cố gắng tuyệt vọng cũng cứ làm để được ngang hàng với họ.
Còn gì dễ hơn là nhìn mưa rơi vào sáng sớm và đến trưa nắng lên cao trông thấy cây tùng đứng một vị trí đặc biệt , hoặc để ý đến tên của một khúc sông khi đến chỗ rẽ. Đó là những gì người ta ghi lại trong nhật ký. Chẳng có gì đáng ghi lại nếu không nhìn cảnh vật dưới con mắt thật mới mẻ . Riêng tôi, tôi muốn ghi trong bút ký những nhận xét tình cờ suốt con đường dài , những kinh nghiệm và hình ảnh còn vương vấn trong tâm trí, một ngôi nhà cô tịch trên núi , quán trọ đơn độc trong đồng hoang . Tôi ghi trong bút ký chủ ý kích thích một cuộc đàm luận thân thiện , mong có thể ứng dụng được cho những người du hành .
gió thu xưa vẫn dịu dàng
thơ tôi hài cú tận tường cho anh
Nhưng có lẽ những gì tôi ghi lại
chỉ là những lời lảm nhảm của một người say, những câu nói lung tung rời rạc
của một kẻ đang ở trong mộng . Nhưng vì có lời yêu cầu của bạn bè nên xin cứ để
vậy .
Tôi nghỉ một đêm ở Narumi :
Kia kìa trên “ Mũi Đầy Sao”
hé soi bóng tối , chim cau gọi mời.
Người chủ quán cho tôi xem bài thơ viết tay của tướng quân Asukai Masaaki (16) đã để lại khi dừng -nghỉ ngơi nơi đây trên đường đi Kyoto:
Dừng đây nơi vịnh Narumi
biển như xa rộng tưởng thì thật xa
Từ thành đô cũ ngày xưa
Tôi viết :
Mây dường như hẹn tuyết rơi
con đường còn nửa đến nơi đô thành
Đến phủ Mikawa , tôi quyết định đi thăm thương gia thi sĩ Tokoku bạn tôi đang ẩn dật tại làng Hobi. Tôi rủ một người bạn khác là Etsujin đi cùng , chúng tôi đi bộ mấy dặm đường đến Yoshida tìm quán trọ :
Vào một đêm lạnh căm căm
Ấm sao khi ngủ cùng nằm chiếu đôi.
Khi đến Amatsu Nawate , tôi đi theo lối mòn hẹp qua giữa cánh đồng lúa vào đúng ngay giữa cơn bão cuồng nộ từ biển đang kéo về.
Mặt trời ngày giá mùa đông
Bóng tôi băng cứng trên lưng ngựa gầy
Chỉ khoảng một dặm từ làng Hobi đến mũi Irago . Có thể đến được tỉnh Mikawa bằng đường đất , nhưng từ tỉnh Ise thì phải theo đường biển , tuy thế theo thi sĩ Man’yõshũ (17) đó là hai lối nếu từ Ise hướng ra . Tôi nhặt một vài một vài hòn đá cuội trắng Irago thông dụng để dành chơi những ván cờ Go (18) .
Gió thu buồn lạnh tái tê
càng cô đơn vượt Ise cánh đồng
Sau lưng tôi là mũi núi Hone nhô ra biển phía Nam nổi tiếng hấp dẫn những con chim ưng đến sớm nhất trong năm :
Chim ưng vừa thoáng bay qua
lượn vòng trên
mũi Irago này
Tôi và người bạn được mời chung vui một tiệc về hưu ở Nagoya không xa lắm về phía Tây:
Sáng nay thương kẻ lang thang
Hakone phải vượt đường tuyết rơi
Dự tiệc với những nhân vật quan trọng:
Vuốt cho áo giấy hết nhăn
dõi theo tuyết phủ tận quanh lưng trời
Dẫm sâu trong tuyết tôi đi
cho xa xa tận đến khi ngã nhào
để nhìn
quang cảnh trắng phau
Tôi là khách thi sĩ danh dự trong bữa tiệc của người bạn
thoảng mùi trái mận đầu mùa
tìm quanh mới thấy rượu chừa hầm trong
Thời gian viếng Nagoya tôi họa một số thơ với bạn bè từ Õgaki và Gifu . Nhưng sau vài ngày tôi thấy cần phải đi gấp về quê trước khi năm tàn.
Quán trọ nhàn rỗi cuối năm
nhìn xem thiên
hạ sửa sang cửa nhà
***
Trong làng Hinaga truyền rằng thời xưa thi si Sõji đến từ Kuwana gần chết
vì đói. Tôi thuê ngựa để trèo đèo “Chống
Gậy” (Tsue-tsuki-zaka) , vì không quen
cưỡi ngựa trèo cao nên cả yên ngựa lẫn người bị ném lăn quay xuống đất.
Phải chi chống gậy băng qua
thì ta và ngựa đâu mà ngã lăn
Có lẽ vì bị ảnh hưởng bởi cái u buồn khó tránh vào những ngày cuối thu tôi viết :
Chôn nhau cắt rốn đi tìm
rưng rưng nước mắt nỗi niềm cuối
năm
***
Tần ngần nhìn một năm đi qua , tôi uống cho đến quá nửa đêm Giao Thừa, khi thức dậy sau một giấc ngủ dài thì đã quá trưa ngày mồng một đầu năm :
Ngày mai xin thức sớm hơn ,
Đón chào hoa nở sang xuân hai ngày
Ghi lại ngày xuân mới :
Trên đồng trên núi non này ,
Xuân sang mới được chín ngày khắp nơi
Làn hương xuân ấm nhẹ nhàng
mơn trên ngọn cỏ giá đông héo tàn
***
Có một ngôi chùa đổ nát do một đại tăng Shunjõ (19) xây cất trong làng Awa tỉnh Iga vào cuối thế kỷ thứ mười hai . Thời đó chùa có tên là Ngũ Sơn Tân Đại Phật Tự giờ đây chỉ còn cái tên dài là nhắc nhớ lại một thời xưa vang bóng . Chánh điện đã bị san bằng chỉ còn trơ nền đất , trái nhà ngang của các vị tăng thời xưa mà nay là ruộng lúa ngập nước , tượng Phật bốn thước cao bám đầy rêu xanh , chỉ còn lộ ra khuôn mặt cao siêu . Bức tượng của người sáng lập chùa đứng trơ trọi giữa những bệ thờ đổ vỡ điêu tàn với cỏ hoang mọc tràn lan . Ngay cả cái cây khổng lồ là sự kiêu hãnh của chùa cũng đã chết.
Đá kia hơi nóng dâng lên
Cao như tượng đổ từ nền đất khô
Biết bao kỷ niệm về đây
Trông ra hoa nở trên cây anh đào
Tôi viếng đền ở Ise Yamada :
Cây chi đang nở hoa thơm
Vô danh chẳng rõ hương hoa ngọt ngào !.
Gió bão vào tiết tháng Hai
Trần truồng mà đứng có hơi rùng mình
Trên núi Bodai
Nói cho tôi biết núi cô đơn
đào khoai hoang dã nông dân tuổi gì
Khi gặp bạn Ryũ
Shõsha là tăng sĩ học giả của đền Ise và cũng là học giả của thời đại:
Trước là chiếc lá tặng người
Đây là cỏ lạ cỏ ơi tên gì ?
Tôi gặp người con trai của tăng sĩ Ajiro Minbu (20). Có biệt hiệu hài cú là Setsudõ :
mầm non vừa mới nở hoa
hoa đẹp dưới cây mận già vươn cao
Khi tôi lớn tiếng tự hỏi sao không có lấy một cây mận nào ở sân đền Ise , nhà sư già nói là chẳng có gì lạ cả, vì có một cây trồng sau nhà ngang ở khu vực người trinh nữ sinh sống .
Nơi này mới thật đúng đây
sau nhà trinh nữ trồng cây mận già
một mình phảng phất hương hoa
Thật là có được dịp may
gặp được niết
bàn sân này linh thiêng
***
Trời đã vào giữa tháng Ba , từ lâu tôi mong mỏi được khởi hành đi Yoshino nơi mà anh đào nở trong ký ức của tôi Có người hứa sẽ là bạn đồng hành đến Yoshino mũi irago , chúng tôi gặp nhau ở Ise. Cùng nhau vừa đi vừa ngoạn cảnh anh ta cũng bị cuốn hút vào phong cảnh đẹp , hơn nữa anh muốn giúp đỡ tôi trên đường trường . Anh lấy bút hiệu mà tôi rất thích là Mangiku- maru . Chúng tôi ăn mừng bằng cách viết lên mũ :” Không có nhà trên thế gian này – Chúng ta là những kẻ đi lang thang “. Rồi chúng tôi lên đường :
Chẳng còn xa lắm nữa đâu
nón vỏ cây thấy anh đào nở hoa
Anh đào của Yoshino
Mangiku-maru viết:
Chẳng còn xa lắm nữa đâu
nón vỏ cây với anh đào ta khoe
Anh đào của Ashino
Trên đường du hành thường thường tôi mang rất ít hành lý cho nhẹ nhàng , lục soạn định bỏ đi vài thứ , nhưng hầu hết mọi thứ đều cần thiết. Tôi phải mang theo áo mưa, áo khoác , nghiên mực , bút lông ï, giấy viết , một số thuốc , hộp cơm -- chất đầy một bị nặng. Bước đi từng bước chậm chạp, đầu gối đau làm tôi càng ngày càng chán nản.
Nằm trong quán trọ mệt nhừ
dõi tìm cây Tử Đằng chừ nở hoa
Ở Hatsuse:
Lão già thiền định đêm nay
ngồi trong một góc đền này đêm xuân
Mangiku-maru viết:
Sư mang đôi guốc gỗ cao
gõ như mưa xuống anh đào nở hoa
Trên núi Kazuraki
Khi hoa nở buổi hừng đông
Ta mong được thấy mặt thần núi cao (21)
Sau khi thăm hai núi Miwa và Tafu tôi vượt đèo cao Hoso:
Ta trèo lên tận chân không
chon von chót vót hơn vùng sơn ca
Ở thác nước “ Cửa Rồng” (Ryũmon ):
Món quà tặng bạn lưu linh
Dàn hoa đan kết chênh vênh “ Cửa Rồng “
Lưu linh chắc phải hài lòng
Biết hoa đan kết ngang dòng thác cao.
Ở Nijikõ:
Hồng vàng từng cánh rơi rơi
Rơi vào thác nước khôn ngơi rì rầm
Tôi đi thăm thú tất cả các thác nước danh tiếng như Seirei , Furu , Nunobiki và Minõ – cuối cùng trên đường đi đến chùa Kachio dừng chân ngắm anh đào nở :
Dặm đường từng dặm đường qua
Từng ngày vơ vẫn tìm hoa anh đào
Dưới anh đào nở tả tơi
quạt này làm chén như vời uống hoa
Anh đào nở dưới trời đêm
“Hoa ngày mai nở”nở chen u sầu (Asuno)
Tôi nhìn thấy một dòng nước trong tuyệt đẹp tuôn ra từ lớp rong rêu phủ trên đá :
Mưa xuân trong mát mưa rơi
rơi qua cành lá tưới nuôi xuân này
Ba ngày ở Yoshino và trong nhiều giờ tôi có dịp vui với cái thú học xem cách hoa anh đào nở từ sáng sớm tinh mơ cho đến tối mịt và đến quá nửa đêm khi trăng đã mờ nhạt . Tràn ngập với cảnh sắc tôi không viết được một bài thơ nào . Nhớ đến bài thơ nổi tiếng của Saigyõ và những bài thơ xưa khác làm trái tim u buồn của tôi vô cùng xúc động . Ngoài tất cả những kiểu cách kiêu sa và cao vọng ôm ấp trong tim , cuộc hành trình của tôi chẳng làm ra thi phú gì cả.
Ở núi Kõya:
Kìa con chim trĩ khóc kêu
Lòng tôi thương nhớ trăm chiều mẹ cha.
Magiku-maru viết :
Ngượng ngùng khi ở đền thiêng
anh đào vương rải lên trên tóc mình .
Bài hài cú này viết trên sân thượng chùa Kimiidera trông ra biển
Cuối cùng cũng kịp mùa xuân
thoáng qua trên
vịnh Wakamoura
Cùng lúc kéo lê hai bàn nặng nề chân đau buốt như Saigyõ và nghĩ chắc hẳn người cũng phải đau đớn vô cùng khi đi dọc theo bờ dòng sông Tenryũ . Tôi thuê ngựa và lại nhớ đến một vị danh sư bị nhục nhã vì con ngựa của ngài hất ngài ngã xuống hào sâu .
Tôi dễ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên của thế giới vì hiếm khi thấy cảnh núi non nằm theo ven biển . Tôi đến viếng thăm những nơi ẩn cư tạm của các bậc minh triết thời xưa. Và hay hơn nữa là tôi đã được gặp những người hiến dâng đời để tìm kiếm chân lý trong nghệ thuật . Vì không có một nơi nào nhất định mà tôi cũng chẳng màng đến sự tích trữ của cải báu vật , bởi cuộc du hành với hai bàn tay trắng tôi không mấy lo lắng bị cướp bóc .
Đời này một món có đây ,
bầụ khô một trái cơm đầy thế thôi.
Tôi đi bộ theo một nhịp điệu nhàn tản và thích đi bộ hơn là ngồi trên kiệu , thích ăn đầy bụng rau tầm thường hơn là ăn thịt .
Anh đào rơi tự trên cây
rơi vào chén cháo , vào đầy đĩa rau
Đường đi của tôi trở thành vô định
vì tôi không chọn trước con đường nào để theo. Chỉ có một điều làm tôi nghĩ
ngợi là không biết tôi có tìm được chỗ ngủ khi đêm đến hay là đôi dép cói cũ kỹ
có còn vừa chân tôi không . Mỗi một khúc quanh trên đường mang đến một quang
cảnh mới , mỗi hừng đông lại cho tôi một hứng khởi mới . Bất cứ ở đâu tôi gặp
một người nào mà chỉ cần họ tỏ có đôi chút ưa thích nghệ thuật là cũng đủ làm
tôi vui mừng vô kể.
Dẫu đôi khi gặp người tưởng là nệ cổ đến độ ngoan cố nhưng rồi họ lại chứng tỏ là người bạn đồng hành tốt . Nguời ta thường nói sự thích thú lớn nhất trên con đường phiêu du là gặp được một bậc minh triết đang ẩn sau đám cỏ dại hay một kho tàng dấu trong đống rác hoặc vàng trong mớ sành vỡ. Mỗi khi gặp được người nào kỳ tài , tôi đều ghi xuống để về kể cho bạn bè nghe .
Lá liễu mà rụng rơi đầy
chuông chùa ngân vẳng có thầy có tôi
Ngày xuân là ngày thay áo mỏng cho áo dầy
Cởi ra áo khoác nặng nề
bỏ vào trong bị –mà nghe nhẹ nhàng
Magiku-maru viết
Từ khi xuống núi Yoshino
bán ngay cái áo bông xù của tôi
***
Ở Nara vào ngày Phật Đản , tôi chứng kiến con nai con ra đời , cảm súc
xâu xa tôi viết
Con nai lấm chấm ra đời
Vào ngày Phật Đản – phải đời hóa thân
Người sáng lập ra chùa Shõdai phái Thiên Thai là một vị sư Trung Hoa tên là Ganjin (Thiên Tân 688-763) . Tương truyền trong cuộc hành trình đến Nhật , trong bẩy mươi lần tai nạn thử thách có một lần muối biển đã làm sư bị mù. Tôi cúi đầu sát đất lạy bức tượng của nhà sư . Tôi viết :
Đây là lá mới mùa xuân
Cho tôi hân hạnh một lần xin lau
Xin lau lệ mặn tuôn trào
Cúi đầu tạ từ người bạn xưa ở Nara :
Đôi ta như cặp sừng nai
Mỗi người mỗi ngả hướng theo hai đường
Ở nhà người bạn tại Osaka :
Mở đầu câu chuyện hàn huyên
nhắc hoa diên vỹ dọc miền hành du
***
Ở bải biển Suma
Mùa hè bãi biển Suma
Nhưng ai thiếu vắng , trăng xa trên trời
Mùa hè bãi biển Suma
Ngẩng trông trăng sáng lòng ta đượm
buồn
Giữa tháng Tư vào đầu mùa hè khi đi tản bộ dọc theo bãi biển Suma, lớp mây mỏng lơ lửng trên cao , trăng có vẻ đẹp đặc biệt khi đêm ngắn dần , nhiều cây mới mọc cao càng làm núi âm u hơn . Tôi nghĩ chắc đã đến lúc nghe tiếng gáy đầu tiên của chim tu hú , vừng trời hướng đông bắt đầu hực lên ánh sáng tô mầu cho những ruộng lúa mạch những ráng đỏ và nâu lên những ngọn đồi vây quanh Ueno , chỉ trừ những cái chòi của dân chài trên đồng trồng những cánh hoa anh túc điểm lấm chấm trắng.
Hừng đông thấy kẻ dân chài
Cánh đồng anh túc , mặt người mầu nâu
Ba ngôi làng trên bãi biển là Đông (Higashi-Suma), Tây (Nishi-Suma) và Trung Suma Hama-Suam) chẳng có vẻ gì là trung tâm mậu dịch cả. Theo thi sĩ Chũnagon được biết đến nhiều với tên Arihara-no-Yukihira(818-893) thì Suma là một trại muối nay không còn tồn tại nữa.thi sĩ Teishitsu (1610-1693) giới thiệu bài thơ Chũnagon như sau .
Nếu ai hỏi tôi nơi nao,
Bảo rằng lệ mặn cúi đầu mình tôi
Nhỏ trên ruộng muối Suma
Có những con cá nhỏ được phơi khô trên cát , để tránh không cho những con quạ ăn cá đang phơi người trong làng dùng những hình nộm giống như tướng Yoshino cầm cung tên . Tôi không hiểu sao người ta có thể dùng cái phương cách độc ác mỉa mai đó không một chút lương tâm sót thương , vì tôi nghĩ đến Tướng Yoshino ngày xưa thắng một trận đẫm máu với lãnh chúa Heike trên núi ở bên kia bãi biển (22)
Tôi nghe tiếng sáo hành quân
Dưới tàng bóng rợp sân đền Suma
Quyết định đi thăm nơi xẩy ra trận chiến , tôi bắt đầu leo núi Tetsukai nhưng anh hướng dẫn trẻ vội cố khuyên can tôi . Tôi hứa tăng công cho anh ta bằng bữa tiệc thịnh soạn . Tuy tuổi chưa tới mười sáu nhưng trông già hơn những trai trẻ trong làng , hắn ta đi trước bò cách chúng tôi khoảng một trăm thước trên đá nhám , lại trượt trở xuống , níu lấy rễ tre và cỏ dại thở hổn hển , áo ướt đẫm mồ hôi . Chỉ vì nhờ sự cố gắng của anh ta mà tôi đến được cửa ngõ mây trời .
trong chùa nơi đất Suma
Dưới cây tiếng sáo tháng Ba trỗi dài
Từ mũi tên của dân chài
Chim tu hú núi khóc bi ai
nghe tu hú gáy biển xa
trông kìa hòn đảo xuyên qua lưng trời
Tôi qua một đêm ở Akashi
Một đêm ngây ngất trăng hè,
Vướng trong bẫy, hẳn mực thì vui thay
***
Một nhà văn thời xưa cho mùa thu là thời gian thuận tiện nhất để vãng
cảnh. Tôi lại thấy một nỗi niềm đơn độc trong cảnh sắc này . Thế mà tôi đã dại
dột nghĩ rằng phải đến đây vào mùa thu thì mới viết được những bài thơ hay hơn
. Những ý tưởng như vậy chỉ nói lên trí tưởng tượng của tôi nghèo nàn đến thế
nào mà thôi.
Phía bên kia vùng eo biển là đảo Awaji . Ngọn núi nhỏ trên đất liền bên trái là bờ biển Suma , bên phải là bờ biển Akashi , quang cảnh nhắc tôi nhớ đến Đỗ Phủ tả Động Đình hồ bên Trung Quốc . Một làng nhỏ trên núi là nơi sinh trưởng của hai chị em Matsukaze và Murasame (23) có cuộc đời bất hạnh đã trở thành đề tài cho vở kịch danh tiếng “Gió Tùng”. Từ nơi đây tôi theo lối mòn cheo leo đến tỉnh Tamba qua nhiều vách núi thẳng đứng có cái tên kinh sợ như là “ Cửa Sổ Địa Ngục” và “ Chúi đầu rơi xuống”.
Ở Ichi-no-tami có vách núi đồ sộ qua hàng tùng xanh nơi Yoshitsune đã treo cái còng trận trước khi ào ạt xuống núi tấn cống địch và thành công vĩ đại , từ nơi này tôi nhìn xuống thung lũng tưỡng như thấy hàng ngũ quân thù ngay dưới mắt mình .
Trong tư tưởng của tôi hình dung cảnh rối loạn gươm đao cùng lúc một thảm
kịch hiện ra là bà Nội của ấu đế đã dằng
lấy ngài ra khỏi cánh tay người mẹ, đôi chân ngài còn vướng trong cái áo dài
của người mẹ khi họ cùng nhau lên tầu chạy trốn quân thù đuổi sát sau lưng ; các
phu nhân trong hoàng triều chạy theo mang cái đàn quí bọc trong khăn cùng vài
thứ giá trị – còn bỏ lại vô số những thứ quí giá khác , thức ăn hoàng gia làm
mồi cho cá , những chiếc hộp nữ trang
rải rác trên cát giữa những bụi cỏ.
Có lẽ vì thế cho đến bây giờ sau hàng ngàn năm , sóng hãy còn đập vào bờ biển này thành những tiếng vang u sầu.
----------
CHÚ THÍCH:
(8) Sõji (1421-1502) là một đại thi sĩ vào bậc thầy về tiếp thơ ca
(9) Sesshũ (1420-1506) quê ở Bizen (Okayama) là một đại tài họa sĩ thời đại Muromachi. Ông chuyên vẽ trắng đen với những nét cọ tuyệt vời.
(10) Rikyũ (1522-1591) quê ở Sakai
(Osaka) là một bậc thầy về trà đạo thời đại Muromachi
(11) Chatorõ là một hiệp sĩ dưới trướng của tướng quân Rosen
(12) Rosen (1655-1733) Tên thật là Naitõ Yoshihide
là thống lĩnh đạo luật của đạo quân tarai tỉnh Iwaki ( Fukushima) và là học trò
thi ca của thi sỉ Sõin
(13) Ki-no-Tsurayuki (859-945) là một thi sĩ xuất sắc thời đại Edo Ông là một soạn giả của Kokin Shũ. Ông viết nhật ký tên Tos Nikki dưới sự hóa trang trong cung điện các phu nhân .
(14) Kamo-no-Chõmei (1153-1216) là một nhà sư thời đại Kamakura . Ông sống suốt cuộc đời ẩn dật . Bashõ đề cập tới ông như một người nâng đỡ tinh thần Hojõ-Ki
(15) Abutsu (1228-!283) người vợ thứ của
Fujiwara-no-Tameie(1198-1275) xuất gia sau khi chồng chết Bà viết tập Izayoi Nikki trên đường từ Tokyo
đến Kamakura
(16) Asukai Masaaki (1611-1699) thi sĩ thời kỳ Edo. Ông đã đưa ra nhận xét “ làm thơ là nói ra chân thật những gì trong tâm”
(17) Manyõ Shũ là tuyển tập thơ tình Nhật Bản chính đầu tiên gồm hai mươi tập . Những bài thơ trong tập này đã được viết suốt thời kỳ hơn bốn trăm năm giữa hai triều đại Nintoku hoàng đế thứ mười sáu và Kõken hoàng đế thứ bốn mươi sáu . Bài viết về Mũi irago trong tập đầu tiên .
(18) những con cờ Go có hai mầu con trắng và đen chơi trên mặt bàn cờ bằng ván gỗ .
(19) Shunjũ (1121-1206) được biết rất nhiều như sư Chõgen. Suốt đời cố gắng khôi phục lại tấm guomg tu hành của đứa Phật tại chùa Todaiji ở Nara
(20) Sõha không rõ năm nào được biết là sư trưởng trụ trì Chùa Jyõrinji ở Edo
(21) ở trên núi Kazuraki có đền thần thần Hitokotonushi nổi tiếng vì gương mặt xấu xí , ngài luôn luôn dấu mặt không cho ai trông thấy
(22) Bashõ đề cập đến trận đánh khốc liệt của ichi-no-tani năm 1183khi bị tấn công thình lình một đoàn quân dưới quyền Minamoto-no-Yoshisutne thắng quân đoàn hùng mạnh tộc đảng Heike
(23) Matsukaze và Marusame là hai người con gái sinh ra trong gia đình thấp hèn , đánh cá trên bờ biển Suma và họ trở thành tình nhân của Arihara-no-Yukihira đang bị lưu đầy . Cuộc đời tình ái bất hạnh của họ là đề tài của vở kịch nõ với chủ đề Matsukaze .