HƯ HƯ- THẬT THẬT / Nhuận Hùng

27 Tháng Mười Hai 20197:34 CH(Xem: 3753)
evening_lake

 “Hư Hư – Thật Thật”…?
Nhuận Hùng

Trên đời này, có lắm lúc chúng ta tự hỏi? Không hiểu (ông, bà, cô, chú, anh, chị…) “ấy”, có “thật lòng” với mình hay không? Tạm gọi “hư hư – thật thật” Đúng vậy, một câu hỏi quá hay, nhưng câu  trả lời, lại “oái ăm” vô cùng, Chúng ta, ai cũng biết việc đó, nên để người trong cuộc trả lời thì mới phải đạo! Theo thiển ý tôi, người xưa đã từng nói rằng: 

“Tri nhân, tri diện bất tri tâm” 

(biết người, biết mặt mà không biết lòng)

 

Thật ra, mà nói để đi sâu vào vấn đề thì có rất nhiều đề tài chúng ta, có thể bàn đến hai chữ (hư và thật) chữ “hư” theo cách nghĩa đơn thuần của chúng ta, là những vật đã bị hư hỏng, không còn dùng được nữa. Còn “thật” nghĩ thoáng một chút là thành thật, hay thật lòng, không giả tạo…“hư hư – thật thật” không biết đâu là giả và cũng chẳng biết đâu là thật. Một trạng như thế rất khó cho người khác suy đoán. Đứng trên bình diện khác chúng ta không thể như thế được. Một là chọn “hư” hay là “thật” vì hai vế này đối nghịch nhau. Chúng ta, cũng nên lạm bàn một chút, khi nhắc đến Tam Quốc Chí có đoạn như sau, để giải thích hai chữ “hư hư – thật thật”:

“Trong cuộc giao tranh này, Trương Tùng có thể đánh bại Tào Tháo và Dương Tu là bởi vì ông ta đã sử dụng phương pháp biện luận hư nghĩ thị ý pháp (phép biến cái không thành có).

"Hư nghĩ thị ý pháp" là đem cái vốn không có, làm cái có thật khách quan và làm cho đối phương lầm tưởng là sự thật khách quan. Thực thi biện pháp này gồm hai bước: “Hư nghĩ và thị y”. Hai bước đó liên hệ mật thiết với nhau. Nhưng hư nghĩ tương đối dễ hơn do người làm chủ, hư đến mức độ nào, nghĩ ra hình thức nào đều do bản thân anh quyết định (Hư là cái không có, nghĩ là bịa cái hư ra cái thật). Còn thị ý thì tương đối khó hơn, có mục đích làm cho đối phương tin tưởng cái anh hư nghĩ ra. Nếu đối phương không tin tưởng, tin cái hư nghĩ trở thành vô ích. Cho nên hư nghĩ (hư cấu) là tiền đề mà thị ý (bảo người ta chấp nhận) cũng là then chốt chỗ đó.” (tìm đọc Tam Quốc Chí sẽ rõ)

 

Ở trên đời này chúng ta thường hay dùng lời nói đã giao tiếp với nhau. Nó cũng đóng vai trò chính trong mọi sinh hoạt hằng ngày. Người đời hay oán trời trách đất thì dù chuyện tốt có đến cũng sẽ bị người ấy ép rời đi. Bởi vì khi nội tâm tràn ngập oán thù thì con mắt chỉ có thể nhìn mọi việc theo chiều hướng xấu mà thôi. Tâm niệm của con người và hiện thực luôn hấp dẫn lẫn nhau, những sự tình không may cũng theo tâm cảnh bi quan đó mà xảy ra. Trái lại, một người luôn có suy nghĩ vui tươi, vô tư, chính trực, nghĩa khí thì hoàn cảnh thực tế của người ấy cũng sẽ trở nên tươi đẹp hơn.

 

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên chứng kiến những trận cãi vã không ai nhường ai. Xuất phát câu chuyện cũng từ đâu mà ra, có phải là từ ngôn ngữ của chúng ta hay không? Hay sự hiểu lầm nào đó chẳng hạng? Nếu thương một ai đó, thì lời nói dễ nghe có khác. Nhưng ghét hay tức giận thì ngôn ngữ của mình lúc ấy sẽ ra sao? Ngày hôm trước mình còn quý mến chiều chuộng, kính trọng họ thế mà chỉ trong vài ngày sau đó thì khác hẳn, cũng bởi vì một động lực nào đó thúc đẩy làm cho chúng ta quên đi rằng “người hôm trước đó là ai?” Mà hôm nay ta kết cho họ một cái tội thật là to tát. Nhẽ ra, sau này mọi việc sáng tỏa như ban ngày, ta có còn đủ can đảm dám tự mình nhận là có lỗi hay không?

 

Thật vậy, trong đời sống giao tiếp hằng ngày không ai tránh khỏi sự hiểu lầm cả. Thiết tưởng, nếu quý vị nào miệng cứ nói tôi đi chùa ba mươi năm hay bốn năm gì đó! Cũng đã có học chút ít giáo lý rồi, còn không thì cũng đã từng nghe quý thầy giảng dạy. Khẩu nghiệp là gì? Chắc quý vị cũng đã hiểu, không nhiều thì ít, đã đến chùa trước tiên, tâm chúng ta tự động hướng thiện rồi, chưa kể đến những việc khác. Nếu nói về khẩu nghiệp trong giáo lý Phật đà rất ư là dài dòng. Nên bài viết này tôi không đề cập đến chỉ bàn về “hư hư –thật thật” mà thôi. 

 

Chúng ta, cũng thường xuyên nghe thấy những tiếng than vãn, là kẻ được hưởng phúc, hay vô phúc, trên phương diện bạn bè, hay quan hệ cha mẹ con cái…Nhưng thật ra, những cãi vã và oán thán “ấy” này hoàn toàn có thể ngăn chặn được còn thuộc vào, tâm cảnh của người trong cuộc nữa là khác.

 

Người hoạt bát, vui vẻ thật ra không phải là họ không có phiền não mà họ biết giải quyết phiền não, có thể hóa giải phiền não thành vui vẻ, luôn cố gắng giữ cho tâm thái an lạc. Người hay phiền não cũng không phải là không tốt, hoàn cảnh dù có tốt mà thường là do tâm trạng không tốt. Cho nên đối với họ, cho dù những chuyện vui vẻ cũng có thể dẫn có đến tâm trạng thay đổi của họ để biến thành chuyện gây nên phiền não cho mọi người, chỉ vì hiểu lệch lạc vấn đề với người khác.

 

Người có tâm địa tốt, thì khi nhìn nhận người khác, nhìn nhận sự việc đều lạc quan, tích cực, nhìn ra điểm tốt của người khác nên dễ dàng chấp nhận. Ngoài ra họ luôn luôn khoan dung, nhẫn nhịn, thận trọng trong mỗi việc làm, lạc quan yêu đời nên họ sống thọ hơn. Bởi vì tâm trạng và thái động tốt nên phần thiện của những người này thường nhiều hơn, luôn luôn mang tình yêu thương đến với người khác hơn, như thế họ có thể kết được nhiều thiện duyên, vận tốt và tiền đồ của họ cũng rộng mở hơn. Bởi vậy, tấm lòng chân thật của họ dễ được chấp nhận hơn những người có tâm địa không được tốt. Hai từ “hư hư – thật thật” nói lên những con người không có lập trường vững, chỉ biết (gió chiều nào thì theo chiều ấy) sống như thế dù làm tới bậc tài cao đức trọng, cùng tột của một công ty hay lãnh đạo trong đảng phái nào đó? Những người thuộc hạ của họ chẳng mấy ai kính nể. Vì sống trong cảnh “hư hư – thật thật” đó là hoàn toàn giả tạo. Không xứng là bậc chính danh quân tử mà chúng ta phải kính trọng. Người xưa có câu:

 

“Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”

 

Ai ai cũng muốn bảo vệ quan điểm của cá nhân của mình, nhưng nếu vì tự tôn của bản thân mà chà đạp lên lòng tự trọng của người khác thì bạn mới là người gánh tai họa. Ví dụ như bạn muốn bảo vệ dự án làm ăn nào đó của bạn, vậy là bạn phải họp tất cả các phòng ban lại và bác bỏ hết ý kiến đóng góp của mọi người, chỉ độc đoán ý kiến của riêng mình. Với sự rạn nứt ẩu đả như thế, bạn sẽ gánh chịu hậu quả tương tự trong công việc sau này mà thôi.

 

Nói năng cần phải hàm xúc và phải để mà còn có đường lui cho mình nữa, không nên nói lời đoạn tuyệt người khác, là điều tối kỵ giữa con người với con người. Mình sống lúc này vương giả nhưng ngày mai sẽ ra sao, bạn có dám đảm bảo hay không? Đường đời còn lắm chông gai, nấp quan tài chưa khép lại thì mình vẫn còn nhiều nhiễu nhương lắm đó bạn ạ!...Những người sống biết người - biết ta sẽ không bao giờ nói lời tận ngôn, tuyệt tình như thế! Cổ nhân xưa có nói: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

 

Nếu bạn còn chút lương tri hay chút hiểu biết nào đó, bạn sẽ để lại cho người khác một “lối thoát”, lưu lại chút “khẩu đức” cho bản thân mình thì tốt hơn.

Ngược lại, người trí huệ thì luôn chú trọng “khẩu đức” miệng luôn nói lời chân thật, nói những lời nhẹ nhàng êm dịu, dễ nghe. Trong tâm họ lúc nào cũng đầy thiện cảm, dùng lời ái ngữ dễ nghe, cũng giống như từ trường tốt đẹp mà phát xuất ra và từ đó họ sẽ có được phúc báo.

 

Cho nên biết rõ về mọi người, không cần phải bận tâm, hãy lưu lại cho người ta khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình, nói như thế còn có nghĩa là “thủ hạ lưu tình”.

 

-Trách một người không cần phải tận trách, hay biêu xấu trước mặt mọi người nhưng hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút độ lượng cho mình về sau...

 

-Có công không cần đòi hỏi tận cùng của sự khen thưởng, hãy lưu lại cho người một phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhường cho chính mình.

 

Đúng lý không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người nửa phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho chính bản thân mình.

Nhắc lại, cổ hủ xa xưa và mê tín thì thời nào cũng có, nhưng chúng ta đang sống trong thời hiện đại, làm việc gì cũng nên tư duy rõ ràng, biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm, (phải- quấy) đều rõ ràng. Không thể hồ đồ- hổn độn. Bây giờ thời đại 4.0 của intrenet, chớ không phải thời thượng cổ nữa muốn gán tội cho ai thì gán muốn xỉ vả ai thì xỉ vả luật nhân quả hiện tiền, sẽ kề cận bên mình, không cần phải đợi kiếp khác mới có hiệu quả. Hãy thận trọng lời nói là tốt hơn.

Tóm lại, bài viết này chỉ có thế thôi, xin quý vị hãy thận trọng, trên đường thênh thang bước tới chân trời chân - thiện - mỹ… Chúng ta có thể làm thay đổi, và có thể "thêm gai gốc" vào mình để bảo vệ bản thân. Nhưng cái chúng ta cần làm là biến mình thành một "con người chơn chất, thánh thiện và hoàn hảo nhất", chứ không phải trở thành con người không biết phân biệt -phải trái, chỉ biết hùa theo đám đông, luôn cư xử một cách nông cạn. Không nhìn ra vấn đề, đâu là thật – đâu là giả. Đừng rơi vào chốn mê hồng trận của bát quái đồ “hư hư – thật thật” thật là oan uổng vô cùng. Mong lắm thay!!! Hãy tránh xa cường hào - ác đạo…!!!

 Bắc Cali ngày 25 -12-2019

 Nhuận Hùng


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
hoa_cuc