AI ĐÃ THẦM LẶNG? - Nhuận Hùng

24 Tháng Mười Hai 20199:48 CH(Xem: 2111)
hermit

Ai Đã Thầm Lặng…?


Nhuận Hùng


          
 
“Ngôi cổ tự rêu phong ẩn dật

Chuông Đại Hồng vang vọng rừng hoang

Ai bày tỏ ngữ ngôn sơ ngộ

Đá cưu mang chứng tích vàng son”

        (Thanh Trí Cao)


Đúng thế, khi nhắc đến ngôi cổ tự ai ai, cũng biết đó là một ngôi chùa cổ lâu đời ẩn hiện, tận núi đồi hoang dại trùng trùng - điệp điệp, gió cuốn mây trôi lơ lững trên bầu trời, đong đưa theo tháng ngày lặng lẽ, tiếng chuông đại đồng xé tan niềm tục lụy, một thoáng vô thường đi qua. Ôi! Những não phiền buồn tẽ cũng trôi theo, để cho tình người sưởi ấm như hoa nở mùa Xuân đang về. Những chứng tích vàng son còn lưu dấu ấn. Bao ảnh tượng tháng năm hiện về, có biết bao kẻ “âm thầm” làm nên lịch sử. Chỉ trong giây phút đổi thay cục diện rồi, Ôi! Tháng năm, “âm thầm” hay “thầm lặng” như thế, có còn chịu đựng nữa hay không?


Thật vậy, nếu nói là “âm thầm” hay “thầm lặng” vậy ai đã “thầm lặng” mà “thầm lặng” để làm gì? Lẽ ra, việc này cũng chẳng cần phải lên tiếng. Thí dụ, trong một buổi hội họp mang tính các nội bộ thì khác còn mà ra công chúng, đại đồng cộng thêm cả truyền thông, báo chí thì khác hơn nữa…Nhất là thời buổi bây giờ giai đoạn (4.0 của mạng internet) không thể nào bưng bít như những năm tháng, thời lạc hậu khoảng thập niên 40 hay 50 gì đó! 


Lúc đó truyền thông báo chí còn trong vòng hạn hẹp…Nói một cách khác bây giờ thời đại mà mọi người có “âm thầm” làm việc gì đi nữa dù “tốt” hay là “xấu” không sớm thì chầy cũng được mọi người mang ra phơi bày trước ánh sáng mặt trời. Cho dù có che dấu hay phủ đầy mỹ từ tinh hoa xảo ngữ đi nữa. Hoặc bao bọc cho kỹ nhưng rốt lại cũng bị con người tinh xảo, chế tạo vật dụng để khám phá moi ra cho bằng được chứng từ. Những chuyện “ấy” dài dòng lắm xin được gát lại.


Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ vấn đề này, tại sao phải thầm lặng? Ai là kẻ thầm lặng? Thầm lặng để làm gì? Tôi cũng muốn góp vào một phần nho nhỏ trong bài này, xin được điển hình chính xác đó là mọi người sẽ hiểu rõ câu chuyện. Ngược dòng thời gian trở về trước, tại vùng nắng ấm Nam Cai được gọi là miền đất “hứa” nơi ấy cũng là thiên đàng của trần gian. Nói một cách khác vật đổi sao dời,  sau biến loạn kinh hoàng miền Nam Việt Nam bị cưỡng bức rơi vào tay đảng Cộng Sản. Kể từ đó không biết bao nhiêu người bỏ nước ra đi vượt trùng dương, làm mồi cho cá, bỏ mạng trên biển cả, tìm đến vùng đất tự do mà sinh sống. Qua bao gian khổ thời gian ấy…nuốt nước mắt mà sống để lập lại cuộc đời mới. Sau khi ổn định đời sống, con cái của họ đã ăn học thành tài và có cuộc sống tạm bình yên. Tiếp theo đến phần tâm linh, họ quay quần tìm về vùng Little Saigon, tạo dựng khu Phước Lộc Thọ. Cũng từ đó người Việt vui vẻ chung sống với nhau rất thuận hòa, mãi đến năm 2002 thì xuất hiện ngôi chùa Việt Nam, mua lại từ ngôi nhà thờ Tin Lành cũ của người Cuba. 


Qua bao thời gian thăng trầm Hòa Thượng Thích Quảng Thanh viện chủ chùa Bảo Quang đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng, ngôi đại hùng bảo điện này, dưới sự chứng minh của Chư Tôn Đức Tăng-Ni cùng với Phật Tử tham dự buổi lễ tổ chức rất linh đình. Đó cũng là một hoài bão lớn nhất trong đời của Hòa Thượng Thích Quảng Thanh dù gì đi nữa ngài cũng muốn hoàn tất công trình xây cất trước khi về miền cực lạc. Ngài bất chấp việc ăn uống kể cả sức khỏe, bệnh tật chẳng màng, mọi chướng duyên, cũng quyết vượt qua, cùng với Thầy Thích Nhuận Hùng, hai vị sư này cùng một chí hướng quyết đi đến đích cho tới cùng tột.


Ôi! Con đường nào cũng lắm gian nan đó bạn ạ!, Nói thì rất ư là dễ dàng cứ tưởng rằng năm phút sau là xong một cái chùa “to đùng” nếu được như thế thì không biết bao nhiêu ngôi chùa “to đùng” mọc lên khắp khu Bolsa ai ai cũng tha hồ mà đi lễ Phật. Lấy đâu mà có chuyện tranh dành để nhọc tâm cho các nhà báo và đài truyền hình thu thập tin tức về đưa lên “youtube” cho bà con ta phải nhọc tâm lo lắng từng phút - từng giây, không hiểu Bảo Quang Tự rồi sẽ đi về đâu???


Đứng trên, bình diện khách quan mà nói chùa xây cất sẽ chia làm hai phần, một là sự đóng góp tịnh tài của Phật Tử xa cũng như gần, dù là tịnh tài nhỏ nhất cho đến tịnh tài rất ư là lớn đều ghi vào sổ vàng công đức được đăng trải trên báo Trúc Lâm hằng kỳ, không ai thiếu xót tên họ cả. Việc làm như thế rất chính danh.


Phần hai, ngoài những người trong ban xây dựng kiến thiết chùa như: Nhà thầu, kiến trúc sư, kỹ sư, những thợ xây cất tài hoa cùng người phụ giúp giấy tờ, cùng chính quyền sở tại Santa Ana đã nhiệt huyết giúp đỡ công trình xây cất thêm vào Thượng Nghi Sĩ cũng có phần đóng góp trong đó.  Tiếp đó là Ban Quản Trị chùa Bảo Quang nói chung cùng với các ban: Thọ Bát Quan Trai, Ban Hộ Niệm, Ban Trai Soạn, Ban Nấu Cho Người Không Nhà, Ban Việt Ngữ, Ban Gia Đình Phật Tử và Ban Âm Nhạc, cùng chung những người công quả cho chùa, trong giai đoạn xây cất rất lâu dài cho tới khi công trình hoàn tất năm 2017, còn vài công việc vặt sẽ từ từ thu dọn sau.


Nhắc đến,  hai chữ “thầm lặng” là chúng ta phải “âm thầm” đi tìm hiểu cho rõ chân tướng của ngôi chùa Bảo Quang này. Khởi sự là ai? Có phải chăng là Hòa Thượng Thích Quảng Thanh và Thầy Nhuận Hùng hai vị sư này ai ai cũng biết. Trong tâm khảm tôi cảm nhận sự âm thầm làm việc của với các bác, các chú, các cô, các chị ai nấy cũng đã được chứng giám từ Chư Thiên – Chư Thần Hộ Pháp Long Thiên, chùa Bảo Quang. Trên Đức Thế Tôn đấng cha lành, cùng Chư Bồ Tát cũng đã thấu hiểu được tấm lòng cao cả của quý vị rồi. Không ai có thể khước từ việc xây dựng ngôi bảo điện, nhưng xét cho cùng chúng ta là người con Phật, khi đã hiểu giáo lý Phật đà rồi. Cho dù có hay không làm cũng chẳng có gì là quan trọng cả. Quan trọng ở đây là phải biết tu và thức tĩnh để hiểu đạo và tiến tu trên con đường giải thoát, càng sớm càng tốt. Không thể nào lấy phước hữu lậu mà che lấp cả thế gian này được. Tạo phước xây cất chùa chiền cũng tốt, nhưng cũng cần phải học hỏi giáo lý Phật đà, cho có thêm trí tuệ để tu tập thì càng tốt hơn.


Chúng ta cũng hiểu kẻ âm thầm, bao giờ họ cũng “âm thầm” cả, chỉ hiểu trọn được việc làm của mình. Dù có gì đi nữa, mình là kẻ “thầm lặng” vẫn là “thầm lặng” phải không quý vị? 


Nói đến đây tôi nhớ câu thơ này:


“Anh có hiểu như tôi đã hiểu?

Đường vòng quanh, lòng vẫn một lòng

Những suy nghĩ như tôi đã nghĩ

Ta làm gì, trời đất mênh mông!


Ta đến đây đời mang sứ mệnh

Áo nâu sòng phủ kín tình quê

Trang kinh cũ hương thiền đạo hạnh

Xông  ướp đời một lối đi về


Tôi thường hỏi người xưa tích cũ

Đời yêu thương, đạo nghiệp vẫn thành

Đi rồi đến, lòng thêm ái quốc

Thế hệ nào, bia cũng vinh danh!


Kiếp trượng phu cần chi danh vọng

Hiến cho đời giũ áo lên đường

Nơi cõi tạm - thứ gì cũng tạm

Tôi chân thành vấn nghĩa phi thường”

                    (Thanh Trí Cao)


Trong tận cùng của tâm khảm, ta cũng phải nhớ rằng, cuộc đời còn biết bao nổi thăng trầm, vận mệnh nổi trôi của dân tôc. Ta không thể nào tự mà gánh vác cho hết được, cần phải chung lưng đối cật để sống còn, nếu làm nên lịch sử, ta phải trải qua nhiều khổ nạn. Biển bao la lòng vẫn thiết tha, ta đi mãi mãi trên con đường giác ngộ. Cõi ta bà không dễ đâu mà tưởng…ta xưng hùng , xưng bá với ai đây? Nếu thật tâm thì tu với đạo, đem đạo vào đời, đời đỡ bớt khổ đau...Tu đi cho cõi lòng thênh thản, cho cuộc đời vốn chẳng dài lâu, cho hơi thở tìm về cõi tịnh...!


Tóm lại, những người âm thầm thường hay làm việc rất ý nghĩa, nhưng họ không bao giờ, than thở, thở than chi cả! 


Sống trên đời này là cả một nghệ thuật. Không có một  công thức nào, một khuôn mẫu nào, mà chúng ta “âm thầm” được cả, phải công  khai ra, nếu có “sáng tạo”. Chúng ta cũng phải luôn tĩnh thức và sáng tạo không thể “âm thầm” mà làm một mình, phải chứng minh cho một người đều biết, việc làm chính danh. Dưới ánh sáng mặt trời ta không thể nào che đậy được. Vì việc làm ấy có ích cho mọi người chớ chẳng riêng cho ta. Một khi đã đánh mất đi tính sáng tạo, ai đó sống cũng như chết. Âm thầm trong tính sáng tạo không tốt phải công khai trên mọi lĩnh vực…cuộc đời này thật là quá hiếm, chẳng trách chi mọi người cứ ứng xử như một một cái máy “vô tình”. Chúng ta cũng chẳng hề trách họ không có niềm vui trong cuộc sống nào cả, chỉ chạy theo danh vọng hão huyền, cơm, áo, gạo, tiền, ngoài ra chẳng cần biết thứ chi nữa… Sống như vậy quá đơn độc thiếu đi nghĩa tình, xóm làng cùng chung những người quanh ta..! Thật quá uổng…!


Thôi thì, “thầm lặng” vẫn cứ “thầm lặng” làm việc ý nghĩa cho đạo – cho đời không cần ai biết đến đó cũng là việc làm có ích cho xã miễn sao chúng ta không thẹn với lòng là được rồi. “Mặc ai nó ngả nó nghiêng lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Chúng ta hãy: bình tĩnh, kiên nhẫn, đợi chờ…làm bất cứ điều gì có thể làm được không hẹn đến ngày mai. Chẳng có cái gì mãi mãi ở bên ta, mọi thứ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt bạn nên sáng suốt và bình tĩnh. Nếu lăng xăng như con rối thì điều bất an sẽ đến với bạn ngay, càng thêm rắm rối mà thôi, chẳng có ích chi đâu!


Mong lắm thay!!!


                                                                           California ngày 24/12/ 2019


                                  Nhuận Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
hoa_cuc