NHÀNH HOA BỂ KHỔ - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn

23 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 52514)



sen_bq-content

NHÀNH HOA BỂ KHỔ

(Thơ & Trích đoạn về lý tưởng Đại thừa)


 
Cái ung thư đang giày vò thân chị
Nó di căn trên khắp nẻo tâm hồn
Bà con, bạn bè ngày đêm thăm viếng
Chị vẫn nằm giữa hiu hắt cô đơn!
 
Cảm thương chị, sư cô trao tuệ quán
Kể chị nghe chuyện Bồ tát xả thân
Giảng chị nghe về luân hồi, Phật tính
Về từ bi, vô ngã, cõi bình an…
 
Rồi ánh xuân cũng ghé vào bể khổ
Góc giường thiền thầm lặng một nhành hoa
Giữa cơn đau, sáng niềm-tin-Bồ-tát:
Vạn nẻo tâm linh đâu cũng quê nhà. (*)

---
(*):Nhớ câu thơ nổi tiếng của một thiền sư:
Trong ba nghìn cõi ấy
Nơi đâu cũng là nhà.

---

(ĐVMT)


Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
-------------


 
TRÍCH ĐOẠN VỀ LÝ TƯỞNG ĐẠI THỪA

(Trích trong Thiền Luận, quyển hạ; D.T.Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ)


* Rồi ra, đâu là một vài biến chuyển tư tưởng chủ yếu đã diễn ra trong Phật giáo cho phép nó tạo dựng một vũ trụ mệnh danh là Dharmadhatu (Pháp giới)? Đâu là những cảm xúc và những ý tưởng đã đi vào tâm thức những cư dân của Dharmadhatu? (...). (...). Tại sao một số Phật tử không thỏa mãn với con đường mà đạo Phật đã tiến bước xa sau khi Phật tạ thế? Sự tiến bước này đã liên tục hướng đến cực đoan khổ hạnh một đàng, và đàng khác hướng đến kiến thiết những xảo thuật triết lý. Thế tức là, đạo Phật, thay vì là một tôn giáo phổ cập, xã hội, thực tiễn, đã chuyển hướng thành một thứ thần bí giữ chân các tín đồ nó trên cao độ ngây ngất của những trừu tượng xa vời, khiến cho họ không chịu bước xuống giữa những ràng buộc của mặt đất. Một tôn giáo như thế hẳn là rất ư hoàn hảo dành cho thành phần “ưu tú” (...), nhưng thiếu sinh khí và thiếu lợi ích quần chúng khi nó nằm ngoài tầm tiếp xúc với những sự việc cụ thể của đời sống. Các nhà Đại thừa nổi dậy chống lại thái độ xa cách và thờ ơ (...). Như thế, vì họ muốn phục hồi và di dưỡng lý tưởng Bồ tát, vốn đã đánh dấu công hạnh của Phật trước khi ngài chứng đắc giác ngộ tối thượng; vậy nên họ tận lực khai triển kỳ cùng tất cả những gì phải có trong lý tưởng này. Do đó, tôi đã chọn chương mở đầu của Ganda (Hoa Nghiêm) (...), cho thấy những gì có trong tâm thức của các môn đệ Đại thừa khi họ phát triển những tư tưởng và khát vọng của mình. (…).


* Khi đạo Bồ tát đến Trung Hoa và được dân tộc này thâu thái, nó trở thành cái mà ngày nay chúng ta gọi là Phật giáo Thiền tông. Nó cởi bỏ trang phục Ấn Độ; những trực giác siêu hình cao vọi của nó được thay thế bằng những khẩu quyết thực tiễn cho đời sống thường nhật chúng ta, và những huyễn ảnh muôn màu phong phú của nó nhường bước cho hoạt động sống thực với công việc đốn củi, trồng thông v.v… Dù vậy, chẳng có gì là bình phàm, thô lậu. Trái lại, bất cứ tinh thần của thiền vận động ở đâu, mọi việc giao tiếp với nó đều khoác lên cái huyền ẩn. (…).


 ------------------




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thieu_nu_ngam_hoa_sen