Có
thể nói không một nền y học nào trên thế giới lại hòa quyện với ý thức –chứ không phải hình thức - như y thuật Tây Tạng. Ở đây Phật giáo (Mật tông, Lạt ma giáo) là quốc giáo, một y sư Tây Tạng hành nghề y để sống không chỉ là một nghề thông thường mà chính là phương pháp tu trì. Trước đây, hầu hết những người hành nghề y ở Tây Tạng đều là những bậc chân tu, lấy việc làm của mình để tu trì, làm lợi cho chúng sinh.
Trong
các chùa ở Tây Tạng có thờ vị Dược Sư Phật (Bhaishajyaguru) , còn gọi là Đại Y Vương Phật, Y Vương Thiện Thệ, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, là giáo chủ của Đông phương Lưu Ly thế giớị Dược Sư Phật từng lập 12
điều thệ nguyện để cứu độ chúng sinh, trong đó
có mấy điều liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe tâm lý như :
“Sở cầu mãn túc” - làm thỏa mãn mọi nhu cầu của chúng sinh, khiến cho chúng sinh an nhiên tự tại;
“An
lập chính kiến, khổ não giải thoát”- làm cho chúng sinh có
được kiến giải chính xác, giải thoát tất cả khổ não…
Dược
Sư Phật có hai hóa thân, một là Dược Thụ Vương chuyên cứu chữa bệnh tật thể xác của người (tức là bệnh sinh lý) ; hai là Như Ý Châu Vương chuyên trị bệnh tật tinh thần (tức là bệnh tâm lý). Theo “Pháp Hoa kinh” thì uống Như Ý Châu có thể đạt được như ý, khỏi các bệnh
về tinh thần, khiến cho thần tâm an lạc, sức khỏe dồi dào.
Do y học Tây Tạng gắn bó rất mật thiết với Phật pháp nên khái niệm
về y đức rất được coi trọng và mang đậm màu sắc tôn
giáọ Trong hệ thống y học hiện đại có thể không đặt nặng mối liên hệ giữa y đức với trình độ chữa bệnh
của người thầy thuốc, nhưng ở Tây Tạng thì khi chọn thầy thuốc, tiêu chuẩn hàng đầu là y đức, còn hiểu biết và trình độ y thuật là thứ yếu. Họ tin rằng khi người thầy thuốc phát nguyện cứu khổ chúng sinh, lòng từ bi rộng mở thì những phương thuốc bình thường cũng hiệu nghiệm hơn rất nhiều so với người giỏi y thuật nhưng tâm địa không thiện. Do đó, đối với một thầy thuốc Tây Tạng, trí tuệ và lòng từ bi phải được chú trọng như nhau.
Người
nhập môn học y thuật Tây Tạng trước hết phải học thuộc
những điều thệ nguyện được lấy từ bộ kinh điển y học Tây Tạng “Tứ bộ y
điển”, trong đó có những điều như: Đối với người bệnh phải phát tâm từ bi; Trị bệnh không phân thân sơ; Chữa bệnh cho thuốc không cần báo đáp; Không coi vật bài
tiết của bệnh nhân là dơ dáy…Hằng ngày phải đọc lại những điều ấỵ “Tứ bộ y tục” còn dạy về cách đối xử giữa thầy thuốc với thầy thuốc, trách nhiệm của người thầy với môn đồ, yêu cầu phẩm cách của một thầy thuốc… Người hành nghề thuốc phải luôn tâm niệm rằng “Những hiểu biết và trình độ y thuật chỉ làm cho một người trở thành chuyên gia về y tế chứ không thể trở thành một vị lương y nếu không có tâm từ bi”.
KHÔNG KIÊNG KỴ CÁI CHẾT
Một
vấn đề về y đức khác biệt giữa y học Tây Tạng và các nền y học khác là ở chỗ: nhận thức về cái chết.
Một lương y Tây Tạng không chỉ quan tâm đến việc chữa trị thân bệnh (sinh
lý) mà còn có trách nhiệm chăm sóc tâm bệnh (tâm lý) của
bệnh nhân, nhất là khi bệnh nhân lơ lửng trước cái chết. Các bác sĩ Tây y hay Đông y khi chẩn đoán bệnh nhân
không còn hy vọng sống thì thường giữ thái độ im lặng,
không nói trực tiếp với bệnh nhân, điều này hoàn toàn ngược lại đối với một thầy thuốc Tây Tạng: thông báo trực tiếp, không che giấu bệnh tình, không để cho bệnh nhân ảo tưởng vô vọng. Tín ngưỡng sâu sắc vào Phật pháp, người Tạng thuộc tầng lớp nào cũng tin tưởng một
cách tuyệt đối rằng cái chết là sự khởi đầu của một cuộc sống mới, là 1 quá trình trong luân hồi chứ không phải kết thúc. Vì thế quan niệm về cái chết của người Tạng khá nhẹ nhàng, không lo
buồn.
Có sinh là có tử, đó là quy luật tất nhiên, nhưng con người
ai cũng ham sống sợ chết. Phật giáo cho rằng sự kết thúc của sinh mệnh lại là sự bắt đầu cho một cuộc sống mới, con người chết đi cũng như dời nhà, phá bỏ toà nhà cũ đổi một tòa nhà mớị Sự chuyển hóa từ kiếp này sang kiếp khác là do nghiệp báo thiện ác của cá nhân ấy gây rạ Ý nghĩa của sinh mệnh là ở giá trị vĩnh hằng. Mỗi con người nên nắm bắt lấy thời gian ngắn ngủi của cuộc đời, nghiêm túc tu trì, chứng ngộ pháp thân, sáng tạo một sinh mệnh vĩnh hằng.
Khi
các lương y Tây Tạng chẩn đoán thấy rằng bệnh nhân không thể qua khỏi, họ sẽ trực tiếp nói với người ấy rằng: “Anh tốt nhất nên chuẩn bị hành lý để làm một chuyến lữ hành”.
CHÚ
TRỌNG “THIỆN CHUNG”
Phật giáo nói chung không trốn tránh
cái chết bởi vì cái chết là kết quả tất yếu duy nhất
cuả cái sống. Mỗi con người đến một lúc nào đó đều
phải đối mặt với cái chết, đồng thời cũng hy vọng rằng lúc sắp chết được nhẹ nhàng không đau đớn, không
khổ s Phật giáo cho rằng chết không đáng sợ, đề ra “thiện chung” là hy vọng chúng sinh thường hành thiện, phát nguyện để cầu xin “một cái chết hạnh phúc” như “lúc lâm chung thì thân vô chướng ngại, tâm không tham luyến, ý không điên đảo”.
Trong
“Tịnh thổ – Tam muội kinh” có nói: Thiện chung lên trời thì sẽ thấy có thiên nhân cầm thiên y và nhạc khí nghênh đón, như đọa đệ ngục thì có quỷ tốt cầm đao thương vây lấy”. “Hoa Nghiêm kinh” chép rằng : Người lúc sắp chết
sẽ thấy thần thức (tức linh hồn), lúc thường ngày tạo ác sẽ thấy mình ở đường địa ngục, đường ngạ quỷ, đường súc sinh. Nếu sinh tiền làm việc thiện thì sẽ thấy đi lên trời và cung điện trang nghiêm, có tiên nữ đang ca múa…
Những ghi chép của Phật giáo về
lúc lâm chung trên đây không phải hoàn toàn vô lý, mà có nhiều chỗ rất phù hợp với y học hiện đại về nghiên cứu “Kinh nghiệm chết lâm sàng”. Bởi lúc sắp chết, con người vì lo sợ cái chết nên sinh ra một hiện tượng kỳ lạ mà khoa học chưa phát hiện rạ
Những nghiên cứu về chết lâm sàng cho rằng hiện tượng người sắp chết nhìn thấy là do ảo giác tử vong vì nghẹt
thở mà ra, trong quá trình mê loạn ở mức độ sâu, mất ý thức, hô hấp ngừng lại nhưng
tư duy chưa hoàn toàn kết thúc mà vẫn hoạt động chậm, do đó sinh ra các loại mộng ảọ Nhà sinh học La Land thì cho rằng khi con người sắp chết, do sự phân tiết quá lượng
của đại não có thể dẫn đến ảo giác kỳ lạ.
Tâm
lý tử vong của con người là một câu đố tự nhiên rất lớn và bí hiểm. Phật giáo từ góc độ thiện chung, lấy sự lo sợ tử vong để khuyên chúng sinh bình nhật nên hành
thiện để được an lành và không quyến luyến lúc “đi xa”.
Đối với một người sắp chết, Phật giáo nói chung và Phật giáo Tây Tạng nói riêng, bày tỏ sự quan tâm và lòng từ bi,
thể hiện qua các nghi thức:
Trợ niệm:
Giúp
người sắp chết niệm Phật để có thể vãng sinh cực lạc. Yêu cầu người trợ niệm
đối với người sắp chết phải có thái độ thành khẩn,
lời nói bình hòa khiến cho người sắp chết được vui, lại khen ngợi những việc lành mà người ấy đã làm, dùng
những cách khéo léo để làm cho tâm lý an vui.
Phải
bố trí phòng bệnh chỉnh tề, quét dọn sạch sẽ, không khí thoáng mát, trước giường bệnh đặt tượng Phật dâng cúng bông hoa, kịp thời thay quần áo sạch sẽ.
Khai thị :
Phật
giáo yêu cầu “Lâm chung khai thị” cho người sắp chết như “Ở trên thế gian này bất cứ người nào cũng không thoát khỏi bệnh khổ và tử vong, do đó cũng không cần lo nghĩ về chúng …”. Loại lâm chung khai thị này tiêu trừ sự lo sợ đối với cái chết của người sắp lâm chung, quả thật là một liều thuốc rất hay để giảm bớt đau
khổ.
Ngoài
ra Phật giáo còn yêu cầu thân tộc trong nhà thể hiện chân thật lòng hiếu thuận thân ái, nhân từ đối với người sắp lâm chung, hết lòng đáp ứng nguyện vọng để người ấy không sinh tâm phiền não.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.