HUYỆT LÀ GÌ?

05 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 35999)




huyet-content



HUYỆT LÀ GÌ ?
 
 

Khí không chỉ tồn tại bên trong cơ thể mà còn toả ra ngoài cơ thể (tạo ra 1 dạng không gian đặc biệt bao quanh cơ thể mà người ta thường gọi là “hào quang”, “trường sinh học”, hay “trường nhân thể”). Các điểm trên cơ thể mà tại đó khí trong cơ thể và khí ngoài cơ thể có thể lưu thông với nhau được gọi là huyệt.


Để đơn giản, hãy tưởng tượng cơ thể giống như 1 nam châm. Các đường sức từ tạo thành vòng khép kín, một phần ở trong nam châm , một phần chạy bên ngoài. Phần bên trong nam châm giống như các kinh mạch, phần bên ngoài giống như các hào quang. Giao điểm của các đường sức với bề mặt nam châm là các huyệt.


Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy: Vị trí của các huyệt trên cơ thể thường là đầu mối của các dây thần kinh và mạch máu. Về mặt vật lý, các huyệt thường nằm ở vị trí lõm và có điện trở nhỏ hơn so với các điểm lân cận. Sử dụng các máy đo điện trở, người ta đã tìm ra hàng trăm huyệt mới không có trong các tài liệu Đông y truyền thống. Có lẽ nhờ những đặc điểm như vậy mà khí có thể lưu thông được qua huyệt dễ dàng hơn qua các điểm khác của cơ thể.


Huyệt thường được biết tới nhờ phương pháp châm cứu hay bấm huyệt. Mục đích của các phương pháp này chủ yếu nhằm tăng cường khả năng lưu thông của khí qua huyệt, cân bằng giữa khí bên trong và bên ngoài. Từ đó có thể chữa bệnh và năng cao sức khoẻ.Huyệt có thể nằm trên kinh mạch, cũng có thể không. Một số huyệt lại chỉ xuất hiện khi cơ thể gặp những biến cố đặc biệt như đau ốm, bệnh tật...


Một khái niệm khác cũng rất gần gũi với huyệt, đó là Luân xa. Luân xa không phải là một vị trí trên cơ thể. Luân xa là 1 khái niệm để chỉ Khí (năng lượng sinh học) khi nó lưu thông qua huyệt. Khí ở bên ngoài huyệt sẽ xoay tròn tạo thành 1 vòng xoáy hình nón (một số nhà nghiên cứu còn khẳng định chiều quay của luân xa hoàn toàn phù hợp với quy tắc “cái đinh ốc” trong vật lý học!)




Kinh mạch và huyệt:


Đông y và khí công thường nhắc đến kinh mạch như những con đường vận hành và luân chuyển của khí trong cơ thể. Còn huyệt là những điểm đặc biệt trên cơ thể mà tại đó có thể thu khí, phát khí, châm cứu chữa bệnh... Nếu xét theo quan điểm của khoa học hiện đại thì chúng là cái gì?


Trước hết hãy nói về kinh mạch. Liệu có phải trong cơ thể tồn tại những con đường đặc biệt như vậy hay không? Mọi nghiên cứu của khoa giải phẫu học đều cho thấy không tồn tại các đường kinh mạch theo các sơ đồ truyền thống của Đông y, tức là không tồn tại các đường vận hành khí 1 cách hữu hình trong cơ thể (như mạch máu hay dây thần kinh).


Nhưng những người luyện tập khí công đều khẳng định là có các con đường này. Họ cảm nhận rất rõ sự vận hành cuả khí trong cơ thể theo những con đường đó. Thêm vào đó, những con đường này không phải là bất biến. Có khi kinh mạch cảm nhận được chỉ nhỏ như sợi tóc, có khi lại to bằng ngón tay, thậm chí to hơn, có khi lan rộng ra phủ khắp cơ thể, không còn phân biệt kinh mạch nào nữa.


Qua các đặc điểm trên của kinh mạch, kết hợp với các quan điểm về Khí đã trình bày ở phần trước, ta có thể đưa ra quan điểm về kinh mạch như sau:


Khí có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể, và chúng không ngừng vận động truyền lan đi theo dạng sóng. Cường độ của sóng (hay trường) tại các điểm khác nhau trong cơ thể là khác nhau (tuỳ thuộc vào đặc điểm của cơ thể tại điểm đó). Trên cơ thể có tồn tại những điểm đặc biệt khiến cho cường độ sóng sinh học tại các điểm đó cao hơn các điểm khác và sóng cũng dễ truyền lan hơn khi qua các điểm đó. Tập hợp những điểm như vậy tạo thành những đường truyền sóng hay kinh mạch.


Con người có thể cảm nhận được kinh mạch là do sự tác động của khí vào các tế bào thần kinh. Sóng lan truyền sẽ tác động vào tế bào thần kinh trên đường truyền sóng. Tuỳ thuộc vào cường độ của sóng tại điểm đó mà tác động đó là mạnh hay yếu. Kết quả là con người có thể cảm nhận được khí chuyển động trong kinh mạch với độ mạnh yếu khác nhau (Khi thì khí chạy nhanh, khi thì chạy chậm, lúc thì kinh mạch to, lúc thì nhỏ…). Có những lúc sóng truyền lan khắp cơ thể, tạo cảm giác tê nóng toàn thân, không còn thấy kinh mạch nữa.
Ngược lại, chính các tế bào thần kinh cũng có khả năng tác động tới sóng sinh học (do cũng có những đặc điểm điện - từ tương tự). Con người có thể sử dụng các tín hiệu thần kinh phát đi từ não để điều khiển sự vận hành của dòng khí theo ý mình như tụ khí vào 1 điểm, đưa khí đến các kinh mạch khác nhau...


Do tính chất động của cơ thể (trạng thái của cơ thể luôn thay đổi, lúc khoẻ, lúc yếu, lúc vui vẻ, lúc buồn chán…) nên sự vận hành của khí theo các kinh mạch cũng luôn biến động. Khi từ khí mạnh ở kinh mạch này, khi thì mạnh ở kinh mạch khác (Đông y đã tổng kết, gọi là sự vận hành của khí trong 12 chính kinh theo 12 giờ trong ngày). Cần phải nắm vững quy luật này để tác động tới khí 1 cách hiệu quả nhất.




KINH HUYỆT:


Tây Y vẫn còn ngạc nhiên về lối chữa bệnh bằng cách châm cứu của người Trung Hoa. Những cây kim nhỏ cắm vào các huyệt trên cơ thể có thể chữa lành rất nhiều bệnh tật.Khi giải phẫu, các bác sĩ không tìm thấy huyệt đạo ở đâu. Nó không phải mạch máu, không phải thần kinh. Nó có tác dụng đối với cơ thể, nhưng vô hình !


Các bác sĩ Pháp tiêm thuốc màu vào các vùng huyệt và thấy thuốc bị biến hình. Nếu thuốc không tiêm đúng huyệt sẽ không bị biến hình. Nhờ phương pháp này lần đầu tiên họ chụp được vị trí các huyệt. Nhưng kinh huyệt là gì thì vẫn không có lời định nghĩa xác đáng.


Như chúng ta đã biết, Tưởng, Hành và Thức ấm phát ra một trường không gian vô hình trùm phủ cả địa cầu. Còn riêng đối với Sắc ấm (thân thể) tâm chúng ta cũng khéo léo sắp đặt một hệ thống đường tín hiệu vô hình.


Nếu não bộ là hình ảnh vật chất của tâm thì kinh huyệt là hình ảnh tinh thần của thân. Bắp thịt, mạch máu, gân, xương... là cấu trúc hữu hình của thân. Kinh huyệt sẽ là cấu trúc vô hình của thân. Não bộ là cấu trúc hữu hình của tâm và Trường không gian sinh học sẽ là cấu trúc vô hình của tâm. Các chất liệu để cấu tạo nên Kinh huyệt cũng là chất liệu để cấu tạo nên Trường không gian của tâm. Đối với khoảng không gian bên ngoài, tâm tạo ra vùng không gian tỏa rộng. Đối với thân thể tâm tạo ra các kênh tín hiệu.


Thân chịu ảnh hưởng bởi mạch máu, hệ thần kinh, và cũng chịu ảnh hưởng của các kênh tín hiệu (kinh huyệt) này. Nếu có sự bế tắc huyệt đạo, thân thể sẽ bị bệnh. Châm cứu chính là phương pháp khai thông huyệt đạo giúp cho cơ thể trở lại bình thường.


Dù sao chúng ta cũng cảm phục các vị Y tổ Trung Hoa đã phát hiện ra hệ thống huyệt đạo kỳ lạ này. Trong cái cấu trúc siêu hình của thân này, có những luồng khí lực chạy lên chạy xuống theo những quy luật nhất định. Một quy luật quan trọng cho sự vận động vô hình đó là luật Âm Dương. Theo luật Âm Dương này, gốc của khí lực nằm ở phía dưới bụng và theo đường xương sống. Chính vì khám phá điều này mà người Trung Hoa Ấn Độ, Tây Tạng lập thành môn khí công, Yoga nổi tiếng thế giới. Họ không chú trọng tập luyện cơ bắp như Tây phương. Họ chú trọng việc dùng tâm để củng cố cái gốc sức mạnh ở dưới bụng (Đan Điền), ở xương sống để tạo thành một kình lực mới, khác hơn lực cơ bắp, và dữ dội hơn lực cơ bắp. Nhan nhản khắp Trung Hoa ngày nay, người ta thấy rất nhiều người luyện thành công môn khí công này với những năng lực đặc biệt như khinh thân, công phá, chữa bệnh... Còn những Lạt Ma Tây tạng thì được đánh giá cao hơn nữa .


Theo luật Âm Dương này thì những gì khuất phía dưới, núp phía sau, tiềm ẩn vô hình mới là cái gốc phát sinh ra những cái bề mặt. Người Đông Phương khám phá luật này nên có phong cách sống trầm lặng sâu sắc hơn người Tây Phương.



Trích Phamcongviet.blogspot.com

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Nhan nai Lan