Mười điểm ấn
huyệt quan trọng có hiệu quả
Ấn huyệt (acupressure) là một kỹ thuật trị liệu của y học cổ truyền Trung Hoa, có cùng một nguyên tắc với Châm cứu (Acupuncture). Ấn huyệt và châm cứu bản chất là những phương pháp gởi tín hiệu đến cho thân thể, bằng kim hay bằng tay, để khơi dậy năng lực tự chữa lành trong guồng máy của thân. Phương pháp trị liệu này dựa trên căn bản khái niệm về Khí như một giòng năng lượng lưu chuyển qua những đường dẫn tự nhiên trong cơ thể gọi là kinh mạch. Khi sự lưu chuyển của Khí bị bế tắc qua sự bất quân bình âm dương trong thân thể, ta sẽ bị đau và mắc bệnh. Bằng cách dùng tay ấn trực tiếp lên một số điểm trong cơ thể nhằm làm tiêu tan sự bế tắc trong kinh mạch, phép ấn huyệt giúp tái tạo sự quân bình và khai thông khí huyết, đưa cơ thể trở về với trạng thái lành mạnh tự nhiên.
Có mười điểm ấn huyệt quan trọng ta
cần biết đến và nếu áp dụng mỗi ngày, sẽ đem lại hiệu quả thiết thực.
1- Huyệt Phong Trì (Feng Chi, GB 20) 風池
Điểm
Phong Trì cũng gọi là điểm gió, thuộc về Túi Mật 20 (gall bladder 20). Ta rất cần
biết đến điểm này vì ấn vào đó và xoa bóp có thể trị được những bệnh nhức đầu
hay đau một bên đầu, kiệt sức, yếu mệt, cảm cúm, mắt mờ… Điểm này nằm trên rãnh
giao tiếp của bắp thịt cổ và phần sọ. Khi tìm thấy huyệt đó rồi, hãy ấn tay vào
và xoa bóp trong khoảng 4- 5 giây. Trong khi xoa bóp huyệt này hãy cố buông thả
và thở sâu. Những nghiên cứu khoa học còn cho thấy ấn huyệt Phong Trì cùng với
một số huyệt khác có thể giúp trị được bệnh đau đầu kinh niên và triệu chứng mắt
khô.
2- Huyệt Kiên Tỉnh (Jian Jing, GB 21) 肩井
Huyệt Kiên Tỉnh cũng thuộc về túi mật (Gall Bladder 21). Ấn huyệt Kiên Tỉnh có thể giải tỏa áp lực (relieve stress), bớt đau mặt, nhức đầu, đau răng và đau cổ. Huyệt này nằm trên vai, ở điểm giữa cánh tay và xương sống. Để tìm huyệt này ta dùng ngón tay cái và ngón giữa bấm vào bắp thịt vai cho đến khi tìm được điểm trũng, sau khi biết địa điểm rồi dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn xuống phía dưới trong vòng từ 4-5 giây. Không nên bấm huyệt này với người đang có thai, vì có thể làm cho sanh sớm.
3- Huyệt Hợp Cốc (He Gu, LI 4) 合谷
Huyệt Hợp Cốc thuộc về Đại Tràng (Large Intestine 4) nằm trên vùng trũng cạnh phần nhô lên của bắp thịt dưới ngón cái, tiếp giáp với phần bắp thịt dưới ngón trỏ. Bấm huyệt này có thể kích thích giải tỏa áp lực, bớt đau răng, đau mặt và cổ. Khi đã tìm ra được điểm này rồi, ấn mạnh và sâu vào đó để xoa bóp và kích thích vùng này, từ 4-5 giây. Sách y học cổ truyền Trung Hoa kể ra nhiều trường hợp ấn huyệt vào điểm Hợp Cốc đã giúp chữa trị nhiều căn bệnh từ nhức đầu cho đến táo bón, những cơn đau nói chung và những cơn đau đẻ kéo dài. Những cuộc nghiên cứu gần đây còn cho thấy ấn huyệt Hợp Cốc còn giúp giảm đau bắp thịt hàm và những loại nhức đầu khác.
4- Huyệt Thái Xung (Tai Chong, LV3) 太衝
Huyệt Thái Xung thuộc về gan (Liver 3) được dùng để xả áp lực (stress), đau sống lưng phía dưới (low back pain), huyết áp cao, đau hạch (lymph pain), mất ngủ và bị kích động tinh thần (emotional upset). Sách y học Trung Hoa nói rằng huyệt này được dùng để chữa những vấn đề về tiêu hóa, mắt, nhức đầu, lở miệng và những triệu chứng kích động.
Huyệt Thái Xung nằm trong khoảng giữa ngón chân cái và ngón chân thứ nhì, dùng ngón tay đặt vào tìm kiếm trong khoảng đó sẽ thấy chỗ trũng trước khi ngón tay đụng vào xương. Khi tìm được huyệt rồi, ấn vào và xoa bóp để kích thích điểm này trong vòng 2-3 giây. Kích thích huyệt này cũng có thể làm giảm chứng trầm cảm sau khi bị đột quỵ (post stroke depression).
5- Huyệt Nội Quan (Nei Guan, P6) 內關
Huyệt
Nội Quan thuộc về tim (Pericardium 6). Được gọi là “cánh cổng phía trong”, huyệt
Nội Quan được dùng để chữa trị chứng buồn nôn, lo lắng, bệnh đau gân cổ tay
(carpal tunnel syndrome), đau dạ dầy, say sóng và nhức đầu. Kích thích huyệt này
cũng giúp điều hòa chứng tim đập mạnh (heart palpitation). Huyệt Nội Quan được định
vị với khoảng cách của ba ngón tay bên dưới cổ tay, phía trong của cánh tay.
Khi đã tìm được điểm ấy rồi, hãy ấn vào đó và xoa bóp chừng 4-5 giây. Những
nghiên cứu khoa học cho thấy sự kích thích huyệt Nội Quan sẽ làm dịu bớt chứng
buồn nôn và ói mửa trong thời kỳ thai nghén, và cũng ngăn ngừa sự buồn nôn ói mửa
sau khi mổ.
6- Huyệt Trung Chú (Zhong Zhu, TE 3) 中渚
Huyệt Trung Chú thuộc về loại làm tăng năng lượng gấp ba (Triple Energizer 3). Kích thích huyệt Trung Chú có thể xoa dịu chứng đau thái dương, căng thẳng bắp thịt nơi vai và cổ, chứng đau nhức thân thể phía trên (upper body pains). Điểm Trung Chú được tìm thấy trong vùng trũng hình thành dưới gân của ngón tay số 4 và số 5, bên dưới đốt tay. Khi đã tìm được điểm này, hãy ấn mạnh vào và xoa bóp để kích thích huyệt này từ 4-5 giây.
7- Huyệt Tam Âm Giao (San Yin Jiao, SP6) 三陰交
Huyệt Tam Âm Giao thuộc về lá lách
(Spleen 6), được dùng để trị bệnh đường tiểu và xương chậu (urological &
pelvic disorder), cũng như mệt mỏi, mất ngủ và đột quỵ nhẹ, bị đau bụng … Huyệt
này được tìm thấy phía bên trong bắp chân, cách với mắt cá khoảng chừng 4 ngón
tay lên phía trên, đàng sau xương ống chân. Khi định vị được huyệt rồi, hãy bấm
vào đó và xoa bóp từ 4-5 giây. Bấm huyệt này giúp ích cho phụ nữ vì giải tỏa những
cơn đau bụng và sự trầm cảm kinh kỳ nơi các thiếu nữ.
8- Huyệt Túc Tam Lý (Zu San Li, ST36) 足三里
Huyệt Túc Tam Lý thuộc về dạ dầy (Stomach 36), có thể được dùng để chữa những bệnh về dạ dầy và đường ruột (gastro-intestinal disorder), buồn nôn ói mửa, trầm cảm và mệt mỏi. Huyệt này được tìm thấy qua khoảng cách 4 ngón tay phía dưới đầu gối, trong phần bắp thịt nhô lên cao nhất, gần bên xương ống quyển. Ấn vào huyệt này và xoa bóp từ 4-5 giây. Người Nhật gọi huyệt này là “huyệt chữa trăm bệnh” hay “huyệt sống thọ” vì xoa bóp huyệt này có thể kích thích hoạt động của tuyến thượng thận cho sự điều tiết các chất kích thích tố (hormones) tạo sự quân bình cho thân thể, điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng ở nửa thân dưới v v..
9-Huyệt Ấn Đường (Yin Tang, EX) 印堂
Huyệt
Ấn Đường thuộc về điểm châm cứu ngoại hạng (Extra Acupuncture Points), còn được
gọi là Con Mắt Thứ Ba, nằm ở điểm giữa hai lông mày. Huyệt này giúp làm an tâm,
cải thiện trí nhớ, giải tỏa áp lực, mệt mỏi kinh niên, nhức đầu, mỏi mắt và mất
ngủ, cũng như làm nhẹ đi những cơn lo lắng và kích động. Bởi vì vị trí của Ấn
Đường nằm ngay trán, nên cũng là một điểm xoa bóp có hiệu quả cho sự chữa trị chứng đau đầu phía trên trán.
Huyệt Ấn Đường cũng có thể được dùng để
chữa những bệnh về mũi như bị nghẹt mũi (sinal congestion), chẩy máu cam v.v..
Để kích thích huyệt này, dùng ngón tay ấn nhẹ lên từ vài giây cho đến 1 phút,
rồi thả ra. Làm như vậy vài lần một tuần.
10- Huyệt Chiên Trung (Shan Zhong, REN 17) 膻中
Huyệt Chiên Trung thuộc về “mạch tư tưởng” (Conception Vessel 17 hay là REN 17), còn được gọi là “biển yên tĩnh”. Huyệt Chiên Trung rất có ích lợi trong việc phục hồi sức khỏe tinh thần và tâm lý, giúp an định và giải tỏa những cơn lo lắng, bồn chồn, trầm cảm, kích động và những triệu chứng bất bình thường khác về tâm lý. Huyệt này cũng giúp tăng cường hệ thống miễn nhiễm. Huyệt Chiên Trung được định vị ở trung tâm điểm của xương ngực, với khoảng cách 4 ngón tay từ đáy của xương này. Ấn vào đó và xoa bóp để kích thích, bạn sẽ cảm thấy yên tâm và an bình nhiều hơn.
Lưu
Ly
Sưu tầm và trích dịch