KỆ TRUYỀN PHÁP CỦA NGŨ TỔ - Trí Châu

22 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 31592)


zen_druppels



Kệ Truyền Pháp Của Ngũ Tổ


Trí Châu

 


Nhân có anh bạn bên Thụy Sĩ gửi điện thư hỏi về ý nghĩa bài kệ truyền pháp của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn trao cho Lục Tổ Huệ Năng trong đêm truyền thừa nên mạo muội gom nhặt các tài liệu chú giải cho bài kệ này để mọi người cùng suy nghĩ và luận bàn.

 Bài kệ như sau:


 Hữu tình lai hạ chủng

 Nhơn địa quả hoàn sanh

 Vô tình diệc vô chủng

 Vô tánh diệc vô sanh

 


Xin tham chiếu và viết ra đây các lời giảng giải của thiện tri thức và cao tăng như Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng giải của Thiền sư Thích Thanh Từ, Kinh Pháp Bảo Đàn dịch và lược giải của cố Thiền sư Thích Duy Lực, The Sixth Patriarch’s Dharma Jewel Platform Suttra của cố Hòa Thượng Tuyên Hóa.


 

Trước khi viết lại những lời bàn trong các tác phẩm trên, tôi xin chép ra đây bản tiếng Anh của Charles Luck trong cuốn Ch’an and Zen Teaching trong đoạn văn liên hệ tới bài kệ này:


[Knowing that I had realized my own nature, the Patriarch said to me: “He who does not know his fundamental mind, will not gain any advantage in his studies of the Dharma but he who knows it and persives his self nature, is called a master, a teacher of devas and men, a Buddha.”


I received the Dharma in the third watch of the night, thus escaping the notice of the community. Then the Patriarch transmitted to me the doctrine of instantaneous enlightenment as well as the robe and bowl, saying: “You are now the Sixth Patriarch. Take good care of yourself, liberate as many living beings as you can and spread the teaching widely for its uninterrupted continuity in future generations. Now listen to my gatha:

 

 Seed sown by the sentient

 In causal ground produces (buddha) fruit.

 If no sentience, then no seed,

 If no nature, no production. ]


 

Các bài kệ trong kinh luận bằng tiếng Hán thì rất cô đọng, thêm vào đó các danh từ dùng trong Phật pháp nhiều khi được dùng với ý nghĩa khác với ý nghĩa thông thường tuy cùng dùng chung một chữ. Muốn hiểu rõ ràng ý nghĩa các danh từ này phải có một hiểu biết khá sâu rộng về Phật pháp. Do đó có nhiều bản dịch và lược giải của nhiều nhà luận giải. Tùy theo sự hiểu biết và trình độ, chúng ta có thể thấy lời dịch và lược giải này hợp lý hơn các lời dịch và các lược giải khác. Tuy nhiên việc học Phật phải làm sao biết ý quên lời, đừng mãi chú tâm vào nghĩa lý mà quên đi sự thực tập. Tất cả các kiến giải và lược giải ví như ngón tay chỉ mặt trăng. Chỉ có sự thực tập chân chính mới đưa chúng ta tới giác ngộ tức là đáp trên mặt trăng được. Khi giác ngộ rồi thì tất cả các pháp đều hiển bày, nói hay làm gì cũng phù hợp với đạo lý, còn khi chưa giác ngộ thì tất cả lời nói, lời bàn dù có cao thâm thì cũng chỉ là hý luận, những lời nói đầu môi chót lưỡi thôi.

 


Tiếp theo đây là lời dịch và lược giải của Thiền sư Thích Duy Lực:

 

[Tổ biết Huệ Năng đã ngộ bản tánh nên nói với Huệ Năng rằng: “Chẳng nhận được bổn tâm, học pháp vô ích. Nếu nhận được bổn tâm, thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật.”

 

Nửa đêm thọ pháp chẳng ai biết, Tổ bèn truyền pháp đốn giáo và y bát nói rằng: “Người là Tổ thứ sáu, khéo tự hộ niệm, độ khắp hữu tình, phổ biến lưu truyền cho đời sau, đừng để đoạn dứt.” Nghe ta nói kệ đây:


 Hữu tình được gieo giống,

 Nhơn gieo quả ắt sanh.

 Vô tình thì vô chủng,

 Vô tánh cũng vô sanh.

 


LƯỢC GIẢI:

 


Sinh vật có hai loại: hữu tình là động vật, vô tình là thực vật. Hữu tình mới được gieo giống Phật, vô tình thì không. Có giống là nhơn sẽ sinh quả. Nhơn địa là hữu tình, quả địa là Phật. Vô tình chẳng phải nhơn địa của Phật nên chẳng phải là giống (vô chủng)..


Tất cả pháp vốn chẳng có tự tánh nên nói vô tánh. Vậy thì hữu tình và vô tình, Phật và chúng sanh đều chẳng có tự tánh, cũng là pháp vô sanh vậy. Nên nói: “Vô tánh diệc vô sanh.” Vì đây là kệ truyền pháp, kệ truyền pháp chẳng được lọt vào tứ cú.


Hỏi: Đã nói không lọt vào tứ cú, tại sao nói “vô tánh diệc vô sanh?” Như vậy là lọt vào cú thứ nhì rồi?


Đáp: Nói tất cả pháp vốn chẳng có tự tánh thì làm sao có vô tánh và vô sanh để làm tự tánh.


Hành giả đọc đến chỗ này, chớ nên dùng ý thức để lãnh hội cho là đúng hay không đúng. Đã nói pháp vô sanh thì làm sao sanh ra pháp đúng và pháp không đúng?


Đây là cửa ải của Thiền môn, cần phải thấu qua (tự ngộ) mới được.


Kệ này lược giải là để phá chấp, còn muốn hiểu ý Tổ, cần phải tự tham ngộ mới được.]


 

GHI CHÚ: Tứ cú gồm có: có, không, cũng có cũng không, chẳng có chẳng không.


 

Sau đây là lời dịch bài kệ và giảng giải của Thiền sư Thích Thanh Từ:

 

[(Người) có tình đến (nên) gieo giống,

Nhơn (nơi) đất quả lại sanh.

Vô tình cũng không (có) giống,

Không tánh cũng không sanh.


 

Chữ tình không có nghĩa là thức tình, chữ tình đây chỉ cho những người đã có được hạt giống tức là có cái chủng tính về đạo lý. Người có tình đến nên gieo giống cho họ, nhơn nơi đất mà quả lại sanh tức là người đã có chủng tính về đạo lý này, khi họ đến nên gieo giống cho họ. Nhơn nơi đất tự tính của họ sẵn đó sẽ sanh ra quả. Còn vô tình tức là người không có hạt giống đó, không có giống thì không có tánh, cũng không có sanh. Người không có chủng tử đó mình có gieo giống cũng khó mà được, nên nói không tính cũng không sanh. Đây là bài kệ truyền pháp.]


 

Bây giờ xin ghi chép lại lời dịch và lược giải bằng Anh ngữ lời giảng giải của HT Tuyên Hóa về bài kệ truyền thừa này:

 

With feeling comes the planting of the seed,

Because of the ground the fruit is born again.

Without feeling there is no seed at all,

Without that nature there is no birth either.


 

COMMENTARY:

 


“With feeling comes the planting of the seed.” I have the feeling of loving kindness and so I have come to plant a seed. “Feeling” can mean compassion. I have a compassionate feeling and so I have come to plant a seed, to transmit the Buñhadharma to you.

“Because of the ground, the fruit is born again.” This transmission is like putting a seed into the ground so that the plant can grow and bear fruit.

“Without feeling there is no seed at all.” Without feeling no seed is planted. If no one transmits the Buddhadharma to you, then there is no Bodhi-seed.

“Without the nature there is no birthr either.” Where there is no nature, there is no birth. That is one way to explain this verse.

 


There is another way:

 

“With the feeling comes the planting of the seed.” The feeling is an emotional feeling of love. The seed is planted because of this feeling of love and people study the Dharma because of it. If they are not relatives, they are friends. Relatives have relative’s emotional feelings and friends have friend’s emotional feelings. Because you have these emotional feelings you come to study the Dharma; you come to plant a seed.


“Because of the ground the fruit is born again.” Emotional feeling plants the seed of Bodhi because of the ground which is the place where one can reap the fruit. On this piece of ground, you can grow the Bodhi-fruit.


“Without feeling there is no seed at all.” If there is no feeling or emotion, there is no seed. That is, if no one came to this Bodhimanda to study the dharma, there would be no feeling and no seed planted.


“Without that nature, there is no birth either.” You cannot realize Buddhahood without the Buddha nature. Now, the Buddha nature is here and you should realize Buddhahood.


The verse may be explained in many ways, so long as the explanation is in accord with priciple.]


 

Và đây là lời dịch và kiến giải thô thiển của tôi về bài kệ của Ngũ Tổ trao truyền cho Lục Tổ:

 

Hữu tình lại gieo giống,

Có đất nên quả sanh.

Vô tình không có giống,

Không tánh lẫn không sanh

 


KIẾN GIẢI:


 

Theo Phật giáo vũ trụ này được chia ra làm hai loại, hữu tình và vô tình.


Hữu tình gồm có sáu loài chúng sanh là trời, người, a tu la, ngạ quỷ và súc sanh. Vô tình gồm có đất đai, sông núi, cây cỏ là nơi chốn cho loài hữu tình nương náu và sinh sống.

 

Các loài hữu tình thì đều có tâm thức và đều có hạt giống của sự giác ngộ. Nhưng vì nghiệp báo tốt hay xấu mà chủng tử giác ngộ được hiển lộ ra hay bị che lấp. Loài trời thì sung sướng quá nên chỉ lo hưởng thụ, muốn gì được nấy nên mất đi cái khả năng muốn thoát ly. A tu la gồm các vị thần bản tánh rất dữ dằn, ngoan cố, luôn thấy mình là đúng và thường gây não hại, khổ sở và đớn đau cho kẻ khác; chẳng bao giờ biết phục thiện, cho nên hạt giống bồ đề không thể phát triển trong loài A tu la này. Ngạ quỷ thì gồm nhiều loại, có loại ma quỷ sống vất vưởng nương nơi gò hoang, miếu trống, nghĩa địa, nơi các cây cổ thụ hoặc đôi khi nhập vào thân xác một loài chúng sanh khác tỷ như con người mà ta thường gọi là bị ma nhập hay quỷ ám. Có những loài quỷ ở tận các tầng địa ngục bị các loại cực hình dầu sôi lửa bỏng, sống không ra sống, chết không ra chết. Các loài này thì lâu lắm mới có được thân người. Còn loài súc sanh thì gồm chim chóc trên trời, trâu bò heo ngựa nơi đồng áng, cọp sư tử dê nai nơi rừng núi, cá tôm trong sông ngòi và biển cả v.v…. Các loài này thì cứ bắt giết lẫn nhau để sinh tồn, chúng sanh ra để thanh toán trang trải các nghiệp báo đã có trong các kiếp trước. Chúng chỉ sống theo bản năng nên không có cái khả năng thay đổi kiếp sống nên hạt giống bồ đề không thể hiển lộ ở các loài này.

 

Trong sáu loài hữu tình thì chỉ có loài người mới có cái khả năng tu tập giác ngộ. Chỉ loài người mới có cái khả năng cầu tiến, có cái khả năng lựa chọn giữa làm việc xấu hay việc tốt, giữa cuộc sống tâm linh hay phàm phu.

 

Không phải hạt giống bồ đề đều được hiển lộ ra ở bất cứ con người nào. Có những loại người nhất định không tin vào chánh pháp như loại nhất xiển đề thường được nhắc đến trong các kinh điển và luận giải. Loại người này luôn phỉ báng chánh pháp và luôn chống đối những người tu hành chân chính. Có những loại chỉ thích tranh dành tiền tài quyền lực, dùng bất cứ thủ đoạn nào, dù rằng có làm não hại người khác, miễn là đạt được lợi lộc cho mình và gia đình mình. Hạt giống bồ đề chưa thể và khó có thể được hiển bày ra đối với những người này.

 

Hạt giống bồ đề chỉ có đối với những người có thiện căn, phát tâm tìm thầy học đạo. Những người này mới sẵn sàng xả thân cầu đạo, cố gắng học hỏi kinh điển, lặn lội khắp nơi để tìm nơi có chân sư để tu đạo giác ngộ.


Những người này là những người đang có hạt giống bồ đề, sẵn sàng gieo trồng trên mảnh đất giác ngộ.


Khi đã gieo giống xuống đất rồi thì năm tháng trôi qua thế nào cũng tăng trưởng thành cây nhánh rồi đơm hoa kết trái.


Thế cho nên nói, người nào đã có sẵn căn lành, tầm thầy tu đạo thì thế nào cũng có ngày đạt được chánh quả.


Chánh quả ỏ đây là giải thoát, là xa được bờ mê đến được bến giác, là bỏ được chốn vô thường đến được cõi vô thượng chánh đẳng chánh giác, là thấy được cái tánh Phật của chính mình, biết được cái Tự Tánh chân thật của mình.


Hạt giống đó nhà Phật gọi là chủng tử , là chủng, là nhân.


Quả là cái Phật tánh còn gọi là Tánh như trong câu thấy Tánh thành Phật. Cái Phật tánh này có ở mỗi chúng sanh như đức Phật chỉ dẫn trong kinh Pháp Hoa:

 

 Ta là Phật đã thành

Chúng sanh là Phật sẽ thành.


Còn phiền não là chúng sanh. Hết phiền não là Phật.

 


Con người đem tâm cầu đạo, gặp thầy sáng mắt hướng dẫn tu tập, thế nào cũng đắc đạo. Thế cho nên Ngũ Tổ nói:


Hữu tình lai hạ chủng,

Nhơn địa quả hoàn sanh.

 


Bài kệ muốn nói rằng hữu tình tới mà có giống để gieo trồng thì khi có nơi (mảnh đất) tu tập chánh pháp thì thế nào cũng gặt được quả giác ngộ.


Còn các loài cỏ cây gỗ đá thì làm gì có tâm thức, mà không có tâm thức thì làm sao có chủng tử bồ đề. Mà không có chủng tử bồ đề thì làm sao có quả bồ đề. Nói khác đi thì loài vô tình không thể có hạt giống bồ đề, Không có hạt giống bồ đề thì làm sao sanh ra được bồ đề, làm sao có tánh để được sanh ra. Thế cho nên Tổ nói: Vô tình diệc vô chủng, Vô tánh diệc vô sanh.

 


Một lần nữa xin ghi lại lời tạm dịch bài kệ truyền thừa của Ngũ Tổ như sau:

 

Hữu tình lại gieo giống

Có đất nên quả sanh

Vô tình không có giống

Không tánh cũng không sanh.

 


Xin ngừng bài viết ở đây, nếu có những ai muốn chia sẻ kiến giải xin được hoan hỷ đón nhận ở địa chỉ điện thư vanmon_chan@yahoo.com.


 

Cũng xin nhắc nhở một lần nữa là chỉ có sự gia tâm giữ giới tu thiền theo Bát Chánh Đạo hoặc theo Lục Độ Vạn Hạnh mới là quan trọng. Tất cả những luận giải và những bài thuyết pháp chỉ nhằm giúp chúng ta hiểu rõ giáo lý, có một kiến giải vững chắc để có thể dốc tâm hạ thủ công phu. Chỉ có giác ngộ mới thoát ra được căn nhà lửa đầy tham sân si này.

 


 Trí Châu


(Trích từ báo Trúc Lâm)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chim Hạc