MỘT THOÁNG THIỀN TRONG NHIẾP ẢNH - Ngọc Bảo

14 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 30053)

 

dem_ha_long

 

 

 “Nghề chơi cũng lắm công phu” -- nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật tưởng chừng như dễ, vì có thể phổ cập đến tất cả mọi người mà không cần đòi hỏi một năng khiếu nghệ thuật đặc biệt nào đó, nhưng tạo ra được một bức ảnh giá trị không phải là chuyện dễ dàng. Một bức ảnh giá trị thường có chiều sâu, truyền đạt được một điều gì đó đến tâm thức của người thưởng ngoạn. Nói theo ngôn ngữ Thiền, có những chân lý không thể dùng lời để diễn tả, mà chỉ có thể được cảm nhận bằng trực giác. 


 

 Nghệ thuật là phương tiện diễn tả cảm xúc của người nghệ sĩ. Nghệ thuật nhiếp ảnh cũng không ra ngoài tiền đề đó, nhưng đặc biệt lại thường được xem như có nhiều điểm tương đồng với Thiền. Bài này chỉ nói về một khía cạnh trong nhiều điểm tương đồng đó, nhưng có lẽ đó cũng là một khía cạnh chính.


 

 Làm sao định nghĩa chữ Thiền? Nói một cách đơn giản, Thiền là “thấy biết như thực” trong một tâm rỗng lặng, tỉnh giác, không vướng mắc. Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông có một câu định nghĩa bất hủ: “Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền”.


 

 Dĩ nhiên, để đạt được cảnh giới thong dong, tự tại đó phải qua rất nhiều nỗ lực công phu, phải chứng ngộ tánh Không trong bản thân và vạn pháp, và sống được trong tánh Không đó. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đôi khi cũng có những khoảng trống, trong đó tâm không có một niệm khởi, nhưng rất là tỉnh táo và sáng suốt. Đối với những nhiếp ảnh gia, kinh nghiệm này thường xẩy đến trong những giây phút đang “săn ảnh”, lúc đó tâm hoàn toàn không lặng, nhưng lại rất bén nhạy và tỉnh giác. Nhiếp ảnh gia danh tiếng Minor White đã nói như sau:


 “Trạng thái tâm thức của một nhiếp ảnh gia trong lúc đang sáng tạo là trống rỗng. Cần nói thêm là điều này chỉ xẩy ra trong những thời điểm đặc biệt, đó chính là những lúc đang săn ảnh. Đây không phải là một trạng thái trống rỗng như mất hồn, mà lúc đó tâm ở trong trạng thái rất hoạt động, nhậy cảm, sẵn sàng nắm bắt một hình ảnh nào đó, mà không định trước là một hình ảnh nào. Chúng ta cần phải để ý rằng, chính sự không định trước về một hình ảnh hay một khái niệm nào đó lại thiết yếu để có một trạng thái tâm trống rỗng. Trạng thái đó của tâm cũng không khác gì cuộn phim trống, trông có vẻ như thụ động, nhưng lại rất bén nhậy đến mức chỉ cần một giây thôi cũng đủ thu lại cả một đời sống ở trong đó.


 Một nhiếp ảnh gia khi sáng tạo nên một tác phẩm, điều cần thiết có lẽ là phải tự đặt mình vào một tâm như vậy. Trạng thái không lặng đó cũng cho một cảm giác an lạc tuyệt diệu, qua sự khám phá một thế giới mới lạ siêu việt, ngay cả ở những điều tầm thường trước mắt. Khung kính vuông nhỏ bé của chiếc máy ảnh trở thành những lời kinh, những lời thơ, hay như những ngón tay, những chiếc hỏa tiễn chỉ thẳng vào cõi giới vô tận của tiềm thức và nhãn thức của con người.”

 


 Nhiếp ảnh gia Pháp Henri Cartier-Bresson khi giải thích về triết lý của ông trong nhiếp ảnh đã dùng lời của họa sĩ Cezanne để nói như sau:


 “Khi tôi vừa vẽ vừa suy nghĩ, tất cả mọi thứ đều mất hết.”  


 Điều này không khác gì lời của tổ sư Thiền đã nói: “Khởi niệm tức là sai.”


 

 Điều kỳ diệu của nhiếp ảnh, cũng như của Thiền, là chính từ sự vô tâm hay tâm không đó mà thâu tóm được cả thế giới vào trong. Phải chăng chính vì vậy mà những bức ảnh chụp trong những lúc tình cờ lại là những bức ảnh xuất sắc nhất?



Ngọc Bảo


(Vi
ết cho Hội Việt Ảnh, tháng 5-2008)




====================



A glimpse of Zen in photography



As a popular Vietnamese saying, “To be an expert in a hobby requires a lot of work”, photography is a hobby which seems to be simple because everybody can take a picture with a camera, but creating a valuable picture is not easy. A valuable picture has a depth which transmits something to the mind of the viewer. Speaking with the language of Zen, the ultimate truth cannot be described in words, only be perceived by intuition.



Art is a mean to express the feelings of the artist. Photography is an art, but a special one, as it is often considered to be compatible with Zen. In this article I only mention about that aspect of photography.



How do we define Zen? To put it simply, Zen is being fully aware of the reality in an empty, awakened, unfettered mind. The Vietnamese King Trần Nhân Tông, who was a Zen patriarch, had a famous definition: “No-mind toward outside scenes - what need to ask about Zen?”



Of course, to reach that state of equanimity in mind, one must practice meditation with effort to realize the empty nature in oneself as well as in all things, and apply that enlightenment to the everyday life. However, in our ordinary life, sometimes there are gaps in which the mind has no thought, but quite clear and receptive. This experience usually comes to the photographer while he is looking for pictures. The famous photographer Minor White said:


“The state of mind of the photographer while creating is a blank. I might add that this condition exists only at special times, namely when looking for pictures… For those who would equate “blank” with a kind of static emptiness, I must explain that this is a special kind of blank. It is a very active state of mind really, a very receptive state of mind, ready at an instant to grasp an image, yet with no image pre-formed in it at any time. We should note that the lack of a pre-formed pattern or preconceived idea of how everything ought to look is essential to this blank condition. Such a state of mind is not unlike a sheet of film itself – seemingly inert, yet so sensitive that a fraction of a second’s exposure conceives a life in it. (Not just life, but a life).


Possibly the creative work of the photographer consists in part of putting himself into this state of mind… The feeling is akin to the mystic and to ecstasy; why deny it? One feels, one sees on the ground glass into a world beyond surfaces. The square of the glass becomes like the words of a prayer or a poem, like fingers or rockets into two infinities – one into the subconscious and the other into the visual-tactile universe.” (Lyons, 1966, p.p. 165-166).


 

French photographer Henri Carter-Bresson when explaining his philosophy of photography quotes Cezanne: “When I paint and start thinking at the same time, everything’s lost.”


This is no difference with the saying of a Zen master: “Occupied with arising thoughts is wrong”.



The wonder of Zen, as well as photography, is from the no-mind or emptiness of mind that the whole universe can be embraced. Is that the reason why the most remarkable pictures are those which were taken in an unexpected moment?

 


Ngọc Bảo


(September, 2012)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chim Hạc