TRUYỆN VUI THIỀN CHỌN LỌC TỪ VI TIẾU - Huyền Không Tử

08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 37501)

buddha_smile-content



Vi Tiếu là nụ cười thoáng trên môi, cười mà như không cười - có lẽ đó là nụ cười biểu lộ bên trong hơn là bên ngoài. Nụ cười vi tiếu của Đức Phật trong pháp hội khi cầm cành hoa trả lời câu hỏi của một vị thiên nhân là cả một ý nghĩa thâm sâu, mà chỉ có Ca Diếp mới lãnh hội được ... đến cả ngàn năm sau vẫn là một nụ cười để chúng ta thấm thấu. Thế gian có nụ cười vi tiếu của nàng Mona Lisa trong bức họa La Joconde lừng danh thế giới làm mê hoặc con người từ bao thế kỷ nay, nụ cười bí ẩn khiến người ta phải đặt câu hỏi: "Nàng đang nghĩ gì? Điều gì đang xẩy ra trong tâm nàng lúc ấy?" - một câu hỏi cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.


Vi Tiếu ... nụ cười Thiền, không đến đi như những cuộc vui trong chốc lát, mà lưu lại một góc nào đó trong tâm, để chúng ta nghiền ngẫm, thấm thấu dần ... và bỗng nhiên nụ cười nở ra bên trong, như một đóa hoa..


Xin chia xẻ một số bài chọn lọc từ tuyển tập Vi Tiếu của Huyền Không Tử.


Ngọc Bảo

 

 

Vi Tiếu


Huyền Không Tử


--- o0o ---


ivory_di_lac-content Vi Tiếu là gì?


 Phải chăng là "niêm hoa vi tiếu" hay những nghịch lý khôi hài?
 Là nụ cười bao dung hỷ xả hay những lời châm biếm chua cay?
 Là tiếng cười vang tự đáy lòng hay chỉ là cái nhếch môi vô tâm vô sự?
 Là công án Thiền của thời đại hay chỉ là những chuyện tiếu thường tình?
 Là dụng tâm chỉ trích phá hoại hay thiện ý khai thị mạch nguồn?
 ...

 Là gì cũng được, xin tùy các bạn!

 


Cá Rô Cây


Lão hành khất vào ngồi trong hiên chùa bắt đầu bữa ăn xin được trong ngày: Ít vắt cơm, muối và... một con cá rô cây.


Người gác chùa quan sát bữa ăn, thấy con cá rô cây, ông châm biếm:

- Này ông lão, ông làm gì với con cá gỗ ấy, hay cuối cùng cũng chỉ cơm với muối?


Lão hành khất đưa tay chỉ tượng Phật bằng đá trên tòa sen giữa Chánh điện, trả đũa:

-Này ông bạn, còn bạn làm gì với tượng Phật đá kia, hay cuối cùng cũng chỉ vô minh với ái dục?


 


Lng Lẽ


Gã thanh niên xin thọ giáo Thiền Sư chỉ cửa sổ thiền đường bảo:

- Hãy nhìn cảnh vật bên ngoài với tâm lặng lẽ.


Từ đó mỗi ngày anh đến thiền đường thực hành lời dạy, quả nhiên tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng ; một đám mây trôi qua trên bầu trời, những giọt sương long lanh đầu ngọn cỏ, con chim hót trên cành, đóa hoa vàng mới nở, gió thoảng, lá bay... nhất nhất đều hiện ra trước cái nhìn trong sáng hồn nhiên và lặng lẽ. Anh sung sướng nhủ thầm: "Thế là mình đã thể nhập vạn pháp".


Rồi một buổi sáng mùa xuân, bên cửa sổ thiên đường bỗng hiện bóng dáng một giai nhân tuyệt sắc. Giữa muôn hoa rực rỡ, giữa ánh nắng bình minh, nàng xuất hiện như một tác phẩm nghệ thuật toàn bích và sống động.


Tim anh đập mạnh, trí anh bàng hoàng, tâm anh giao động đến nỗi thiếu nữ đã đi qua tự bao giờ mà tưởng chừng như bóng dáng vẫn còn lảng vảng đâu đây, khi ẩn khi hiện, khi còn khi mất...


Mây, nắng, cỏ, cây ngoài cửa sổ đều trở nên mờ ảo, chừng như chỉ còn lại đâu đó một bóng hình như hư như thực.


Chợt nhớ lời Thầy dạy. Anh giật mình định thần nhìn ra cửa sổ. Cảnh vật lại hiện ra, nhưng chẳng bao lâu lại chìm đi sau một bóng hình mờ ảo. Anh buồn bực, nhủ thầm: "Thế là mình đã đánh mất tâm thể vạn pháp".


Không sao giải quyết được sự xung đột nội tâm này, anh quyết định gặp Sư để trình bày tâm bệnh, xin lời chỉ dẫn.


Sư nói:

- Hãy nhìn hình bóng bên trong với tâm lặng lẽ.

 

 


Hc Đo


Đa Văn đến học đạo. Sư hỏi:

- Ngươi định học bằng tâm hay bằng trí?


Thường nghe Sư giảng đừng đem trí phân biệt mà học đạo nên Đa Văn thưa:

- Dạ, bằng tâm.


Sư nói:

- Không được.


Hôm sau Đa Văn lại đến hỏi Sư:

- Vậy Thầy học đạo bằng tâm hay bằng trí?


Lúc ấy Sư đang ăn táo. Gọi:

- Này!


Đa Văn nhìn lên. Sư đưa trái táo Đa Văn vừa đón lấy. Sư hỏi:

- Bằng tâm, hay bằng trí?

 



D Quá Mà!


Đa Trí đang ngồi lẩm bẩm:

- Khó thật, khó thật!


Vô Văn đi qua hỏi:

- Gì mà khó giữ vậy?


Đa Trí liền nói:

- Này Đệ, làm sao biết được gà sinh trước hay trứng sinh trước?

- À, chuyện đó thì dễ quá mà.


Đa Trí ngạc nhiên:

- Thật vậy sao?


Vô Văn bật cười:

- Có gì đâu, ý Huynh sinh ra trước đấy.


 


Sa Đi Thiên Nhiên.


Ngồi dưới gốc cây Bồ Đề Đa Văn nói:

- Thiên nhiên có những điều bất cân xứng cần phải sửa chữa lại.


Vô Văn hỏi:

- Cái gì bất cân xứng?


Đa Văn ví dụ:

- Như bên kia, cây dưa hấu nhỏ như vậy mà trái thật to tướng, còn cây Bồ Đề này to tướng mà trái lại nhỏ xíu!


Ngay khi đó một trái Bồ Đề rơi trên đầu Đa Văn. Vô Văn nhân cơ hội nói:

- May chú chưa kịp sửa lại, chứ nếu trái Bồ Đề to bằng trái dưa hấu thì còn gì là cái đầu của chú nữa!

 


 

Cu Đc Vi Vô Đc


Từ khi Đạo Sĩ Cầu Đắc đến nhập viện đã trở thành bạn thân với chú tiểu Vô Đắc. Một già, một trẻ quấn quít bên nhau. Vô Đắc rất thích Đạo sĩ biểu diễn thần thông. Có lần Vô Đắc xin học pháp thuật. Đạo Sĩ nói:

- Cháu đổi tên với ta đi đã.



 

Cũng Tiên Đoán.


Một nhà tiên tri nói rằng thế giới sau này sẽ là một bình minh tươi sáng trong đó con người được sống tự do không có luật lệ ai muốn ở đâu thì ở, làm gì thì làm, đi đâu cũng được không ai ràng buộc.


Nghe vậy, Vô Đắc thưa:

- Cháu cũng tiên tri về một thế giới tương lai khác.

- Thế giới nào?

- Thưa, thế giới đó sau thế giới mà bác vừa tiên đoán. Nhà tiên tri ngạc nhiên hỏi:

- Thế giới đó ra sao?

- Thưa, bây giờ người ta lại thích sống khuôn khổ, luật lệ sau khi đã mệt mỏi rong chơi, chán chường phóng túng.


 


Tinh Tn Hay Làm Biếng.


Đạo sĩ Cầu Đắc kể với Vô Đắc: Sau khi luyện được phép thần thông ngồi trên mây bay từ nơi này qua nơi khác như ý muốn, ta hãnh diện khuyên một người bạn:

- Này bạn! Hãy cố gắng luyện pháp môn này chỉ cần trì chỉ ít năm là thành công.


Bạn ta hỏi:

- Thành công để làm gì?


Ta giải thích:

- Bạn không thấy sao, với sở đắc này, Tôi có thể đi đây đó dễ dàng, không mệt nhọc gì cả.


Bạn ta nói:

- À, thì ra Huynh tinh tấn chỉ để được làm biếng.


 


Ngoài Da


Sư gặp Vị Tăng nổi tiếng về Thiền định.

Hỏi:

- Ông ta như vậy có được gì không?


Vị Tăng thưa:

- Tâm tôi đã định tĩnh không còn ham muốn dục lạc nữa.

- Thế thì ông chỉ mới được ngoài da.

- Vậy phải làm sao để được giải thoát hoàn toàn?

- Ấy, ông lại tính chuyện ngoài da nữa?

 



Mc Đích Phm Hnh


Thấy tu viện của Sư tổ chức tốt đẹp có người hỏi:

-Phải chăng mục đích đời sống phạm hạnh dưới sự hướng dẫn của Thầy là đào tạo tăng tài cho Giáo Hội.


Sư nói:

- Không, bản nguyện của Ta là giúp họ có khả năng "ra đời".


 


Tu Sa


Hỏi:

- Tu có phải là sửa không?


Sư nói:

- Không phải.

- Vậy là không sửa?

- Cũng không phải.

- Phải làm sao?


Sư đáp:

- Không sửa thì kẹt cái này, sửa thì thành ra cái khác.


 


Kinh Pháp Hoa Ca Ông Đâu?


Trong thời ấy tôn giáo bị hạn chế. Kinh sách không được in mà tín đồ lại đua nhau đi thỉnh Kinh sách. Một trong những bộ Kinh hiếm hoi nhất lại được nhiều người tìm kiếm nhất là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.


Có người đến xin Sư chỉ dẫn cho ở đâu có kinh Pháp Hoa để thỉnh. Sư hỏi:

- Thế còn Kinh Pháp Hoa của ông đâu?


 


Gii Thoát


Một Thiền sinh không chịu nổi những chuyện phiền toái trong viện.


Sư hỏi:

- Không đương nổi sao?

- Con chỉ đương giải thoát chứ không đương những chuyện bực mình.


Sư nói:

- Giải thoát thì vạn pháp còn đương nổi huống chi chỉ một chút bực mình!

 



Phước Đc


Có vị Tăng tinh tấn tu hành được nhiều người kính mộ. Ngày kia một bà thí chủ đến cúng dường:

- Mong Đại Đức hoan hỷ dung nạp tứ sự cúng dường này và xin Đại Đức ban cho con ít phước đức tu hành của Đại Đức.


Vị tăng nói:

- Tôi tự cột đã nhiều nay gắng mà mở chứ có phước đức gì đâu.


 

 

Gii Thoát Hay Đeo Mang


Hai thầy trò đi qua một vùng sa mạc, đệ tử ngỏ ý:

- Thế gian chẳng khác sa mạc, nóng bỏng, khô khát. Xin Thầy dạy con điều thiện, giới luật, thiền định, thần thông, giáo lý, kiến thức... để con có thể giải thoát khỏi thế gian.


Lúc đó một đàn lạc đà đi qua trước mặt, vị Thầy chỉ đàn lạc đà nói:

- Có lẽ nào những con vật đáng thương sắp bị ngã quỵ vì trên lưng đã chất đầy những hàng hóa quý giá kia có thể ung dung tự tại được khi phải chất thêm nhiều hàng hóa nữa không?

- Thưa không

- Cũng vậy, con vốn đã nặng nề với nhiều vô minh, ái dục chưa chịu buông xuống sao lại còn muốn học thêm?


 


Nam Mô Thường Bt Khinh


Nhiều vị Tăng bàn cãi về ý nghĩa một bài kinh, mỗi vị đưa ra một kiến giải khác nhau, ai cũng cho mình là đúng, kẻ khác sai. Cuối cùng họ nhờ Sư phân giải.


Sư chỉ ngâm bài kệ:


"Cũng chỉ một lời kinh
Tùy căn cơ sai khác
Kiến giải bất đồng tình
Nam mô Thường bất khinh"

 



Trà Đo


Khách đến viếng một trà thất, chủ nhân tiếp đón theo nghi phong trà đạo Nhật Bản, khách thì lại cứ rót uống tự nhiên không theo luật lệ nào cả.

Chủ nhân liền thuyết trình về trà đạo, về cách pha trà và phong thái uống trà v.v...


Nghe xong khách nói:

- À, thì ra trà đạo là vậy. Tôi lại tưởng đạo trà là khát thì uống thôi chứ.


Rồi khách xuất khẩu ngâm:


"Xưa nay trà là đạo.
Khát cứ việc uống thôi.
Nghĩ thêm trà với đạo.
Đầu thượng trước đầu rồi!"

 



T Do Hay Trói Buc?


Một Thiền sinh quen sống phóng túng, không chấp nhận được giới luật, nói với Sư:

- Ở đây tôi chỉ thấy toàn là luật lệ trói buộc, chẳng tìm thấy đâu là tự do giải thoát của Thiền.


Sư nói:

- Anh không thấy trong tướng dụng tự do là giới luật, trong thể tánh giới luật là tự do sao?

- Tôi không hiểu.

- Thế thì anh đã bị tự do trói buộc mất rồi!


 


Triết Hc Là Gì?


Để mở mang kiến thức cho Tăng chúng. Thầy Giám học mời một vị Giáo sư đến dạy môn Triết.


Sau nhiều giờ học, Vô Văn lôi Đa Văn ra góc vườn nói một cách phấn khởi:

- Đến nay tôi đã hiểu Triết học là gì rồi.


Đa Văn đang mù tịt cái môn quái đản này hăm hở muốn nghe.


Vô Văn nói:

- Có gì đâu, Triết học chỉ là hệ thống một mớ ngôn ngữ phức tạp nói về những điều rất giản dị.


 


Nghip Còn Nng


Thấy bà tín nữ đem một lồng chim đến chùa Đa Văn mừng rỡ đón lấy toan phóng sanh. Bà tín nữ giằng lại, nói:

- Không phải tôi phóng sinh ở đây đâu. Tôi chỉ gởi đây rồi mai trở lại lấy.

- Chứ bà định làm gì với lồng chim đó?


Bà tín nữ giải thích:

- Chú không biết sao, ngày mai có lễ ở chùa dưới phố, tôi sẽ đem đến đó phóng sinh.


Đa Văn thở dài ngẫm nghĩ: "Phố cách đây cả trăm cây số lại phải đợi đến ngày mai, chắc nghiệp của bầy chim này còn nặng".



 

Sc Tc Th Không


Sư ghé thăm một vị Tăng nổi tiếng uyên thâm Phật Pháp và có nhiều sở đắc. Vừa thấy Sư, vị Tăng đã dùng phép thần thông ẩn hình đâu mất.

Sư hỏi:

- Ông làm gì vậy?


Vị Tăng hiện hình cười:

- Đó là "sắc tức thị không".


Sư nói:

- Đã là "sắc tức thị không" lại còn phải biến mất làm gì.


Vị Tăng hỏi:

- Làm được không?


Sư đáp:

- Ngươi không thấy Ta "sắc bất dị không" sao?

 



Xut Môn


Một Sa di đang miệt mài nghiên cứu cuốn "Diệu Pháp nhập môn".


Sư nói:

- Học xong cuốn đó ta sẽ cho học "Diệu Pháp xuất môn"


Sa Di ngạc nhiên thưa:

- Bạch Thầy, nhập được môn này đã là quý sao lại xuất?


Sư nói:

- Bởi vậy người ta mới nói nhập môn đã khó mà xuất môn lại càng khó hơn



 

Làm Ch.


Chủ nhân một đại xí nghiệp tư doanh, xuất gia vào viện hơn một năm. Ông rất tinh tấn. Ai cũng nghĩ là ông sẽ thành công trên đường đạo. Nhưng một hôm ông đến yết kiến Sư:

- Con đã cố gắng tự kiểm soát một cách nghiêm ngặt nghưng vì sao chưa làm chủ được thân tâm?


Sư vỗ bàn quát:

- Ngươi đã quen cái thói làm chủ mất rồi!

 



Sao Li Hi Tôi.


Hỏi:

- Thức, tâm, ý, tịnh, trí khác nhau thế nào?


Sư nói:

- Cái đó anh phải tự hỏi anh sao lại hỏi tôi.

 



Người Cha Bnh hay Bnh Cha Người?


Một bác sĩ y khoa khuyên một sinh viên nên học ngành y để chữa bệnh cứu nhân độ thế. Sinh viên nói:

- Tôi không cho rằng chữa bệnh là hoàn toàn cứu nhân độ thế.


Bác sĩ:

- Anh có thể thấy người ta bệnh mà không tìm cách cứu chữa sao?

- Có chứ, nhưng bác sĩ không thấy chính bệnh cũng cứu chữa con người hay sao?


 


Không Biết T Đâu.


Mối băn khoăn của Y là: "Không biết từ đâu sinh ra và chết sẽ đi về đâu?". Đã từng tìm đến nhiều nhà học giả, triết gia, giáo sư, tu sĩ hy vọng có được một giải đáp thỏa đáng nhưng Y đều thất vọng, càng thất vọng vấn đề càng ám ảnh Y đến độ thẫn thờ. Y đi từ đường này qua đường khác mà không biết mình đã đi qua những đâu và sẽ đi đâu.


Một hôm đang đi lẩn thẩn qua một xóm lao động, bỗng Y đụng phải một bà lão bán hàng rong làm đổ tung gánh hàng. Bà lão nổi tam bành lục tặc chỉ vào mặt Y mắng:

- Đồ cái thứ vất vơ vất vưởng, mất hồn mất vía, có mắt không biết thấy đâu, có chân không biết đi đâu. Thứ đồ chết non chết dịch. Thứ đồ không biết từ đâu sinh ra mà làm gì như vậy...


Nghe đến đó chàng thanh niên hoát nhiên đại ngộ.


 


Đã Mun Ri


Hỏi:

- Có cần phải tinh thông ba tạng giáo điển mới hành đạo được không?


Sư giảng:

- Xưa các đệ tử Phật chỉ nghe một câu kệ mà dụng một đời không hết. Về sau những pháp môn dạy cho mỗi căn cơ khác nhau đều được hệ thống hóa, phân tích chi ly, phân chia thành bộ, kết hợp thành chương gọi là Tam Tạng. Chẳng khác Y điển ghi hết thuốc hay bệnh lạ hoặc sách dạy nấu ăn ghi chép các món cao lương mỹ vị trên đời. Những sách ấy quý giá thật nhưng đang khi bệnh sẵn có thuốc hay lại đòi học cho hết bệnh và thuốc trên đời ta e đã muộn! Lại như đang khi cơn đói sẵn có cơm ngon đợi gì phải học cho hết các món sơn hào hải vị!




 Ngón Tay Quá Ln


Một học giả đến thăm Thiền viện thấy đa số tăng chúng có vẻ quê mùa, chất phác thì có ý khinh thường. Thỉnh thoảng ông đưa ra những vấn đề cao xa trong các luận phái Phật giáo để thảo luận nhưng Tăng chúng chẳng mấy quan tâm. Cuối cùng ông trách Sư:

- Sao Thầy chẳng dạy Tăng chúng kinh luận gì hết?


Sư nói:

- Ông chỉ thấy danh mà không thấy thực, thấy tướng mà không thấy tánh.

- Sao lại không, tất cả Kinh Luận đều phân biệt danh - thực, tướng - tánh, sắc - không, sinh - tử, Niết - Bàn, chân đế - tục đế, hữu - vô v.v... không học sinh luận thì làm sao hiểu được.


Sư than:

- Ôi! Quả là ngón tay của ông đã lớn hơn mặt trăng mất rồi!

 



Không Có Số


Trong khi nghiên cứu các Luận tông, Đa Trí không hiểu vì sao theo Duy thức chỉ có tám thức mà Vi Diệu Pháp (A Tỳ Đàm) lại có đến 121 tâm. Duy thức nói 51 tâm sở, Vi Diệu Pháp nói 52. Duy thức có 11 sắc pháp, Vi Diệu Pháp có 28. Duy thức có 6 vô vi pháp, Vi Diệu Pháp chỉ có 1 Niết Bàn.


Đa Trí suy nghĩ mãi không hiểu sao con số tâm của mỗi luận bất đồng, xin Sư giảng giải.


Sư nói:

- Tâm của các luận sư có số nên mới bất đồng, còn tâm ta không có số lượng biết tính ra sao?!


 


Có Mt Mát Gì


Sư đang đi kinh hành. Một đệ tử hỏi:

- Làm sao thấy được chân tướng của vạn pháp?


Sư đáp:

- Bỏ ý muốn ấy đi.

- Không muốn thấy làm sao thấy được?


Sư mắng:

- Ngươi không thấy thì chân tướng có mất mát gì đâu.


 


Thin Đnh Lâu Nht


Sư hội các đệ tử lại hỏi:

- Trong các con, ai hành thiền định được lâu nhất?


Đệ tử thứ nhất hăm hở trình:

- Con có thể nhập định được bảy ngày.


Đệ tử thứ hai thưa:

- Con được năm ngày.


Đệ tử thứ ba nói:

- Con được một ngày


Đệ tử thứ tư bạch:

- Con nhập định được hai giờ thôi!


Đệ tử thứ năm nói:

- Con chỉ được nửa giờ thôi.


Người thứ sáu thưa:

- Thầy ơi! Con chịu thua các sư huynh rồi. Con không nhập định được. Nhiều lắm là con chỉ biết con đang thở từng hơi thở mà thôi.


Sư nói:

- Thế mà con thiền định lâu nhất đó.




Thc S Hành

 

Nhiều Tăng Ni và Phật tử rất ham chuộng môn mà thọ gọi là Siêu lý học (Abhidhamma), cho rằng người học môn này như cá lội trong biển, còn học Kinh (Sutta) và Luật (Vinaya) như cá lội trong ao, hồ, sông, rạch mà thôi.


Một học viên Siêu Lý đến hỏi ý Sư về ví dụ trên. Sư nói:

- Đó không phải là ý kiến của ta nên ta không bàn đến. Nhưng ta biết còn có một môn mà người học có thể biến hóa vô cùng, dung thông vạn pháp.


Cậu học viên trố mắt hỏi:

- Dạ môn gì mà siêu dữ vậy?


Sư nói:

- Đâu có siêu, đó chỉ là môn Thực Sự Hành.

 



Xa Nht


Một hành giả lo lắng hỏi:

- Tôi nghe một pháp sư giảng rằng: "Niết Bàn là nơi xa nhất". Nếu vậy biết khi nào mới tới được?


Sư nói:

- Tôi cũng nghe nói rằng: "Cái tâm nhanh nhất". Vậy Niết Bàn có xa cũng đâu có gì đáng ngại.


Hành giả vẫn còn phân vân:

- Làm thế nào đi đến được mục đích ấy?


Sư nói:

- Thật ra tất cả Chân lý trong đời sống như khổ, tập, diệt (Niết Bàn), đạo v.v... đều nằm trong cái thân một trượng của ông chứ có đâu mà xa. Thôi chớ có nói đi với đến nữa, hãy nghe bài kệ của ta:


"Mục đích có sẵn rồi.
Nào phải vọng xa xôi.
Dặm trình thong dong bước.
Hoa trắng nở ven đồi".

 



Ngàn Tay Ngàn Mt


Một đệ tử hỏi:

- Ngàn tay ngàn mắt của Đức Quán Thế Âm như thế nào hả Thầy?


Sư đáp:

- Nóng lạnh, đói no, vui buồn, mừng giận, đẹp xấu, dở hay, phải trái cho đến trăm ngàn chuyện ngươi đều hay biết đó là ngàn mắt. Làm lụng, đi đứng, ngủ nghỉ, nói năng, suy nghĩ, tạo tác, động tịnh cho đến trăm ngàn việc ngươi đều làm được đó là ngàn tay.


 


Nghe Sao Đ Vy.


Những câu chuyện "Vi tiếu" trong Đạo tràng chẳng bao lâu được truyền ra bên ngoài. Có người khen là thâm trầm, có người khen nhờ đó mà được khai mở, có người bảo là phá chấp, có người cho là bí hiểm, cũng có người mù tịt chẳng biết sự lý thế nào, hoặc có người trách là bất kính với Phật Pháp...


Vì thế nhiều người đến gặp Sư với thái độ khác nhau. Người thì cung kính, người thì tìm hiểu, người thì tranh luận...


Có lần khi người ta nhắc lại một câu nói của Sư thì Sư ngạc nhiên:

- Ủa, hình như hôm đó tôi nói với một người khác kia mà!


Lần khác Sư bảo:

- Nói cho vui vậy mà, ông để ý làm gì!


Có lần Sư nói:

- Thôi đừng có tin nhảm.


Lần khác Sư lại nói:

- Nghe sao để vậy không được à?


Nhưng cũng nhiều lần Sư chỉ cười không nói gì cả.

 

Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Mười Một 20138:00 SA
Khách
hay lắm admin!:D
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chim Hạc