TÍN TÂM MINH/ TRUST IN MIND - Tăng Sán

08 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 31681)
 

sen_quan_am_0-content



TÍN TÂM MINH



HT Thích Thanh Từ diễn giải/ interpreted by Rev Thích Thanh Từ


(Bản dịch Anh Ngữ/ translation by Ngọc Bảo)


 

Nay tôi giảng bài Tín Tâm Minh của tổ Tăng Xán. Tổ Tăng Xán là Tổ thứ ba, đệ tử cuả Huệ Khả. Tổ không có đi truyền bá giảng dạy sâu rộng, chỉ có một người đệ tử thừa kế là ngài Đạo Tín. Tổ chỉ để lại có một tác phẩm Tín Tâm Minh, một bản văn rất gọn và đầy đủ ý nghiã trong nhà Thiền. Học Thiền, chúng ta học Pháp Bảo Đàn mà không học “Tín Tâm Minh” là không được. Tổ tóm gọn tinh yếu của thiền qua bao nhiêu lời, bao nhiêu chử, đề tựa là Tín Tâm Minh. Minh là ghi, là khắc lại; Tín Tâm là tin tâm mình và ghi lại cho người đọc để nương theo tu tập để nhận ra tâm mình, đó là chủ yếu của Tổ dạy. Văn gọn, tôi vừa đọc vừa giảng để quí vị dễ hiểu.


Tín“信” - chữ Hán có bộ nhân đứng “ 亻” có nghĩa là đặt niềm tin vào chính mình – tin tâm mình là Phật và tu tập để trực tiếp chứng nghiệm Phật tâm bằng trực giác là trí Bát-nhã, và niềm tinh kiên cố sẽ đến từ chứng nghiệm này. Lòng tin là bước đầu tu tập và qua tu tập chúng ta đạt được trí tuệ. Trí tuệ này sẽ tăng trưởng lòng tin đến khi giác ngộ. Như kinh Niết-bàn nói ‘Đại tín không gì khác hơn là Phật tánh.’






The following is a commentary on “Trust in Mind” (Hsin Hsin Ming), a treatise written by Seng-ts’an the third Zen patriarch after Hui-k’o. Hui-k’o received the transmission from Bodhidharma, the first Zen patriarch of China. During his lifetime, because Buddhists were persecuted, Seng-tsan could not teach the Dharma freely, and he had only one disciple who received the transmission from him. That disciple was Tao-hsin. The only writing left by Seng-tsan was “Trust in Mind,” a brief writing in verse which expresses the main meanings of Zen. To learn Zen Buddhism, we study the Platform Sutra, but we must also study “Trust in Mind.” All of the essence of Zen is contained in the words and verses of this short writing. Hsin Hsin means to have faith in our own mind. Ming means to note, to inscribe this treatise for the purpose of guiding readers in their practice to follow the path towards enlightenment.


Within the Chinese character “信” (Hsin - Trust) there is the ideogram “亻” as the person standing upright, with self-assurance. This trust in the mind is a direct experience through intuition, which is Prajna Wisdom, and a strong conviction coming out of that experience. Faith is the beginning of practice and through practice we attain wisdom. This wisdom will make our faith increase until we become enlightened. As the Sutra of Mahanibbana says, “Great faith is nothing else than Buddha Nature.”





II. CHÁNH VĂN




1. Chí đạo vô nan, Chí đạo không khó,
2. Duy hiềm giản trạch. Chỉ hiềm lựa chọn.
3. Đản mạc tắng ái, Chớ khởi yêu ghét,
4. Đỗng nhiên minh bạch. Rỗng suốt minh bạch.



“Chí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch”. “Chí đạo” là chỗ tột cùng, “vô nan” là không có, “duy” là chỉ, “hiềm” là không bằng lòng, “giản trạch” là lựa chọn. Chỗ đạo tột cùng không khó, mà khó tại chỗ còn chọn lựa. “Chí đạo” có chỗ gọi là chơn tâm, là Phật tánh, là Đại đạo… Đối với chơn tâm Phật tánh, chúng ta muốn sống được không phải khó. Sở dĩ khó là tại chúng ta quên, chọn lựa; nghĩa là đối với cảnh liền sanh tâm phân biệt tốt, xấu, hay, dở… là trái với đạo rồi. Vì vậy nên nói “chí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch”. Tám chử này nói lên cái chỗ tột cùng, chúng ta muốn sống được với tâm thể chân thật thì không khó khăn gì, chỉ đừng khởi tâm phân biệt chọn lựa. Vì chọn lựa là tâm hư vọng, nếu không sống với cái tâm hư vọng thì tâm chân thật hiện ra.


“Đản mạc tắng ái, đỗng nhiên minh bạch”. Ở trên nói: Giản trạch là chọn lựa, đây bảo: Chớ khởi yêu ghét thì rõ ràng minh bạch. Yêu ghét là bệnh, đó là cái gốc của sanh tử luân hồi, hết yêu ghét thì tâm rỗng rang, sáng suốt.


“Chí đạo” không khó, chỉ vì chúng ta giản trạch, chọn lựa cho nên thành khó. Bây giờ muốn cho Đạo hiện ra thì chớ có tâm yêu ghét, nếu không yêu ghét thì nó rỗng rang minh bạch. Không cần tìm kiếm đâu xa, không phải lên núi cao, vào rừng rậm mới có đạo, mà chỉ dứt sạch tâm chọn lựa, buông được cái yêu ghét, thì đạo hiện tiền.




1. The Ultimate Way is not difficult
2. For those who have no preferences .
3. If you have no likes or dislikes
4. You will clearly undisguise everything.




The Ultimate Way is also called by other names such as the Great Way, Buddha nature, the true essence, etc. It’s not difficult for us to realize our Buddha nature and live by it. Because we always discriminate and have preferences whenever we meet the objects of our senses, that it becomes difficult.


A discriminating mind, always debating what is good or bad, right or wrong, is a deluded mind. Our discriminations distance us from the Way. If we let go of this deluded mind, our true essence will become apparent.



Like and dislike, love and hatred is the root of our birth and death cycle. If we are not bound to love or hatred, likes or dislikes, our minds will be empty and clear.


You need not go far away to the mountain or the deep forest to search for the Way. You need only to get rid of your choosing mind, to let go of your likes and dislikes. Then the Way will be right here with you.




5. Hào ly hữu sai,  Sai lạc đường tơ,
6. Thiên địa huyền cách. Đất trời xa cách.
7. Dục đắc hiện tiền,  Muốn được hiện tiền,
8. Mạc tồn thuận nghịch. Chớ thuận chớ nghịch.



“Hào ly hữu sai, thiên địa huyền cách”. Nếu sai chừng một hào một ly thì cách xa bằng trời với đất. Đối với việc tu hành chúng ta phải hiểu đến cội gốc, chớ khởi niệm tìm cầu Niết-bàn, tìm cầu chứng đắc, vừa khởi niệm tìm cầu là sai, là cách xa “Đạo” rồi, khi đã sai thì cách xa Đạo bằng trời với đất. Cho nên nhiều người tu muốn đạt Đạo lại dụng tâm thế này thế kia, đã không được, lại càng xa Đạo.


“Dục đắc hiện tiền, mạc tồn thuận nghịch”. Muốn cho “Đạo” hiện tiền thì chớ có thuận nghịch; vừa có niệm thuận nghịch hai bên thì Đạo không hiện tiền. Nếu dứt được thuận nghịch thì Đạo liền hiện.


Tám câu này chủ yếu Tổ dạy muốn sống được với Đạo chân thật, không gì hơn là đừng phân biệt chọn lựa hai bên. Nếu không phân biệt thì yêu ghét không, chạy theo hai bên cũng không. Vừa có niệm yêu ghét thuận nghịch thì mất Đạo rồi. Dứt niệm hai bên thì Đạo hiện tiền, minh bạch.




5. If you make the slightest distinctions,
6. You will be as far from the Way as Heaven is from Earth.
7. If you wish to see the Way
8. Hold no opinions for or against anything.



Even the slightest deviation from correct practice will take you away from the Way as far as Heaven is from Earth. If you want to practice the right Way, you have to understand the root teachings of Buddha. Do not try to search for Nirvana or enlightenment, because as soon as the idea of searching for Nirvana or attaining the Way
arises, you will deviate from the Way as far as Heaven is from Earth.


If you want to see the Truth, do not make any preference. As soon as these thoughts arise, your mind will be clouded. Get rid of them, your mind will be clear and you can see the Truth.





9. Vi thuận tương tranh, Thuận nghịch tranh nhau,
10. Thị vi tâm bịnh. Đó là tâm bịnh.
11. Bất thức huyền chỉ, 
 Chẳng biết huyền chỉ,
12. Đồ lao niệm tịnh. Nhọc công niệm tịnh.



“Vi thuận tương tranh, thị vi tâm bịnh”. Người tu vừa thấy đây là thuận kia là nghịch chống đối nhau, đó là tâm bịnh chớ không phải Đạo, không phải Thiền.


“Bất thức huyền chỉ, đồ lao niệm tịnh”. Vì chúng ta không biết ý chỉ u huyền này nên luống nhọc công niệm tâm thanh tịnh, cứ quán cái lặng lẽ cho đó là Đạo. Đạo là chỗ không còn kẹt hai bên tâm không dính mắc các pháp đối đãi thì Đạo hiện tiền, vì còn kẹt hai bên là bệnh, người biết yếu chỉ sâu huyền thì phải buông xả kiến chấp hai bên, khỏi nhọc công niệm tâm thanh tịnh.




9. To set up what you like against what you dislike,
10. Is the disease of the mind.
11. Without understanding the deep meaning
12. All efforts to still your mind is useless



If there is a battle in your mind of what you like and dislike, it is a diseased mind, not a Zen mind.


Without understanding this deep meaning, that unhealthy state of mind will obstruct our practice. If we can overcome the internal chatting, our mind will be at peace. Wisdom or Buddha nature, which is intrinsic, will illuminate.




13. Viên đồng thái hư Tròn đồng thái hư
14. Vô khiếm vô dư Không thiếu không dư
15. Lương do thủ xả, Bởi do lấy bỏ,
16. Sở dĩ bất Như. Vì thế chẳng Như.



“Viên đồng thái hư, vô khiếm vô dư”. Cái tâm chân thật của mình nó tròn đồng như thái hư, tức là nó rộng thênh thang như hư không, không thiếu mà cũng không dư. Vì chúng ta còn thủ còn xả nên không được như như, nghĩa là tâm thể chúng ta tròn đồng như thái hư, không thiếu mà cũng không thừa, bởi có niệm thủ xả nên không như. Vậy muốn tâm mình “Như” thì đối với tất cả pháp đều không lấy, không bỏ. Hiểu như vậy mới thấy nơi mọi người chúng ta đều có cái tâm thể rộng khắp cả bầu trời (Thái hư) thênh thang tự tại, bất sanh bất diệt nên mới nói nó là NHƯ.




13. The Way is perfect like vast space
14. Nothing is lacking and nothing in excess
15. Because of our grasping and rejecting
16. We do not realize the Way.



The Way is as infinite as space, unborn and undying, nothing lacking and nothing excessive.
 

If we want to see things as they are, just release our discriminating mind - of the attachment or rejection. The Way or true Suchness of all phenomena is the ultimate and perfect truth, no gain no loss, nothing to take or let go.





17. Mạc trục hữu duyên,  Chớ đuổi duyên trần,
18. Vật trụ không nhẫn. Cũng đừng chấp không.
19. Nhứt chủng bình hoài, Cái Một bình đẳng
20. Dẫn nhiên tự tận. Tự yên tự dứt.



“Mạc trục hữu duyên, vật trụ không nhẫn”. Chớ có theo duyên, cũng chớ trụ không nhẫn. “Nhứt chủng bình hoài, dẫn nhiên tự tận”, chỉ tâm bằng phẳng, lặng yên dứt hết. Đừng chạy theo “cái có”, đừng chạy theo “cái không”, ‘cái có” “cái không” đều chẳng kẹt chẳng mắc thì tâm được yên ổn bằng phẳng, dứt hết mọi đên đảo, rối ren, tự nó dứt sạch tự nó yên ổn.




17. Don’t pursue conditioned existence,
18. Nor abide in emptiness.
19. If you realize the Oneness and Equality of all things,
20. Your confusion vanishes.



Neither be attracted by conditioned phenomena, nor cling to the idea of emptiness. Do not pursue thoughts of this side or that side, “being” or “non-being.” Then your mind will be still and all the confusing thoughts will disappear by themselves.


If conditions are favorable, phenomena exist. If we are aware when in contact with all phenomena, we are not attached to them. There’s no longer the discriminating mind-consciousness, but the differentiating mind of the wisdom of wondrous observation is still functioning in all activities.





21. Chỉ động qui tịnh, Dừng động về tịnh,
22. Chỉ cánh di động. Dừng đó lại động.
23. Duy trệ lưỡng biên, Chỉ kẹt hai bên,
24. Ninh tri nhứt chủng. Đâu biết cái Một.



“Chỉ động qui tịnh, chỉ cánh di động” dừng cái động để về cái tịnh, cái dừng đó lại càng thêm động. Niệm vừa dấy lên liền đè nó xuống, niệm trước vừa dừng, niệm sau lại càng dấy khởi. Nên càng đè cái động thì cái động nó dấy thêm chớ không dứt. Cũng như trái banh chọi vô tường, tưởng đâu nó dừng, chọi vô mạnh chừng nào nó dội mạnh chừng nấy. Vì vậy cho nên đối với tâm tu thiền mà đè niệm thì sẽ có phản ứng bất thường. Người tu thường thường mắc hai cái lỗi: Một là buông thả, hai là kềm giữ. Buông thả là phóng tâm theo cảnh, kềm giữ là không cho chạy theo cảnh. Hai cái đó không kẹt bên này cũng dính bên kia. Chỉ nhè nhẹ, nhè nhẹ biết, không theo niệm là được rồi. Nhìn thẳng nó, chớ không phải đè, vì càng đè càng thêm động.


“Duy trệ lưỡng biên, ninh tri nhứt chủng”. Vì kẹt hai bên; bên có bên không bên phải bên quấy... đâu biết có một thứ. Kẹt hai bên không bao giờ thấy được cái chân thật.




21. If you seek stillness by stopping all activity,
22. Then the effort to be still is activity itself.
23. When you hold onto opposites
24. How you can recognize Oneness?




If you try to be still by suppressing all your thoughts, then there are more movements in the stillness itself. As soon as one thought is suppressed, the next thought arises.


In meditation the practitioner often makes two mistakes: indulging or repressing. Indulging is getting carried away by thoughts; repressing is pushing them away. Just watch and be aware of your thoughts.


When there is an attempt to stop the unpleasant activities of the mind, trying to be free and peaceful in ourselves, we are indeed getting the opposite effect. It is as if we place a stone on the grass and press it down to prevent the grass beneath it growing. When the stone is removed, the grass will grow more rapidly.


Oneness is the nature of the Way; if you follow the opposites, either right or wrong, stillness or movement, you won’t be able to see the Oneness - the co-existence of opposites in everything .





25. Nhứt chủng bất thông,  Cái Một chẳng thông,
26. Lưỡng xứ thất công. Hai chỗ mất công.
27. Khiển hữu một hữu  Đuổi có mất có
28. Tùng không bối không Theo không phụ không




“Nhứt chủng bất thông, lưỡng xứ thất công”. Một thứ mà không thông thì hai chỗ nó thất công. Nghĩa là “cái một” mà không thấu, cứ chạy theo “cái hai”, theo “hai” chừng nào càng uổng công chừng nấy, chớ không có lợi gì. Quí vị thấy tất cả chúng ta đều sống với “cái hai”, bởi vì sống với “cái hai” nên nằm trong đối đãi, mà nằm trong đối đãi thì không thấu lẽ thật. Càng chạy theo cái không thật thì kẹt mãi ở hai bên, càng phí sức uổng công chớ không tới đâu hết, buông được hai bên là trở về với Đạo.


“Khiển hữu một hữu, tùng không bối không”. Bây giờ dẹp “có” thì “không” có, theo không thì trái không. Người tu mà cho cái này “có” bỏ nó đi thì “cái có” thành “cái không” mà theo “không” lại trái với “không”. Thường thường chúng ta cứ nghĩ cái này là thật, cái kia là thật. Thấy “cái có” là thật cho nên muốn dẹp “cái có” tức nhiên chìm trong “cái có”. Còn theo “cái không” thì trái với “cái không”. Như vậy đối với “cái có”, “cái không” phải làm thế nào? Nếu cố tình dẹp “cái có” là đã chìm nơi “cái có” hể theo “cái không” tức là trái với “cái không”. Bởi vì “cái có” nó không thật mà chấp vào nó, hay cố dẹp nó tức là thấy nó thật rồi. Còn theo “caí không”, cái không cũng không thật, càng theo “cái không” là càng trái với lẽ thật. Như vậy “cái có” “cái không” đừng dẹp cũng đừng theo, biết nó giả dối, tức nhiên không kẹt.




25. If you do not realize Oneness
26. You will imprisoned in duality and waste your effort.
27. Of assertion and denial
28. Denied, the world asserts itself; Asserted, the emptiness is lost.


Because we are attached to the two extremes (assertion/denial, right or wrong…) we won’t be able to see the Oneness which is the Truth. As long as we still are entangled in the Duality, we will waste our effort. Let go of two extremes and the Truth is right here and right now.


Usually we view things as “real” or “unreal”, “existent” or “non-existent”. If we deny a phenomenon as “non-existent”, we miss the reality of its being there. And if we try to assert the emptiness as “existent” (versus the “non-existence” of phenomena), then we betray the non-dualistic meaning of emptiness. To think in a dualistic way is false view, we should not assert nor deny the existence of things, just see them as they really are.





29. Đa ngôn đa lự  Nói nhiều nghĩ nhiều
30. Chuyển bất tương ưng  Càng chẳng tương ưng
31. Tuyện ngôn tuyệt tự Dứt nói dứt nghĩ
32. Vô xứ bất thông  Chỗ nào chẳng thông



Nói nhiều thì nghĩ nhiều, lo nhiều thì càng chẳng tương ưng, tức là không phù hợp với Đạo. Người học đạo mà cứ nói nhiều, phân biệt lanh lẹ thì không phù hợp với Đạo. Các Tổ bảo mình hãy để khóe miệng lên meo như cây quạt mùa đông. Bây giờ khóe miệng của chúng ta sôi bọt mép, cho nên càng ngày càng xa với Đạo, chớ không hợp với Đạo, cho nên “chuyển bất tương ưng”.


“Tuyệt ngôn tuyệt lự, vô xứ bất thông”. Là dứt lời, dứt nghĩ, chỗ nào mà chẳng thông. Như vậy, người tu khi nào dứt nói dứt nghĩ thì thông suốt hết. Chỗ nào cũng là Đạo.




29. The more you think and talk
30. The further astray you wander from the Way
31.Stop all thinking and talking
32.There is nowhere that you cannot pass


 

The more you talk, the more thoughts you create, the farther you are from the Way. If you study the Way but you always talk and quick to differentiate , then you do not act in accordance with the Way. The ancient Zen patriarchs said that we should give up using our mouth like using the fan in winter. But here we are always using our mouth, that is why we cannot understand the Way.


Stop talking, stop thinking, your mind will be clear and you can pass through everywhere. You will see the Way everywhere around you.




33. Quy căn đắc chỉ  Về nguồn được chỉ
34. Tuỳ chiếu thất tông  Được chiếu mất tông
35. Tu du phản chiếu Phút giây soi lại
36. Thắng khước tiền không Hơn trước kia không



Qui căn đắc chỉ, tùy chiếu thất tông”. Trở về gốc thì được yếu chỉ, theo chiếu thì mất tông, tức là mất ông chủ của mình. Chử “chiếu” quí vị phải hiểu cho rõ ràng, đừng có hiểu lầm, chiếu có hai cách: Phản chiếu và tùy chiếu. Phản chiếu là soi trở lại mình, tùy chiếu soi ra ngoài. Nếu mà soi ra ngoài thì thất tông, còn soi trở lại mình thì được lợi ích. Nói rằng: Mình trở về thì được yếu chỉ, người tu thiền nào mà biết soi trở lại mình thì dễ nhận ra thể chân thật hay ông chủ của mình. Nếu mà nhìn ra ngoài, cứ thấy, cứ nghe, cứ phân biệt cảnh phân biệt người, thì mất ông chủ, đó là lẽ đương nhiên, không nghi ngờ gì hết.


 “Tu du phản chiếu, thắng khước tiền không”. Trong chốc lát mà biết chiếu ngược, soi lại mình thì hơn hết những cái không ở trước. Nếu đè xuống là cảnh không, không bằng soi lại thấy rõ từng niệm của mình, không theo nó là thù thắng nhất. Cho nên nói chỉ cần trong chốc lát soi lại mình thì cái đó thù thắng hơn “cái không”. Như vậy đồng thời một chử chiếu mà dùng ở hai mặt. Người tu khác với người thế gian, người thế gian thì suốt ngày để sáu căn chạy theo sáu trần cho nên họ quên mất họ. Họ chạy theo cái được mất hơn thua, chớ không biết soi trở lại chính mình. Người tu biết soi trở lại thấy rõ từng vọng niệm ở nội tâm, thấy rõ từng hành động của tự thân không lầm lẫn. Thấy thân là duyên hợp giả dối thấy tâm thì từng niệm từng niệm dấy khởi, sinh diệt rõ ràng. Do thấy biết thân tâm giả dối nên cái chân thật hiện tiền. Vì vậy phản chiếu là việc tu, còn tùy chiếu là mất ông chủ chắc chắn.




33. To return to the root is to find the essence
34. To follow the appearance is to lose the source
35. At the moment of inner reflection
36. There is a going beyond the emptiness of things.

 
The source is the so-called Master of your body and mind. There are two ways of reflection: inner reflection and outer reflection. Outer reflection attracts you to the sight, sound etc... from outside, causing the arising of all kinds of differentiating thoughts, and that will no doubt make you lose track of your Master, keeping you away from the source. Inner reflection makes you realize the essence of things, your real nature, the so-called Master of your body and mind.


 In an instant, if we know how to reflect internally, we will be aware of our every thought, speech, and action. This is more excellent than when we try to suppress our wandering thoughts and assume that we have realized emptiness.




37. Tiền không chuyển biến Không trước chuyển biến
38. Giai do vọng kiến  Đều do vọng kiến
39. Bất dụng cầu chơn Chẳng cần cầu chơn
40. Duy tu tức kiến Chỉ cốt dứt kiến



“Tiền không chuyển biến, giai do vọng kiến”. Cái không trước nó hay chuyển biến, đều là do vọng thấy. Người mà nhận thấy “cái không” cho “cái không” là quan trọng, những người đó đều do nơi vọng kiến mà chấp như vậy. Tỷ dụ nghe nói tâm không, cho cái không đó là quí rồi tìm nó và đè vọng tưởng xuống để tâm không niệm. Như vậy là bám vào “cái không”, chấp chặt vào “cái không”. Chấp “không” là do “cái không” trước biến ra.


“Bất dụng cầu chơn, duy tu tức kiến”. Người tu chủ yếu là đừng cầu chơn; cầu chơn là muốn thấy cho được chân tâm. Muốn thấy đã là bịnh rồi chỉ cần dừng hết mọi kiến chấp, thì chơn tâm hiện tiền. Chấp cái này thật, cái kia thật, cái này phải, cái kia quấy, vừa có những niệm chấp như vậy thì đã mất tâm chân thật rồi. Cho nên chủ yếu của sự tu hành là buông hết kiến chấp, kiến chấp hết thì chân tâm hiện tiền.




37. The changes that appear to occur in the empty world
38. We call real only because of our ignorance
39. There’s no need to seek the Truth
40. Only put down your opinions



All things are empty in nature, the appearances are only illusory, but when we think of all those changing phenomena and consider them as real, we have a deluded view. In the other hand, if you think there is an “emptiness” and cling to the idea of it, that is also a deluded view. Trying to create an emptiness in the mind by getting rid of the thoughts is ignorance.


If the practitioner thinks of the Truth as being separated from himself and tries to seek it, it is a delusion in itself. Seeking means to look outside whereas our true nature is neither inside nor outside. It has no form therefore no location. So the basic practice is just let go of your opinions, then the Truth will reveal itself to you.




41. Nhị kiến bất trụ,  Hai kiến chẳng trụ,
42. Thận vật truy tầm. Dè dặt (chớ) đuổi tìm.
43. Tài hữu thị phi, Vừa có thị phi,
44. Phân nhiên thất tâm. Lăng xăng mất tâm.




Nhị kiến bất trụ, thận vật truy tầm”. Thấy “có” thấy “không” mà không trụ, dè dặt chớ có đuổi theo.


“Tài hữu thị phi, phân nhiên thất tâm”. Vừa có phải quấy thì lăng xăng mất tâm chân thật rồi. Cho nên người biết tu thì ít nói phải ít nói quấy. Điều đó người xưa đã có một câu: “Điểm thiết biến thành kim ngọc dị, khuyến nhơn trừ khước thị phi nan”. Nói rằng biến thiết trở thành vàng ngọc, còn dễ hơn khuyên người ta bỏ nói phải quấy" . Như vậy để biết cái bệnh của chúng sanh là cái bệnh phải quấy mà càng phải quấy là càng mất tâm chớ không thể nào an ổn được




41. Do not abide in the dualistic state
42. Avoid such pursuits carefully
43. If you make right or wrong
44. Your mind will be lost in confusion.



The more you talk, the more thoughts you create, the farther you are from the Way. So the practitioner should be careful and avoid those dualistic situations. In reality, discrimination is a hard-to-cure disease, therefore there is an old saying: “It’s easier to make iron turn into gold than to stop people from discriminating.” 




45. Nhị do nhất hữu Hai do một có
46. Nhất diệc mạc thủ Một cũng chớ giữ
47. Nhất tâm bất sanh Một tâm chẳng sanh
48. Vạn pháp vô cừu Muôn pháp không lỗi




“Nhị do nhất hữu, nhất diệc mạc thủ”. Hai do một mà có, cái một cũng chớ giữ. Chỗ này là chỗ chủ yếu, thường thường khi nói, người ta nói hoặc là hai, hoặc là một, nếu không hai là một, không một là hai. Tại sao đạo Phật nói “pháp môn bất nhị” ? bất nhị là không hai. “Hai” là đối với “một mà lập, bỏ “hai” giữ “một” là bệnh, phải buông hết cả “một” và “hai”. Nguyên khởi chỉ có sự hiện hữu trước mặt, tạm gọi là Một. Do ý thức phân biệt nên thấy có Hai, cho nên buông Hai thì trở về Một. Chúng ta phải vượt qua cái Một này để chứng nghiệm tánh Không mới có thể ngộ được tánh Phật.


“Nhất tâm bất sanh, vạn pháp vô cữu”. Một tâm mà không sanh thì muôn pháp không có lỗi. Nếu bây giờ trước mắt chúng ta là vàng, ngọc tơ lụa, sắc đẹp... chúng ta thấy tất cả mà không dấy niệm, như vậy có lỗi không? - Không - Sắc tài nó đâu có quyến rũ, tại vì mình chạy theo nó, lại đổ thừa nó quyến rũ. Tại chúng ta dấy niệm tham muốn lấy nó, rồi đổ thừa nó quyến rũ mình. Như vậy không có gì quyến rũ chúng ta hết, mà tại tâm chúng ta chạy theo.




45. Two come from One
46. But don’t cling even to this One!
47. When your mind is undisturbed 
48. The ten thousand things are without fault.



Although things appear to be in two (the dualities, like yin and yang), they come from the same source of One. Phenomena are different but their essence is the same. But we should not attach even to this One, as long as we still have the idea of “one” versus “two”, we are still in duality. A non-dualistic mind is also an equalitarian mind which has no differentiation or preference.


 People are attracted by outside phenomena, like material things, beauty, names etc... The attraction originates from the mind, not from the object itself. But people like to blame outside objects for their mistakes. If your mind is undisturbed and stay in the Way, you will see all the things in this world as they are, without fault.




49. Vô cữu vô pháp Không lỗi không pháp
50. Bất sanh bất tâm Chẳng sanh chẳng tâm
51. Năng tùy cảnh diệt Năng tùy cảnh diệt
52. Cảnh trục năng trầm Cảnh theo năng chìm



“Vô cữu vô pháp, bất sanh bất tâm”. Không lỗi không pháp, chẳng sanh chẳng tâm. Vừa dấy niệm lên thì có pháp có tâm. Dấy niệm thì muôn pháp có lỗi, không dấy niệm thì không lỗi, không lỗi tức là không thấy có pháp nào; không thấy có pháp tức nhiên tâm không sanh, tâm không sanh nên không nói là tâm. Có sanh tức là dấy niệm lên, nói là tâm tôi nghĩ, bây giờ không dấy niệm thì nói tâm tôi nghĩ cái gì? Tức là không tâm, nên nói: Không lỗi không pháp, chẳng sanh chẳng tâm.


“Năng tùy cảnh diệt, cảnh trục năng trầm”. Năng đây chỉ cho tâm. Tâm theo cảnh mà diệt, cảnh theo tâm mà chìm. Tâm không sanh thì cảnh cũng không có; tâm đối cảnh, thấy cảnh giả dối không thật, thì tâm theo đó mà diệt. Nếu tâm diệt thì cảnh cũng theo tâm mà mất. Tâm và cảnh không rời nhau. Chúng ta tu có hai trường hợp: trường hợp thứ nhất nhìn lại mình thấy rõ từng tâm niệm, dấy khởi thấy nó giả dối không theo thì tâm theo đó mà diệt. Trường hợp thứ hai là nhìn ra ngồi thấy người thấy vật đều là tướng duyên hợp hư giả, không chạy theo không dính mắc. Nếu biết người giả, cảnh giả, người cảnh tự mất, người cảnh mất thì tâm cũng theo đó mà mất.




49. When a thing is no longer offend, It exists no more in the old way
50. When no discriminating thoughts arise, The old mind ceases to exist 
51. When thought-object vanish, The thinking-subject vanishes
52. As when the mind vanishes, objects vanish

 

The world exists as our mind creates it. As soon as a thought arises, the world is seen with a distorted view and all the things are at fault. But when the mind is empty, there is no fault seen, the scenes do not
anymore exist as they were before, accordingly, the mind that reflects such scenes also ceases to exist. When there is no such mind, the viewer ceases to exist, and the scenes also follow to vanish.


The Zen practitioner may has two experiences: first , when he looks inward to his mind and sees his thoughts coming and going, he realizes how fleeting they are and therefore detaches himself from them, thus his attaching mind ceases to exist. Second, when he reflects on things of the world, of the scenes and people around him, and realizes that they are conditional, impermanent, he ceases to attach to them and therefore they cease to exist to him, accordingly, his attaching mind also vanish.




53. Cảnh do năng cảnh Cảnh bởi năng cảnh
54. Năng do cảnh năng Năng do cảnh năng
55. Dục tri lưỡng đoạn Muốn biết hai đoạn
56. Nguyên thị nhất không Nguyên là một không



“Cảnh do năng cảnh”. Cảnh do tâm mà thành cảnh. Ví dụ cái đồng hồ này là cảnh; tại sao gọi là đồng hồ? Do tâm chúng ta đặt tên mới gọi là đồng hồ. Như vậy cảnh do tâm mới thành cảnh. Còn “Năng do cảnh năng” là nhân nơi cái đồng hồ chúng ta dấy niệm nghĩ cái đồng hồ. Vậy đồng hồ là cảnh, nhân nơi cảnh mà tâm dấy khởi. Do thấy cái đồng hồ rồi dấy niệm tốt, xấu, củ, mới; cái tâm (vọng) có ra cũng do nơi cảnh mà có. Nếu thấy rõ cảnh không thật thì tâm (vọng) cũng theo đó mà mất. Hai câu: “Cảnh do năng thành cảnh, năng do cảnh thành năng” tức là cảnh do tâm mà thành cảnh, tâm vọng cũng do cảnh mà thành tâm (vọng). Hai cái liên hệ nhau, cảnh là tướng ở bên ngoài, tướng bên ngoài nó không có phân biệt, không có tên riêng, sở dĩ thành tên là do tâm vọng mình mà có.


“Dục tri lưỡng đoạn, nguyên thị nhứt không”. Muốn biết hai đoạn tức là hai bên, nguyên là một cái không thôi. Hai bên đều là giả hết nó không thật.




53. Scene becomes scene because of the viewer
54. Viewer becomes viewer because of the scene
55. If you want to understand both
56. See them as originally one emptiness.

 

Scenes (or objects) become scenes only when there is a viewer, in other words, when there is a mind that perceives such scene and has some interpretation of it. Reciprocally, the mind is affected by the scene, giving rise to all thoughts and emotions, and so an attaching mind is born. For example: a clock, as an object, is a clock only when the mind perceives and recognizes it. As soon as the clock is perceived, thoughts of the clock as being good or bad, old or new... arise, forming a differentiating mind.


To understand both (scene and mind, object and subject), you need to see them as originating from one emptiness. In that emptiness, there is no duality of mind and form, object and subject... everything are One, which means no matter how different the appearances are, the nature of things are basically One in their original emptiness




57. Nhất không đồng lưỡng Một không đồng hai
58. Tế hàm vạn tượng Đều gồm vạn tượng
59. Bất kiến tinh thô, Chẳng thấy tinh thô,
60. Ninh tâm kiệt đảng. Tâm yên dứt sạch.



“Nhứt không đồng lưỡng, tề hàm vạn tượng”. Một “cái không” nó đồng với hai, đều trùm cả vạn tượng. Bởi vì “cái không” đó không thể nói là mấy được, không thể nói là hai “cái không”, mười “cái không” hay một trăm “cái không”. “Cái không” đó chỉ có một. Tại sao lại bằng hai? Bởi vì trong “cái không” đó tất cả hình tượng, những pháp đối đãi đều nằm trong “cái không” đó. “Cái không” cũng như hư không, muôn pháp hiện hữu đều ở trong hư không, người, thú, cây, cỏ, núi, sông... tất cả đều nằm trong hư không. Nó chỉ là một mà đồng với hai, bởi vì mọi “cái hai” đều ở trong đó. Vì vậy cho nên nói nó bằng, nó trùm cả muôn tượng, không thua không kém.


“Bất kiến tinh thô” tinh là đẹp, thô là xấu; nếu mình không còn thấy cái này đẹp cái kia xấu, thì “ninh tâm kiệt đảng”, đảng là bè đảng rối ren. Tâm chúng ta sạch hết tất cả những cái lăng xăng. Nếu không thấy đẹp không thấy xấu, thì tâm chúng ta sạch hết mọi loạn tưởng lăng xăng.




57. In emptiness one and two are the same
58. Each contains in itself the myriad phenomena
59. If you do not distinguish refined and coarse
60. You will be free of prejudice and opinion.



The emptiness cannot be separated, there is no “one”, no “two”, everything is the same in the boundless void which has no form, no measure, yet contains the whole world with all the myriad phenomena, like people, animal, trees, mountains and rivers etc... and within each is a whole world in itself with all the myriad things, just like the pure light which has no color but contain all the colors in it.


 If you do not discriminate or have a dualistic view on things, like beautiful or ugly, coarse or fine, your mind will be cleared from all the defilements of prejudice and opinions.




61. Đại đạo thể khoan Đạo lớn thể rộng
62. Vô dị vô nan Không dễ không khó
63. Tiểu kiến hồ nghi Hiểu cạn hồ nghi
64. Chuyển cấp chuyển trì Chuyển gấp chuyển trì



“Đại đạo thể khoan, vô dị vô nan”. Ở trước thì nói “chí đạo”, ở đây thì nói “Đại đạo”, “chí đạo” với “Đại đạo” cũng là một, là cái tâm thể rỗng rang thênh thang đó vậy. “Đại đạo” không khó không dễ, khó dễ là hai bên, mà “Đại đạo” thì lìa hai bên, nếu ở hai bên thì mất Đại đạo.


“Tiểu kiến hồ nghi, chuyển cấp chuyển trì”. Người thấy thiển cận sanh ra nghi ngờ, càng gấp thì lại càng chậm. Bởi vì cái thấy cạn hẹp bị kẹt ở hai bên, khi nghe nói “Đại đạo” rỗng rang thênh thang không kẹt ở hai bên bao trùm cả vạn tượng, thì không thể tin được. Vì vậy thêm nghi ngờ, bởi nghi ngờ nên sanh ra nhanh hay chậm, đều là lối chấp hai bên.




61. The Great Way is calm and wide
62. Not easy, not difficult
63. But small minds are fearful and lost
64. The faster they want, the slower they go.



The Great Way is the same as the Ultimate Way. It is the vast, calm and empty mind, which is neither easy nor difficult to attain. To think “easy” or “difficult” is dualistic, but the Way is non-dualistic, it is on neither side. As long as there are discriminating thoughts, the Great Way is lost.


Those with a small mind have limited range of view, they cannot imagine a vast Way, empty yet lacking nothing, neither here nor there, so they have doubt and fear in their mind. The more they want to verify and try to hasten their way, the slower they go. The impatience or desire to understand the Way and attain enlightenment will obstruct our practice




65. Chấp chi thất độ  Chấp đó mất chừng
66. Tâm nhập tà lộ Ắt vào đường tà
67. Phóng chi tự nhiên Buông đó tự nhiên
68. Thể vô khứ trụ Thể chẳng khứ trụ



“Chấp chi thất độ, tâm nhập tà lộ”. Hể chấp thì mất độ lượng, ắt rơi vào đường tà. Dầu chấp có hay chấp không cũng đều mất tâm thể thênh thang rỗng suốt. Người mà chấp “có” hay chấp “không” cũng đều rơi vào đường tà.


“Phóng chi tự nhiên, thể vô khứ trụ”. Nếu buông tất cả thì cái thể chân thật không đi không trụ tự nhiên hiện tiền.




65. Clinging, you lose your balance
66. Certain to set off on wrong way
67. Just let things follow their own course
68. In the end there is no going, no staying.


 

A clinging person's mind is limited and he certainly will go in the wrong direction. Clinging to the being or emptiness we will lose our unlimited empty true nature and will fall into the wrong way.


If we can let go of every attachment, our true nature - not going nor staying - will manifest right here and now.





69. Nhậm tánh hiệp đạo Nhậm tánh hiệp đạo
70. Tiêu dao tuyệt não  Tiêu dao tuyệt não
71. Hệ niệm quai chơn Buộc niệm trái chơn
72. Hôn trâm bất hảo Hôn trầm chẳng tốt



“Nhậm tánh hiệp đạo, tiêu dao tuyệt não”. Xứng với tánh thì hợp với Đạo, nếu sống với thể trùm khắp thì hợp với Đạo. Khi hợp với Đạo rồi thì rong chơi thảnh thơi, không loạn động buồn khổ.


“Hệ niệm quai chơn, hôn trâm bất hảo”. Buộc niệm là trái với thể chơn thật, còn hôn trầm thì không tốt. Đó là hai cái bịnh của người tu thiền hoặc hôn trầm hoặc buộc nệm; chúng ta phải khéo không kềm, mà cũng không buông. Nghĩa là niệm dấy lên thì thấy, thấy mà không theo, bởi không theo nên nó lặng, lặng một cách tự nhiên mà tỉnh táo, chớ không kềm. Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác nói: “Tỉnh tỉnh lặng lặng phải” tỉnh tỉnh là không hôn trầm, còn lặng lặng thì không kềm; không hôn trầm mờ mịt mà tự nhiên lặng sáng. Kềm qúa thì đau đầu, không hợp với Đạo, còn buông thì mờ mịt hôn trầm cũng không thấy Đạo; gọi là ngồi trong hang quỉ.




69. Follow nature and become one with the Way
70. You will walk freely and undisturbed
71. Tied by your thoughts, you lose the Truth
72. A sinking mind is dark, murky, wrong



Realizing our true nature and living with it we are in harmony with the Way and perfectly free and at ease.


Keeping your mind bonded to thoughts and having a sleeping mind are two diseases of Zen practitioners. Just be aware of the
passing thoughts in the mind, not following them, nor restraining them. In Sho Do Ka, The Zen master Yung-chia Hsuan-chueh said, “Aware and still, that is the right mind." Alert, the mind is not sinking into the darkness; quiet, there is no need to restrain. The mind that is both alert and quiet will naturally shine with wisdom, but a sinking mind cannot see the Way, instead such a state is called “Sitting in the devil’s cave”.




73. Bất lão hao thần Chẳng tốt nhọc nhằn
74. Hà dụng sơ thân Đâu cần sơ thân
75. Dục thú nhất thừa Muốn đến nhất thừa
76. Vật ố lục trần Chớ ghét sáu
trần


“Bất hão lao thần, hà dụng sơ thân”. Hôn trầm là không tốt, dần dần lao tổn tinh thần, đâu có dùng sơ hay thân, không cần nghĩ đây là hợp với Đạo, kia là xa với Đạo. Còn sơ thân là còn hai bên.


“Dục thú nhứt thừa, vật ố lục trần”. Muốn tiến đến con đường nhất thừa chớ có ghét sáu trần. Tại sao vậy? Bởi vì người tu có hai quan niệm: Một quan niệm thọ lạc, một quan niệm yếm thế. Hai quan niệm thụ hưởng và chán ghét sáu trần đều là bịnh; theo sáu trần là bịnh đành rồi, mà ghét sáu trần cũng là bịnh nữa. Có người chạy theo danh lợi là bịnh đành rồi, có người sợ danh lợi quyến rủ cứ chưởi bới danh lợi hoài. Chưởi bới danh lợi không phải là không theo danh lợi; vì ham danh lợi quá nên chưởi bới cho đỡ ham. Cả hai đều là hiện tượng của bịnh hoạn, đừng theo đừng chưởi, cái đó mới là đúng. Vì vậy muốn tiến đến con đường nhất thừa thì chớ có ghét sáu trần, vì sáu trần nó không có chướng, tại tâm mình chạy theo cảnh nên sanh chướng.




73. It’s not good to weary your mind with judging
74. What benefits can be derived from distinctions and separations?
75. If you want to get the One Vehicle
76. Do not despise the world of the senses

 

A sinking mind burdened with judgment is not good. Distinctions and separations are duality, far away from the Way.

 
There may be two attitudes in practitioners: relaxing and restraining. Relaxing , the practitioner wants to satisfy his needs, so he provides himself with good clothing, good food, good housing etc.... Restraining, the practitioner hates the six sense objects or ‘dusts,’ considering them as harmful and obstructive to the cultivation of the Way. Both of these attitudes are wrong. Being attracted by the six senses objects or hating them are all diseases of the mind. It’s not good to run after money and fame, but it’s not good either to reject them as evil; in fact, people usually denounce these things because they want to have them but cannot acquire them. To ride the One Vehicle you should neither be attached, nor avoid the six sense objects. The obstruction to our practice is our own mind, not the objects themselves.




77. Lục trần bất ố  Sáu trần không ghét
78. Hoàn đồng chánh giác Hoàn đồng chánh giác
79. Trí giả vô vi  Kẻ trí vô vi
80. Ngu nhân tự phược Người ngu tự phược


 
“Lục trần bất ố, hoàn đồng chánh giác”. Sáu trần không ghét, xoay lại thì đồng với chánh giác. Niệm ưa ghét là động loạn không hợp với đạo.


“Trí giả vô vi, ngu nhơn tự phược”. Người trí đối với sáu trần tâm thanh thản, không ưa không ghét nên gọi là vô vi, người ngu đối với sáu trần thì dính mắc. Người trí thấy danh thấy lợi coi như trò chơi, thản nhiên tự tại, đâu có cho sáu trần là hại, thấy nó là vô vi. Nếu thấy hại là tại mình ngu chạy theo nó, thấy nó chướng ngại, nên tự trói buộc. Như vậy sáu trần không có lỗi, lỗi là tại tâm chúng ta mê.




77. Indeed, not hating the world of senses
78. Is identical with enlightenment
79. The wise man strives for no goal
80. But the foolish man fetters himself.

 

 Not hating the dusts of the sensation (the six sense objects), the mind not disturbed with love and hatred is in accordance with the Way, therefore it is identical with an enlightened mind.


 The wise man is detached from the six dusts, not loving, nor hating them, therefore he is said to be “unconditional” (free from causes and conditions), while the ignorant person always attached to the six dusts is in bondage to the conditional world. The wise man is unmoved by the attractions of the six dusts, like money or fame; he sees them as a game, not as something harmful to avoid. It is only when we are attracted to them that we are bound and hindered by them. Thus, the six dusts themselves have no harm, but the ignorant practitioner is afraid of the attraction he has towards them and sees them as harmful.




81. Pháp vô dị pháp Pháp không pháp khác
82. Vọng tự ái trước Tự vọng ái trước
83. Tương tâm dụng tâm Đem tâm dụng tâm
84. Khởi phi đại thác Há chẳng lầm to



“Pháp vô dị pháp, vọng tự ái trước”. Các pháp không có pháp nào khác hết, do chúng ta vọng niệm cho nên tự ái trước dính mắc. Tỷ dụ Phật dạy tu tịnh độ và tu Thiền, tuy niệm Phật khác với Thiền song chỗ cứu cánh không khác. Người niệm Phật niệm đến chỗ vô niệm, tức nhiên nhập được nhứt tâm chơn như, dùng một niệm để dẹp nhiều niệm, nhiều niệm dứt rồi thì một niệm cũng buông luôn. Người tu Thền cũng vậy, hoặc dùng sổ tức để buông những tạp niệm khác, lần lần sổ tức cũng buông luôn, lặng lẽ thể nhập nhất tâm chơn như. Như vậy tu Thiền đừng chê Tịnh độ, cũng như đừng theo Tịnh độ mà chê Thiền chỗ cứu cánh không khác, khác là do nơi phương tiện. Biết phương tiện là cái tạm thời, tạm thời thì chấp trước yêu ghét làm gì?


“Tương tâm dụng tâm, khởi phi đại thác”. Đem tâm dụng tâm, đâu chẳng phải là lầm lớn. Đem tâm dụng tâm là thế nào? Đem tâm này dẹp tâm kia, đem tâm kia dẹp tâm nọ, như vậy là lầm lớn. Ví dụ: Người có tâm thích danh, nên dùng tâm thích danh khởi niệm ghét danh; nói danh là xấu, cứ chưởi bới chê bai nó, vậy là dùng tâm này để bỏ tâm kia, đó là lầm lớn là bịnh. Bởi vì nó không thật, mà chưởi bới nó, dẹp nó để làm gì, biết nó không thật là đủ rồi.




81. The Truth has no distinctions
82. These come from our foolish clinging to this and that
83. Seeking the Mind with the mind- -
84. Is not this the greatest of all mistakes?

 

 There is only one Dharma (Truth or the Law of Nature), not many, but the ignorant separates and makes distinctions according to their clinging needs. For example, the Buddhist practice of Pure Land and Zen is different, but the ultimate goal is the same. If the Pure Land practitioner recites the name of Buddha to the point of No Thought, then he will realize his true nature mind; thus he uses the concentrating power of a single thought to stop all other thoughts, and when his mind is cleared of all the confusing thoughts, the single thought is also released. Similarly, the Zen practitioner counts his breath to stop all other thoughts, and when the mind is stilled, he also lets go of the counting and quietly realizes his true nature. So, the Zen practitioner should not criticize the Pure Land, and the Pure Land should not condemn Zen; both will attain the same destination although the method is different. Methods are only used temporarily, what good is clinging to or discriminating them? 


  To search for
the enlightened mind with a deluded mind, or to use a discriminating mind to try to control the mind is the greatest of all mistakes. For example: a person who desires to make a name for himself tries to control his desiring mind by denouncing fame, that is a great mistake, a sickness of mind. He should know that all arising thoughts are illusions, there is no need to fight them, just not abiding in them is enough.




85. Mê sanh tịch loạn, Mê sanh tịch loạn,
86. Ngộ vô hảo ác. Ngộ không tốt xấu.
87. Nhất thiết nhị biên Tất cả hai bên
88. Vọng tự châm chước Do vọng châm chước



“Mê sanh tịch loạn, ngộ vô hảo ác”. Do mê sanh ra phân biệt chấp trước, cho đây là loạn, kia là tịnh, người ngộ không thấy có tốt có xấu. Bởi chúng ta mê nên thấy hai bên, phân biệt chọn lựa đây là động, kia là tịnh, bỏ động ưa tịnh, tìm kiếm lăng xăng. Ngộ rồi thì không còn thấy tốt xấu hai bên nữa.


“Nhứt thiết nhị biên, vọng tự châm chước”. Châm chước giống như giản trạch ở trước, nghĩa là thêm bớt. Tất cả cái thấy hai bên đều do giản trạch thêm bớt mà ra cả. Thí dụ cho cái này là hay, cái kia là dở, cái này nói tốt cái kia nói xấu. Chính do phân biệt mà ra cả.




85. Rest and unrest derive from illusion
86. With enlightenment there is no likes or dislikes
87. All dualities arise
88. From ignorant inference


 

A deluded mind clinging to the illusion creates feelings of rest and unrest, peace and agitation. But an enlightened mind does not discriminate and is not affected by likes and dislikes.


Dual views arise from the discriminating mind.




89. Mộng huyễn không hoa,  Mộng huyễn không hoa,
90. Hà lao bả tróc. Đâu nhọc nắm bắt.
91. Đắc thất thị phi,  Được mất phải quấy,
92. Nhứt thời phóng khước. Một lúc buông bỏ.



“Mộng huyễn như hoa, hà lao bả tróc”.Tất cả pháp chẳng khác nào là hoa đốm giữa hư không, nhọc gì phải nắm bắt. Người trí đối với sáu trần không dinh mắc, là tại họ thấy nó như huyễn như hóa. Người mê thấy nó thật, bám chặt, chấp giữ nên nhọc nhằn khổ đau.


“Đắc thất thị phi, nhứt thời phóng khước”. Được, mất, phải, quấy một lúc bỏ hết. Sở dĩ chúng ta bất an là tại thấy được, mất, thị, phi... Vừa thấy phải quấy được mất liền bất an, bây giờ ném quách nó đi, thì tự nhiên an ổn.




89. Like dreams or flowers in the air
90. Why try to grasp them?
91. Gain and loss, right and wrong
92. Such thoughts should be abandoned at once!



The wise man, realizing that the illusion of the six dusts (phenomena) are like dreams or images of flowers in the air, is not attached to them. But the deluded man sees them as real and clings to them, so he has to endure a lot of suffering.


Restlessness and anxiety are caused by thoughts of gain and loss, right and wrong etc... If we can relinquish it, we will have peace of mind. Therefore, just abandon all thoughts of gain and loss, right and wrong in your mind.




93. Nhãn nhược bất thùy  Mắt nếu chẳng ngủ
94. Chư mộng tự trừ  Các mộng tự trừ
95. Tâm nhược bất dị Tâm nếu chẳng khác
96. Vạn pháp nhất như  Muôn pháp nhất như



“Nhãn nhược bất thùy, chư mộng tự trừ”. Con mắt nếu không ngủ thì các mộng tự dứt.


“Tâm nhược bất dị, vạn pháp nhứt như”. Tâm mình nếu chẳng khác thì muôn pháp nhất như. Thật rõ ràng, có ai mở mắt mà mộng không? Sở dĩ mộng là vì con mắt nhắm ngủ, bởi ngủ nên có mộng. Khi thức dậy rồi thì mộng liền hết. Cũng vậy, tâm mình nếu không có niệm này niệm khác, thì tất cả pháp đều nhất như, thấy cái gì ra cái nấy. Ví dụ thấy cái bình màu xanh đúng là màu xanh, cái áo màu vàng đúng là màu vàng không thêm một niệm nào, thì xanh đâu thành vàng, vàng đâu thành xanh. Tuy nhiên tướng xanh vàng mình vẫn thấy, nhưng không dấy niệm, nên nó cũng thành không, thấy cái gì cũng nhất như hết. Nhất như là do tâm không dấy niệm, không dấy niệm nên muôn pháp nhất như, rõ ràng như vậy.




93. If the eye never sleeps
94. Dreams disappear by themselves
95. If the mind makes no distinctions
96. The ten thousand things are one essence.




 When we close our eyes to sleep, we see all kinds of dreams, but when we wake up, our eyes wide opened, then all dreams disappear. If our mind is without disturbing thoughts, everything is seen as they are, in their one true essence. For example, a blue vase is seen as a blue vase, a yellow robe is a yellow robe - but when the view is tinted with thoughts, the blue may be seen as yellow, or yellow becomes blue. When everything is seen clearly, with no attaching thoughts, no distinctions in mind, the whole world would be empty and everything become one in their essence.




97. Nhất như thể huyền Nhất như thể huyền
98. Ngột nhĩ vong duyên Ngây ngất quên duyên
99. Vạn pháp tề quán Muôn pháp đồng quán
100. Quy phục tự nhiên Trở lại tự nhiên



“Nhất như thể huyền, ngột nhĩ vong duyên”. Nếu tâm được nhất như rồi thì thể chơn thật là nhiệm mầu, huyền diệu, rồi bỗng quên hết các duyên.

“Vạn pháp tề quán, qui phục tự nhiên”. Đồng quán muôn pháp để trở về tự nhiên. Thấy tất cả vạn pháp như nhiên không có gì sai biệt, vì tâm nhất như, nên muôn pháp cũng nhất như.




97. To understand the mystery of this One essence
98. Is to be free from all entanglements.
99. When all things are seen equally
100. It is a return to the original nature.


 

When the mind realize its One essence, the wonder of it is such that all attachments end.

 When all things are seen in its essence, everything become equal and they return to their original nature.




101. Dân kỳ sở dĩ  Sạch lý do kia
102. Bất khả phương tỷ  Không thể so sánh
103. Chỉ động vô động  Dừng động không động
104. Động chỉ vô chỉ Động dừng không dừng



“Dân kỳ sở dĩ, bất khả phương tỷ”. Sạch hết mọi lý do, thì không thể so sánh. Thường thường đối với các pháp, chúng ta khởi niệm phân biệt thì có lý do: Cái này tại sao nó đẹp, tại sao nó xấu, luôn luôn cứ tìm lý do, hể tìm lý do thì đưa tới chỗ so sánh, hơn thua, phải quấy tốt xấu. Nếu dứt được tâm niệm tìm lý do thì không còn cái gì có thể so sánh được nữa.


“Chỉ động vô động, động chỉ vô chỉ”. Dừng động mà không động, cái động đã dừng thì không còn dừng nữa. Tại sao vậy? Tại vì biết rõ tâm mình không dấy niệm đối với các pháp, nếu không dấy niệm tức nhiên dừng động, đó mới là không động thật. Cái động dừng rồi mà không có niệm dừng để kềm nó nữa mới là dừng chân thật. Người tu không biết rõ, cứ đè vọng tưởng thì động lại càng động. Ở đây, tâm đối cảnh biết rõ mà không khởi niệm khác, bởi không có niệm khác nên không động, khi động dừng rồi cũng không khởi niệm dừng để kềm đó mới là dừng chân thật.





101. In this state of no cause, no effect
102. No comparisons are possible
103. Arrest motion, and motion ceases to exist
104. Move stillness, and stillness is gone.




When the mind is in a causeless state, there is nothing to compare and make distinctions of. Usually thoughts of comparison arise with a cause, which make people reason why this is better than that, this one is more beautiful than the other etc... Distinctions are made from judgment of being good and bad, right and wrong ... But when no cause exists anymore, all comparisons and analogies cease.


 Motion and stillness are not permanent states, they are manifestations of the One emptiness. When motion is stopped, there is stillness, when stillness is stopped, there is motion . When attaching thoughts stopped, the mind is still, but if there is a thought desiring to still all arising thoughts, then the stillness stops. The practitioner should be aware but not attaching to the arising thoughts, nor try to still them, then he will reach true stillness of the mind.




105. Lưỡng ký bất thành Hai đã chẳng thành
106. Nhất hà hữu nhĩ  Một làm gì có
107. Cứu cánh cùng cực Rốt ráo cùng cực
108. Bất tồn quy tắc Chẳng còn quy tắc



“Lưỡng ký bất thành, nhứt hà hữu nhĩ”. Cái hai đã không thành, thì cái một nào có được.


 “Cứu cánh cùng cực, bất tồn quỹ tắc”. Rốt ráo cùng tột, không còn có qui tắc, khuôn phép. Khi tâm không dấy niệm phân biệt theo cảnh thì cái hai đã không còn, cái một cũng mất luôn, chỗ đó là cứu cánh là cùng tột, tự tại bao dung thênh thang không ngằn mé, không mẫu mực.




105. When neither comes into being
106. How can a single thing exist?
107. In the ultimate realm, the farthest extreme
108. Norms and standards no longer hold.



When dualities (like movement and stillness) cease to exist, Oneness itself will not exist either.


 To this ultimate finality no law or description applies. When there is no attaching thoughts arise in the mind, when the mind reaches the ultimate realm of boundless emptiness, nothing exist anymore, neither two, nor one.




109. Khế tâm bình đẳng  Hợp tâm bình đẳng
110. Sở tác câu tức Sở tác đều dứt
111. Hồ nghi tận tịnh Dứt sạch hồ nghi
112. Chánh tín điều trực Chánh tín điều trực



“Khế tâm bình đẳng, sở tác câu tức”. Khi đó mới khế hợp với tâm bình đẳng của chính mình, các việc làm đều dứt bặt, thì “Hồ nghi tận tịnh, chánh tín điều trực”. Mọi sự nghi ngờ nơi tâm đều sạch, ấy mới là lòng tin chân chính, ngay thẳng, không còn cong vạy, điên cuồng như trước gọi là “Tín tâm”.




109. For the unified mind in accord with the way
110. All self-centered striving ceases.
111. Doubts and irresolution vanish
112. And life in true faith is possible.



 
When the mind is in accordance with the Way, the ego disappears, all striving for self interest will cease. All doubts vanish, the true faith in the mind is solidified. 




113. Nhất thiết bất lưu Tất cả chẳng lưu
114. Vô khả ký ức Không nên ghi nhớ
115. Hư minh tự chiếu Rỗng rang tự chiếu
116. Bất lao tâm lực Chẳng nhọc tâm lực



“Nhứt thiết bất lưu, vô khả ký ức”. Tất cả cảnh không để tâm thì chẳng có gì mà ghi nhớ. Bởi vì đã sống được với thể nhất như rồi thì không còn chứa chấp cái gì, nên đối với tất cả cảnh không giữ lại, cũng không ghi nhớ.


“Hư minh tự chiếu, bất lao tâm lực”. Tâm rỗng sáng tự chiếu, không nhọc gì đến sức lực, khi ấy không còn dụng công để quán chiếu, mà rỗng rang tự chiếu tự sáng. Chúng ta luôn luôn sống trái với Đạo mà không biết, sống với Đạo thì phải buông để tâm rỗng rang sáng suốt. Bởi vì càng không có niệm, không có những ký ức thì càng thảnh thơi. Người thế gian đâu có chịu buông ký ức, cứ ghi, cứ nhớ; cái gì cũng đồ cho đậm, nhớ cho sâu, thành ra rối loạn, đau khổ. Ghi nhớ gốc từ mê lầm mà ra. Chúng ta hồi nhỏ có chuyện gì hay hay xảy ra thì lo ghi, làm được việc gì tốt cứ nhớ hoài, đi du lịch đến cảnh đẹp sợ quên, lo chụp hình chụp ảnh để lâu lâu dở ra xem, chứa trong đầu chưa đủ, lại còn ghi để ở ngoài nữa. Như vậy cả cuộc đời ghi không biết bao nhiêu là thứ chuyện. Quá nhiều chuyện cho nên tâm đầy nghẹt, do đó mà không sáng. Bây giờ biết tu thì đừng có ghi, chuyện qua rồi thì thôi, ghi làm chi cho mệt. Nếu tâm không tất cả thì nó rỗng rang tự chiếu, tự soi có nhọc công nhọc sức gì




113. With a single stroke we are freed from bondage:
113. Nothing clings to us and we hold to nothing.
115. All is empty, clear, self-illuminating,
116. With no exertion of the mind’s power.

 

 Nothing remains in the mind, nothing to remember. When you live within the Oneness of the Truth, there are no more attachments, no more clinging or holding on to anything.


 An enlightened mind is empty, clear and self illuminating, without any exertion or any strive. The Way is always with us but we never know it; it is only when we let go of the attachments and empty the mind that we live in accordance with the Way. A mind emptied of thoughts, of memories is a relaxed mind. The ordinary people cling to the memories, recording in their mind all kind of things and then suffer. Because the more you remember, the more disturbed you are. You will occupy yourself with these thoughts all day, not being able to get any rest or relaxation. These remembrances originate from delusion. From early in our life we like to record all the interesting incidents, all the good things that we did, keeping all memories of the scenes and beautiful landscapes we have traveled with pictures, videos etc.. There are too many things to record in our lifetime, thus our mind is too full to be clear. To practice the Dharma, first we have to let everything pass, not holding anything back. When our mind is clear of remembrances, it will be self illuminating, without any effort or exertion.





117. Phi tư lương xứ  Chẳng phải chỗ suy
118. Thức tình nan trắc Thức tình khôn dò
119. Chân như pháp giới  Chân như pháp giới
120. Vô tha vô tự  Vô tha vô tự



Chỗ chẳng suy nghĩ của tâm là chỗ hư minh tự chiếu, không phải do vọng lự mà tìm ra. Càng dùng tâm thức để phân biệt tìm kiếm lại càng không thể tới được.


“Chơn như pháp giới, vô tha vô tự”. Chỗ hư minh tự chiếu cũng gọi là “chơn như” cũng gọi là pháp giới, không còn thấy có mình có người, không còn đối đãi ta người mới là chỗ “chân như pháp giới”. Trong kinh Kim Cang Phật dạy chúng ta bỏ bốn tướng: “Ngã, nhân, chúng sanh, thị giả” - Bốn tướng ấy đều nằm trong cái tha và tự ở đây. Buông được bốn tướng đó mới có thể nhập được chân như pháp giới không ta không người.




117. When neither comes into being
118. How can a single thing exist?
119. In the ultimate realm, the farthest extreme
120. Norms and standards no longer hold.



This state of no thought of the mind - which is empy, clear and self-illumination - is not created by thinking or reasoning. The more you exert your discriminating mind to search for it, the farther you are from it. 


When dualities cease to exist, Oneness itself will not exist either. To this ultimate finality no law or description applies. When there is no attaching thoughts arise in the mind, when the mind reaches the ultimate realm of boundless emptiness, nothing exist anymore, neither two, nor one. Such state of mind is as mentioned in the Diamond Sutra: seeing no form of a self, a person, a living being, or a life span.





121. Yếu cấp tương ưng, Cần gấp tương ưng,
122. Duy ngôn bất nhị.  Chỉ là không hai.
123. Bất nhị giai đồng, Không hai đều đồng,
124. Vô bất bao dung. Không gì chẳng dung.



Muốn mau khế hợp chân như pháp giới thì phải sống với cái “bất nhị”. Sống “không hai” mới vào được chỗ đó, còn có hai thì không bao giờ thể nhập nổi. “Bất nhị giai đồng, Vô bất bao dung”. Chỗ không hai đều là đồng, không có cái gì mà nó không trùm khắp.




121. To correspond immediately with this reality
122. All that can be said is, “No Duality!”
123. When there is no duality, all things are one
124. There is nothing that is not included.



If you want to come directly into harmony with reality, you need to realize this principle of Non Duality in your life. And when there is “not two,” eveything is one and universal.




125. Thập phương trí giả  Kẻ trí mười phương
126. Giai nhập thử tông Đều vào tông này
127. Tông phi xúc diên Tông chẳng ngắn dài
128. Nhất niệm vạn niên Một niệm muôn năm



“Thập phương trí giả, giai nhập thử tông”. Người trí mười phương đều vào tông này. “Tông phi xúc diện, nhứt niệm vạn niên”. Tông này không phải kéo rút lại, không phải đẳng dài ra, một niệm là muôn năm, muôn năm là một niệm. Ai biết một niệm là muôn năm? Thường thường trong đạo hay dùng chử “nhứt niệm”, nhứt niệm là một niệm. Một niệm là thời gian rất ngắn, muôn năm là thời gian rất dài, thời gian không thật thì dài ngắn làm gì có thậät. Thấy rõ thời gian không thật thì một niệm đồng với muôn năm. Chỉ còn nhất niệm chân như; đã là chân như thì ngàn đời cũng là chân như. Tâm này nó không ngắn lại mà cũng không dài ra. Ngắn dài là chỉ cho thời gian, bởi thời gian nên một niệm rất ngắn, muôn năm rất dài, mà thể nhập được chân như thì đâu có dài ngắn.




125. The wise throughout the ten directions
126. All enter this principle.
127. This truth cannot be extended or diminished.
128. In it a single thought is ten thousand years.



The wise throughout the ten directions all enter this principle. Time is a concept, it is not real; in the True Oneness, a single thought is ten thousand years.


Time is long or short when we plan or put it within a framework. For example, one hour is long; one minute is short, which is called conventional time. However, in some circumstances, with the interference of Ego, one hour is long to somebody, but short to another, which is called psychological time.


Even though the objects in front of us are changing or different in form, due to comparison or discrimination (mountain is different from river, yesterday is not the same as today) the ever-present existence here and now – which is reality, suchness – is solely existence, forever existing, hence unchangeable.




129. Vô tại bất tại Không còn chẳng còn
130. Thập phương mục tiền Mười phương trước mắt
131. Cực tiểu đồng đại  Rất nhỏ đồng lớn
132. Vong tuyệt cảnh giới Quên hẳn cảnh giới



“Vô tại bất tại, thập phương mục tiền”. Vô tại là không hiện hữu, bất tại là chẳng phải hiện hữu. Vì chân như không thuộc về thời gian, đối với không gian nó không có tướng mạo nên nó không có cái hiện tại mà chẳng phải chẳng hiện hữu. Tôi thường nói với quí vị, cái thấy của mình nó ở trước mắt. Nếu nó ở trước mắt là phải thấy nó. Quí vị có thấy nó không? Nếu không tại sao có thấy? Cái thấy dường như không phải hiện hữu mà nó hiện hữu. Nếu buông tất cả thì nó sờ sờ trước mắt, chớ không phải không có. Tâm niệm lăng xăng lặng rồi, cái như như không có gián cách gần xa, cho nên nói rằng mười phương đều ở trước mắt.


“Cực tiểu đồng đại, vong tuyệt cảnh giới”. Cái rất nhỏ đồng với cái rất lớn và quên hết cảnh giới, đây nói về không gian, quí vị nhớ hôm qua trong Kinh có một câu: “Trên đầu mảy lông có thể hàm chứa cả mười phương thế giới”. Trên đầu mảy lông làm sao trùm cả mười phương thế giới? Hay núi Tu Di làm sao nhét trong hạt cải? Bởi vì đầu mảy lông và mười phương thế giới hay hạt cải và núi Tu Di cũng đều là không. Để thấy rằng hiện tượng trong không gian này lớn nhỏ với con mắt của kẻ mê thì thấy nó sai khác. Nhưng với con mắt của người ngộ thì thấy tướng mạo lớn nhỏ đều là giả tướng duyên hợp, đã là giả tướng duyên hợp thì tự tánh nó là không, tánh không ấy bình đẳng không còn lớn nhỏ thì dung hợp dễ dàng.




129. There is no here, no there
130. All ten directions are right before your eyes.
131. Infinitely small is one with infinitely large
132. No difference, all realms wiped out

 

There is no “here”, no “not here”, for the truth has no form, no space and no time. Although we see with our eyes, but can we see our sense of seeing? We can only see the object, but cannot see our sense of seeing. If we look for it, we cannot find it, but it is there anyway. When all attachments are dropped, it will show itself clearly. When the mind is quieted, the Truth reveals itself, neither near, nor far, like all ten directions in front of our eyes. Although Suchness has no location, it exists everywhere, in whatever time.


In the infinite space, the very small and the very large are all included and unified. The Sutra said: “The tip of one hair can contain all ten worlds”. Why is it that the tip of one tiny hair can contain the whole ten worlds? Or a huge mountain can be contained in one small seed? It is because a tiny hair or ten worlds, a huge mountain or a small seed are all empty in essence. The deluded sees phenomena as large and small through his tinted view , but the enlightened realizes all forms are illusions created by cause and conditions, their real nature is emptiness, and in the emptiness all things are equal.




133. Cực đại đồng tiểu Rất lớn đồng nhỏ
134. Bất kiến biên biểu Chẳng thấy biên giới
135. Hữu tức thị vô Có chính là không
136. Vô tức thị hữu Không chính là có



“Cực đại đồng tiểu, bất kiến biên biểu”. Cái rất lớn đồng với cái rất nhỏ, nên không thấy bờ mé tiêu biểu của nó. Trong “tánh không” của các pháp, lớn và nhỏ đều không khác nhau nên không có ranh giới lớn nhỏ. “Hữu tức thị vô, vô tức thị hữu”. Có tức là không, không tức là có; theo tinh thần Bát-nhã, tại sao “có” tức là “không”, “không” tức là “có”? bởi vì ngay nơi “cái có” thể tánh nó là “không” do duyên hợp “giả có” nên nói là “không”. “Không” và “có” không rời nhau. Ngay nơi "cái không” là “có”, ngay nơi “cái có” là “không”, đâu còn hai bên nữa. Chử “Tức” chỉ cho không còn kẹt ở hai bên, vừa lệch hai bên là đã sai rồi. Vì vậy cho nên tới chỗ thấy đạo của các Tổ đều dùng chử “Tức”, phiền não tức Bồ-đề, sanh tử tức Niết-bàn... để chúng ta không còn thấy hai bên là thật.


 

133. Infinite large is one with infinitely small
134. Boundaries no longer to be seen
135. Being is nonbeing
136. Nonbeing is being


 

Again, in the emptiness the very large is unified with the very small, there is no difference, no boundaries between them. In the vast emptiness of Mahayana, “being” and “nonbeing” is one. Why is that? Because all things are empty in nature and they come into being by causes and conditions. Thus nonbeing manifests itself as being, and being is essentially nonbeing. Being and nonbeing are not separated, they are One and not to be differentiated, as the Sutra said: “Form is emptiness, emptiness is form”.




 137. Nhược bất như thử Ví chẳng như thế
138. Tất bất tu thủ Quyết không cần giữ
139. Nhất tức nhất thiết  Một tức tất cả
140. Nhất thiết tức nhất Tất cả tức một



“Nhược bất như thử, tất bất tu thủ”. Nếu không như thế ắt không nên giữ. Nghĩa là ngay nơi “có” thấy là “không” ngay nơi “không” thấy là “có”, không nên chấp giữ điều đó, vì còn thấy hai. Phải thấy tột các pháp là không hai, chỗ không hai đó mới là chân thật.


 “Nhứt tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”. Một tức là tất cả, tất cả tức là một, điều này làm sao chúng ta biết? Tất cả là một: bởi vì trong mỗi người chúng ta đều có cái thân hoặc lớn nhỏ, hoặc nam hoặc nữ khác nhau. Bởi khác nhau cho nên thành nhiều người, nhiều người đó là tất cả. Nhưng tất cả người đó đứng về thân mà nói là do tứ đại kết hợp thành. Biết thân người này do tứ đại hợp thành thì thân người khác cũng do tứ đại hợp thành. vậy “một” và “tất cả” đâu có khác. Như vậy, trong “cái một” nó đã hàm chứa “tất cả” đó là nói về hình thức vật chất. Nói về tâm cũng vậy, trên vọng tưởng của chúng ta mỗi người có muôn ngàn thứ vọng tưởng sai biệt, nhưng mà trên cái tâm thể lặng lẽ thì nó không khác. Vì vậy cho nên trên tâm thể đồng là “một”, tùy duyên thì nó hiện ra “tất cả”. Đứng về thể thì nói là “một”, nhưng đứng về dụng thì nói là “tất cả”. Thể và dụng không rời nhau, cho nên đứng về thể thì nói là “một”, đứng về dụng thì nói là “tất cả”. “Một” tức “tất cả” là từ thể mà nói ra dụng, “tất cả” là “một” là dụng qui về thể, không khác nhau.


 


137. Any view at variance with this
138. Must not be held!
139. One is all
140. And all is one.




 Any view which is not in accordance with this truth of Oneness should not be held. Do not waste time in doubts and arguments that have nothing to do with this. To have the right view is to see the non-existent within the existent, and the existent as the manifestation of the non-existent.


 
 One is all, because within one entity, like the universe, or our body, there are all the elements which make up myriad things, phenomena and persons... But all things, and people share the same basic elements, like earth, water, air and fire, so universally all is one. Regarding matters of mind, countless different thoughts arise, but fundamentally there is only one pure mind with no differentiation. From the one source, all things produce according to causes and conditions. So fundamentally there is One, but functionally there is All.




141. Đản năng như thị  Chỉ được như thế
142. Hà lự bất tất  Lo gì chẳng xong
143. Tín tâm bất nhị  Tín tâm bất nhị
144. Bất nhị tín tâm  Bất nhị tín tâm



“Đản năng như thị, hà lự bất tất”. Chỉ được như thế, nào lo chẳng xong. Được như thế là thấy tất cả tướng dụng có sai biệt, nhưng thể thì không khác. Tướng dụng không rời thể, thể không rời tướng dụng. Tức là “có” chẳng rời “không”, “không” chẳng rời “có”. Chúng ta thấy tất cả pháp là không hai, lo gì mà chẳng xong, nhứt định là sẽ viên mãn Bồ-đề. “Tín tâm bất nhị, bất nhị tín tâm”. Tin tâm mình là chỗ không hai, tin được chỗ không hai đó là tin tâm mình. Tổ Tăng Xán và Tổ Huệ Năng dạy không khác. Bài pháp đầu tiên của lục Tổ nói với ngài Đạo Minh là “không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?” “bản lai diện mục” là “tâm” vậy. Muốn thấy được “bản lai diện mục” thì đừng nghĩ thiện đừng nghĩ ác, nghĩ thiện nghĩ ác là hai, nếu thấy hai thì không thấy được bản lai diện mục. Mình tin được tâm mình là không mắc kẹt ở hai, không mắc kẹt ở hai tức là tin được tâm mình. Người mà suy nghĩ phân biệt hai là mất tâm rồi, buông được cái hai đó là Tin tâm. Quí vị có tin tâm mình chưa? Có tâm mà không chịu tin tâm, vì bận sống với hai. Nói thì không hai mà suy nghĩ thì hai phải không? Cho nên mất tâm mà chẳng hay. Bây giờ muốn tin tâm mình thì phải buông cái hai mới gọi là “Tin tâm”.




141. When you see things like this
142. You do not worry about being incomplete
143. To live in this faith is the road to non-duality,
144. Because the non-dual is one with the trusting mind.



 Seeing things like this is seeing the differences in all appearances, but knowing that the fundamental is not different. Appearances are not separated from the fundamental, and the fundamental is not separated from appearances. The form is not separated from the non-form, and the non-form is not separated from the form. If we can see the non-duality in all things, we will not have to worry about being unenlightened. The mind is non-dualistic, if we trust in the non-duality, we trust the mind.


There is no difference in the teachings of the third patriarch Tang San and the sixth patriarch Hue Nang. The first teaching that the sixth patriarch Hue Nang gave to the monk Tao Ming was this: “Not thinking good, not thinking bad, what is the original face of Tao Ming?” “The original face” is no other than the original mind. If you want to see your original face which is there even before you were born, do not have differentiating thoughts of good and bad. As long as you are still attached to concepts, you will not see your true mind. To trust in the non-duality of Truth is to trust your mind. As long as you still have dualistic thinking, you are separated from your mind and will not see the Truth. So let go of all the dualistic views and have faith in your mind.


 

145. Đường ngôn ngữ đoạn Đường ngôn ngữ bặt 
146. Phi cổ lai kim Chẳng phải xưa nay



“Ngôn ngữ đạo đoạn, phi cổ lai kim”. Con đường ngôn ngữ bặt dứt, không phải là xưa nay. Tới chỗ “chí Đạo” không còn nói xưa, không còn nói nay nữa, bao nhiêu ngôn ngữ đều không thể bàn luận tới được. Vừa bàn luận tới là đã rơi vào hai rồi. Bặt ngôn ngữ dứt được cái không hai, mới là tâm mình. Tất cả chúng ta đang tu hành ai cũng đều nghĩ: tu là tu tâm, vậy quí vị tu tâm nào? Tâm thiện hay tâm ác? Vừa nghĩ thiện nó mất tiêu, vừa nghĩ ác nó cũng mất tiêu. Vậy mà có lắm người nói: Thôi tôi không đi chùa, ở nhà tu tâm được rồi! Tâm là cái gì để mà tu chớ? Nếu nói nghĩ lành nghĩ dữ là tâm mình, thử tìm lại xem coi nó ra sao? Vừa nhìn lại thì nó mất hình mất dạng, nó không thật, cái giả dối làm sao mà tu? Chẳng qua là nói rỗng, không có lẽ thực. Ở đây nói tu tâm là buông hết những niệm thiện ác, chỉ còn một tâm thể nhất như, cái đó mới thật tâm mình. Biết được như vậy, thấy được như vậy mới gọi là tin tâm mình. Người tu mà không tin tâm thì thất tín, thất tín thì tu không được. Tu là trở về cái chân thật muôn đời, chớ cái nghĩ tưởng lăng xăng, tự nó cuồng loạn là giả rồi mà tu cái gì? Cho nên ở đây Tổ nhắc chúng ta tin chắc nơi mình có cái tâm chân thật là phải buông chấp hai.




145. The Way is beyond words and language
146. Beyond time, no past, no future, no now


 

The ultimate truth or the Great Way cannot be described in words or language, nor is it limited in time or space. For it is the essence of the universe as well as of our mind, it can only be realized by experience, not to be discussed or measure in dualistic concepts. The moment where there is no thought and no duality is the moment of truth in your mind. People usually say they “practice the Dharma” by “practicing the mind”. We often identify our mind with our thoughts, but what is it that we actually practice on? A mind of good thoughts, or a mind of bad thoughts? Thoughts are fleeting, unreal and illusive, as soon as they arise, they vanish right away. But if we attach to them, our mind will be clouded and we will be separated from the Truth. So we need to let go of all the confusing thoughts, and when our mind is clear it will show itself in Oneness, with its pure nature intact. To reach the goal of enlightenment, one must have faith in one’s mind, for in the mind the everlasting Truth is already inherent.




II. KẾT THÚC



Bài này bốn câu đầu Ngài dạy buông yêu ghét là hai bên. Rồi toàn bộ cả bài Minh đều bảo phải bỏ cái “chấp hai” mới là tin tâm, chạy theo “cái hai” thì không tin tâm.


Tóm lại, loài người cho đến loài vật, từ những việc đối đãi trong thế gian đều nằm ở hai bên. Vì vậy cho nên bao nhiêu việc điên đảo nó nổi lên. Thấy nam thì nhớ tới nữ, thấy tốt thì nhớ tới xấu, thấy phải thì nhớ tới quấy. Như vậy mà điên đảo cuồng loạn hoài, là tại cái hai đó. Dừng được cái hai thì tâm vọng lặng, thể nhất như rỗng rang hiện tiền. Đó là cội nguồn của sự tu hành. Tín tâm không phải là tin tâm thiện của mình, tín tâm là tin được cái tâm chân thật, không hai, nhớ rõ như vậy.

 



CONCLUSION

 

 This treatise teaches us to get rid of the dualistic view of love and hatred, right and wrong, good and bad etc... and if you are in non-duality, you will realize the Oneness of your true mind. To trust your mind is to return to the Oneness of the Truth.


 We live in a dualistic world, where there is always separation and differentiation of this side or that side, man or woman, good or bad, right or wrong etc... This duality is the cause of all confusion and chaos. When the dualistic view is stopped, the pure and quiet mind reveals itself in its original state. This is the basic goal of our practice. To have faith in the mind does not mean to have faith in the thinking mind of good thoughts, but to trust in the empty and non-dualistic true mind.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chim Hạc