TỰ NHỦ MÌNH VÀ QUYẾN THUỘC- Bất Dị Sơn Tăng Thiện Tài

18 Tháng Năm 20195:26 CH(Xem: 2931)


buddha_under_tree-content
TỰ NHỦ MÌNH VÀ QUYẾN THUỘC
– Kỳ 2, ngày 2/5/2019.
    
Bài tựa đề: KHUYẾT PHÁT.

Kính đến Chư Huynh Đệ và chư Quyến Thuộc!

 Những ngày bước vào tháng tư âm lịch, Mùa Phật đản mà khí trời còn se lạnh nơi tiểu bang Cali và rất nhiều tiểu bang của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.

 Mặc dầu, thời gian lâu xa sự ra đời của một vị Phật lịch sử trên quả địa cầu này. Cho đến ngày nay các nhà khảo cổ cũng chưa đưa ra niên đại ngày giờ xác thực, chỉ dựa vào tư liệu như trụ đá của Vua A Dục sau mấy thế kỷ khắc ghi lại, nhưng thời ấy còn thô sơ quá; và một vài sử liệu từ Chu Thư (Đời nhà Chu - Trung Hoa), đối với Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni mọi người đều tôn kính, nhất là Tăng Tín đồ Phật giáo.

 

Tấm lòng tôi đối với Đức Thế Tôn vô cùng sâu sắc, cảm kính lòng vị tha vô ngã, đức từ bi của Ngài bao dung vô bờ bến.  Từ khi 8 tuổi theo Bà Cố đến Chùa, đến khi vào Chùa thế pháp đến nay hơn 30 năm rồi; nhưng cứ đến tháng tư âm lịch là lòng bồi hồi khó tả hân hoan đón mừng Lễ Khánh Đản.

 

Thời gian qua mau không dừng, và tuổi trẻ dường như dần tắt lịm, cái đổi thay làm phút giây dừng bước của kiếp phong trần.

 

Với chư Phật và Bồ tát, các Ngài xuất thế vì nguyện lực, còn chúng con có mặt vì nghiệp lực nên bước đường tu tập rất chướng duyên.  Nhiều đời do huân tập chướng nghiệp nên hiện tại trở lại cõi này.  Lắm khi hiểu đời cõi đời này là tạm bợ, chỉ là khách lữ hành, nhưng sao đụng đâu vướng đó, nhất là ái nghiệp.

 

Từ quá khứ, cộng với cảnh duyên hiện tại kéo lôi, huân thành dính mắc. 

 

Tu tập là làm chủ ba nghiệp.  Thân có mặt vừa thích ăn ngon, vừa thích mặc đẹp, vừa thích ngủ nghỉ...  Như vậy, người tu tập khác hơn người đời thường là phục vụ cho thân, thì thân phải phục vụ lại, đừng vì dại dột vùi đầu trong ngủ nghỉ chìu nó quá sức.  Một khi ăn ngon thì phải cực khổ nhiều, khi nghĩ đến điều này tôi giực mình kinh sợ.

 

Thiên kinh vạn điển đều dạy hàng phục tâm, hay nói khác hơn là trí huệ do định mà thành; định có là do Giới sanh.  Giá như ngày qua tháng lại mà mình lo lắng bắn loạn thì làm gì có yên ổn mà hành trì Giới - Định - Huệ.

 

Hoàn cảnh hiện tại càng ngày càng khó điều phục tâm với người xuất gia, ngũ dục thế gianmời chào gọi đủ loại.  Ngay cả những vị xuất gia lâu năm cũng khó vượt qua, nói chi đến giới trẻ hiện tại.

 

 Tài - Sắc - Danh, đây là 3 thứ hấp dẫn lớn, lực tu yếu kém khó vượt qua.  Vậy thử hỏi: Ăn - Ngủ có dễ dàng chăng, mà tại sao được đưa vào cùng Tài - Sắc - Danh?

 

Thật tế! Cái ăn và cái ngủ không dễ dàng đâu.  Trong khế KInh, chúng ta thấy Phật luôn nhắc nhở đệ tử về "Tam thường bất túc".  Nghĩa là phải chế ngự tâm, ít muốn và biết đủ, ba thứ thường tình là: Ăn - Mặc - Ngủ.  Rõ ràng 3 thứ Ăn - Mặc - Ngủ xem chừng nhẹ mà lại khó khăn vượt qua, hà huống Tài - Sắc và Danh.

 

Ví như cái Ăn! Phật khuyên chúng ta ăn đơn giản, đừng cầu kỳ, miễn sao đủ để nuôi thân hành đạo.  Vậy mà hành giả khó cưỡng lại, thích ăn ngon, lắm người tu không ăn chay nỗi phải lén lút...  Nếu ăn được thì uống được... Nếu như tinh thần Bồ tát tạng, còn ăn thịt uống rượu thì không thể có lòng từ bi cáo cả.  Nói ra điều này là xin tự nhắc mình, nói theo tinh thần của Phật giáo đại thừa.

 

Cái ngủ cũng vậy, nhớ thời Phật tại tiền có Tôn giả A Na Luật ham ngủ nghỉ, bị Phật rày thật nặng: "Ông khác nào ốc hến rút trong vỏ suốt ngày".  Lời đó rất ư nặng nề mà từ bi thương xót, làm cho A Na Luật tỉnh ngộ.  Còn chúng ta ngày nay bị chỉ trích chê bai là oán hận căm hờn, kiếm chuyện khác chỉ trích lại, cho nên ngày nay hình thức đầu tròn áo vuông thì có, mà tâm cứ lăn lộn ba cõi sáu đường. 

 

Tôi tự quán xét mình, đôi khi không khác gì thế nhân, lòng dạ vẫn đắn đo tham vọng, ngày qua ngày tháng qua tháng trông chờ thí chủ đàn na dâng cúng; song song thì người thế gian, bao chàng thanh niên vẫn cạo đầu bóng láng, họ vẫn mua bộ đồ vạt khách mặc đến Chùa tụng Kinh, ngày thì họ đi làm trầy da tróc trán đẩm mồ hôi kiếm đồng tiền bát gạo.

 

Nói như vậy để nhắc mục đích của người tu đừng quá ư bận bịu tài sản vật chất, mà quan trọng gây lớn nhân Trí tuệ giải thoát vô lậu.  Mình ăn của đàn na tín thí nuôi dưỡng, đền trả lại bằng Trí tuệ hướng dẫn họ Chánh pháp để từng bước vượt qua trần lao; mà làm không được điều đó thì nặng nợ vô cùng.  Thế nhân họ lắm khi tranh hơn tranh thua để tạo ra của cải vật chất miếng cơm manh áo, họ ăn của họ làm ra có thể tiêu, còn hàng xuất gia thọ hưởng như thế nào đây?  Chưa kể cả sự cung phụng dâng hầu lễ bái của người thế.

 

Chúng ta hãy đọc lại sự việc Tôn giả A Nan nằm thấy bảy giấc mộng trong một đêm "A Nan Thất Mộng".  Giấc mộng thứ bảy, thấy có một cây cầu bắt ngang sông, hàng Tăng Ni lặn hụp dưới sông, còn hàng Cư sĩ bạch ý mặc áo sang trọng thong dong đi trên cầu.  Tỉnh mộng Đức A Nan bạch Phật, Phật dạy: "Thời mạt pháp sau khi ta nhập Niết bàn lâu xa, hàng xuất gia được sự cung phụng của đàn na thí chủ lại giải đãi trụy lạc, nên bị sa đọa; còn tín tâm của người tín thí, vì Phật pháp, vì lòng tín tâm cúng dường nên được thong dong phước báo".

 

Tôi thật có lỗi, lắm khi vô ý thức tác nghiệp sai lầm, nhớ lại người đời nhiều khi họ không dám ăn ngon mặc đẹp, dành dụm mua trái cây tươi ngon, mua đồ ăn nước uống bổ dưỡng cúng dường cho mình.  Tất cả sự cúng dường của thí chủ bằng tâm niệm là Tăng Ni tu hành chân chánh để đem lợi lạc quần sanh.  Như vậy, hưởng mà ta không tu hành đúng pháp thì chắc chắn phải trả nợ oan trái này.  Có lần Phật nhắc các Thầy Tỳ kheo: "Nếu như ta có tu hành, có quảng tuyên Chánh pháp, dạy khuyên người đời hướng đến an lạc hạnh phúc; dừng lại mọi ác pháp khổ đau cho họ, thì dầu Tỳ kheo ngày ăn một lượng vàng cũng không mang nợ.  Ngược lại, không làm được pháp lành gieo rắc cho họ, thì một hớp nước, một hột cơm cũng nợ nần khó trả, phải đeo mang".

 

Ngày xưa các bậc cao tăng thạc đức mà tâm cảm luôn thấy mình không xứng đáng hưởng sự cúng dường của đàn na thí chủ, lòng luôn khiêm hạ.  Bằng chúng như Ngài Hư Vân (Thầy của HT Tuyên Hóa), như Việt Nam có Tổ Khánh Hòa vào thập niên (1920 - 1940) được bao người tôn kính mà vì tiền đồ Phật pháp đám dỡ gỗ chánh điện đem bán cho Đình làng để góp phần Phật học đường Lưỡng Xuyên đào tạo tăng tài.  Tổ chỉ mặc một chiếc áo bã gai nhăn nheo đi khắp tòng lâm lục tỉnh, đến Sài gòn - Gia định vận động phong trào chấn hưng Phật giáo.

 

Ngày nay, nhiều vị tu hành học cao hiểu rộng, được cung phụng ủng hộ, còn quyên góp gây quỹ mua danh bán chức.  Khi tiền của dư để thì lại bận lòng cái "Danh".

 

Người xuất gia phải thấy việc tạo Chùa, đúc Tượng, Từ thiện chỉ là phước báo nhân thiên.  Trong Kinh, Phật dạy: 'Phước báu nhân thiên không khéo là kẻ thù của đời thứ ba".  Tạo phước báu hữu lậu của nhân thiên, nếu không khéo là kẻ thù của đời tiếp theo (thứ ba).

 

Ngày nay không ít người lạm dụng đầu tròn áo vuông đi quyên góp làm từ thiện khắp nơi khắp xứ, xây cầu hết thôn cùng ngõ cụt, tìm cho ra kẻ đui mù què lếch để hô hào nuôi nấng... Lắm khi lợi dụng trong đó rất nhiều.  Ngay cả việc nấu cơm bệnh viện từ thiện cháo mì... thâu bạc ngàn, bỏ bạc trăm không ít người làm việc đó.  Xét lại, ai nuôi ai, ai từ thiện ai.  Có rất nhiều người làm Từ thiện mà xây Chùa hàng tỷ tỷ, dư tiền đến độ bao chiếc phi cơ cho chính quyền du lịch Ấn độ; đụng tới họ là họ bỏ tiền ra xử đẹp. 

 

Nhớ hồi còn là Học Tăng, tôi nghe nhiều vị Tôn đức kể lại:

 "Khi thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau năm 1963, các đoàn thể Phật giáo, Tăng Ni - Cư sĩ Phật học trí thức ngồi lại.  Trong đó, có Cư sĩ Chánh Trí - Mai Thọ truyền, làm phó viện trưởng VHĐ; nhân một lần họp các vị đầu ngành của Viện hóa đạo để bàn thảo chương trình thành lập Cô Nhi Viện của Phật giáo.  Cuộc họp nhiều ý kiến và sự tranh cải, bấy giờ Ông Mai Thọ Truyền phát biểu: "Bạch Quý Tôn Đức! Trãi qua bao cuộc họp, hàng Cư sĩ chúng tôi ít sân hận hơn các vị Xuất gia".  Nghe lời góp ý phát biểu này, đại chúng im lặng phăng phắc. 

 

Theo như lời quý Ngài kể lại, ngay lúc đó Hòa thượng Trí Tịnh đứng dậy nói: "Đúng như vậy, lời Cư sĩ nói rất đúng, gần đây những cuộc họp quý Thầy cải nhau nóng giận rất nhiều.  Thấy vậy Cư sĩ thương hàng Tăng sĩ hơn là trách, tại sao vậy? Hàng Cư sĩ hay người thế gian làm việc suốt tuần, nhưng cuối tuần họ có ngày nghỉ, để đưa vợ đưa con đi dự yến tiệc, hoặc đi xem phim, đi xem nhạc kịch v.v... Còn người Tăng sĩ không có ngày nghỉ, mà ngày cuối tuần lắm lúc bận rộn nhiều hơn, nào lễ lạy, đám sám, thăm viếng.  Cho nên, Nhiều việc là nhiều phân biệt, nhiều phân biệt thì lại vô minh. Vì phân biệt là đệ lục thức chứ đâu phải là trí, nên hễ càng phân biệt nhiều thì càng vô minh nhiều chừng ấy.  Phật dạy, người xuất gia là người vô sự.  Vậy mà thời buổi ngày nay thì hàng xuất gia quá ư là đa sự; thậm chí như ngày nay, đang họp bàn, mà họp bàn để thành lập cô nhi viện, từ thiện xã hội.  Việc này là thuộc hàng Cư sĩ làm, vậy mà chúng tôi cũng phải ngồi đây ....".  Đó là lời của HT Trí Tịnh.

 

Tôi tự xét thấy, lời của Hòa Thượng nhắc cho đại chúng bấy giờ và mãi về sau rất rõ.  Thật ra có những việc không phải hàng xuất gia phải làm, vậy hà cớ gì ngày nay Tăng sĩ bôn ba lo việc Từ thiện xã hội, chạy đông chạy tây, chạy bưng chạy bợ.

 

Ngay cả việc cất Chùa, đúc Tượng cũng là việc của Cư sĩ làm.  Thời Đức Phật còn ghi chép rất rõ từ Luật tạng đến Kinh tạng.  Bằng chứng: Khi Trưởng giả Cấp Cô độc dâng cúng đất cất Kỳ Viên tinh xá, Phật bảo Tôn giả Xá Lợi Phất qua chỉ dẫn cố vấn cho Trưởng giả xây dựng.

 

Ngày nay hàng Tỳ kheo đi quyên đi góp bỏ túi hay bỏ ngân hàng rồi tự mình làm, phải chăng như vậy tô bồi tăng trưởng ngã sở hữu, làm dính mắc nặng nề cái của ta.

 

Chính mắt tôi nhìn thấy nhiều vị Tăng sĩ, xuất gia mấy mươi năm, cất Chùa rất to lớn, đến gần chết đi không nỗi, mà phải sai bảo đệ tử kè xung quanh Chùa, rờ từng cây cột nắm từng lan can.  Bản thân vị Thầy trước làm sai phạm đệ tử sau luôn.  Thế thường: "Nhất manh dẫn quần manh", nghĩa là thằng đui dẫn đàn mù.  Bao nhiêu Trường hạ, hay Trường Phật học, những người ở tại trú xứ dám hi hiến là Chùa của tam bảo đâu, nhất là đám đệ tử ngu si, nó cứ quan niệm Chùa của Thầy tôi, của Thầy tao, của Chúng tao v.v...  Đây là mạt pháp, hết kiếp đọa a tỳ.

 

Nói như thế này, nhầm răn dạy và ăn năn bản thân mình, cũng nhầm gởi chút tấm lòng với những ai là quyến thuộc cùng làm Phật sự.

 

Và đã gọi là Phật sự, thì phải gạt tình riêng, ngã và ngã sở phải nhẹ rơi; không khéo thì trở thành Ma sự hay Sanh sự.

 

....... Hẹn chia sẻ các kỳ tiếp theo....

 

Bất Dị Sơn Tăng (Thiện Tài)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Học Phật