Ông Tự Tại!
Ông có nói gì đi nữa
Nếu không nghe tiếng vỗ của một bàn tay
Tất cả cũng chỉ viển vông như da của cây đàn koto!
(Thiền sư Bạch Ẩn)
Thế nào là âm
thanh tiếng vỗ của một bàn tay? Một bàn tay có làm nên tiếng vỗ không? Đi tìm
hiện tượng vật chất của tiếng vỗ một bàn tay cũng tựa như đi tìm một cây đàn
koto có bọc da, tức là điều không có. Người xưa thường gọi những điều viển
vông, không có thật là “lông rùa, sừng thỏ”. Nhạc cụ của Nhật Bản có đàn
shamisen và đàn koto. Đàn shamisen dùng da mèo để bọc lại, còn đàn koto
(giống như đàn tranh) thì để nguyên phiến gỗ với những dây đàn căng trên phím.
Vì vậy, da đàn koto cũng được coi như là môt điều viển vông, là chuyện hí
luận, không có thực.
Như
vậy, làm sao dựa vào một điều không có thực để đi tìm sự thực, hay chân lý? Thực
sự ra, công án chỉ là một phương tiện để dẫn đến chân lý, chứ tự nó không
phải là chân lý. Công án thường gợi lên những đề tài thật phi lý và phi
hiện thực để giúp hành giả phá vỡ những lề lối suy luận hạn hẹp có tính cách đối
đãi do thói quen tạo nên. Chính khi khán đến tận cùng sự phi lý của công
án đó hành giả mới nhận ra chân lý tuyệt đối tiềm ẩn trong đó không thể nói ra
bằng lời.
(Trích "Tiếng vọng từ Không")