NHỮNG NÉT VĂN HÓA PHẬT GIÁO - sách PDF

27 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 13794)




van_hoa_-_phung_son



















NHỮNG NÉT VĂN HÓA PHẬT GIÁO



Phụng Sơn


Thiền thất Trúc Vàng


Ấn bản 2014






Văn hóa thường được hiểu là lối sống của con người theo một trình độ phát triển, và ở một thời gian, không gian nào đó trong quá trình tiến hóa. Như thế, văn hóa biểu hiện qua những sản phẩm vật thể (thí dụ đồ gốm sứ, vải lụa...) và cả những nếp sống phi vật thể (chẳng hạn một lối hát dân dã...). Phật Giáo có mặt cùng với loài người đã trên 2,500 năm, tất nhiên cũng đã để lại nhiều dấu ấn lên văn hóa. Mở đầu một buổi tụng kinh, chúng ta thường tụng đọc:
"Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới Đế Châu ví đạo tràng
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời."

Lưới Đế Châu là thế giới chân thật của vũ trụ rộng lớn vô lượng vô biên - tam thiên đại thiên thế giới - mà mỗi mắc lưới là mỗi viên ngọc tỏa chiếu ánh sáng của chính mình, lại đồng thời cũng phản chiếu ánh sáng của những viên ngọc khác, như thế tạo thành một thế giới rực rỡ, bao la, hòa hợp, đẹp đẽ và an vui kỳ diệu. Cũng thế, mỗi nét văn hóa riêng biệt cũng là những viên ngọc được đính vào Lưới Đế Châu.

Trong cuốn sách "Những Nét Văn Hóa Phật Giáo", Thầy Phụng Sơn đã điểm qua những sinh hoạt được nâng lên hàng đạo như là võ đạo, trà đạo, cắm hoa, vẽ tranh viết chữ, bởi vì, Thầy giải nghĩa rằng người thực hành đã đem Thiền vào sinh hoạt ấy. Thầy cũng phân tích tại sao Steve Jobs, một nhà công nghệ vĩ đại, đã vì ảnh hưởng của Thiền mà đưa ra được những sản phẩm độc đáo. Đó không phải là lối nói "vơ vào, thấy người sang bắt quàng làm họ", nhưng đó chính là tiết lộ và khám phá của nhà báo Jeff Yang sau nhiều cuộc điều tra, nhận xét về cuộc đời của Steve Jobs.

Những việc hiếu (cầu siêu, tuần thất) hỉ (lễ Hằng Thuận) cũng được Thầy đưa ra bàn luận rất cụ thể, thực tế. Những ai vốn mê say với văn hóa, với nếp sống, với truyền thống không thể bỏ qua cuốn sách này. Dĩ nhiên Thầy Phụng Sơn không có tham vọng thu thập tất cả mọi khía cạnh văn hóa có dính dáng đến Phật Giáo vì lẽ dễ hiểu là khuôn khổ cuốn sách có giới hạn. Chẳng hạn chỉ riêng ở Việt Nam ta, việc tụng đọc kinh chú có nhiều cách như giọng Bắc, giọng Huế, giọng Nam. Rồi chuông trống bát nhã, rồi nghi lễ trai đàn... có biết bao nhiêu chủ đề cần thu thập, nghiên cứu. Hy vọng sẽ có nhiều quý vị thiện tri thức có hứng khởi mà khai triển thêm về Văn Hóa Phật Giáo.
 

Xin trân trọng giới thiệu đến quý vị tập sách nhan đề "Những Nét Văn Hóa Phật Giáo" của tác giả Phụng Sơn, sách dầy 285 trang, loại tệp tin phổ thông PDF, kích cỡ 5,182,263 bytes.


Kính thư,

Cát Văn Khôi



Culture is frequently defined as a way of living for human beings with a certain level of development, in a certain space-time-frame of the evolution process. Thus, culture manifests through physical objects (such as ceramics, textiles...) and even a non-physical tradition (such as a folkloric chanting...). Buddhism has been around with the mankind for more than 2,500 years, naturally it has left many imprints on culture. Today, as opening ritual in a Buddhist sutra ceremony, we chant:
"The Buddha nature is the serene emptiness,
The Dharma is beyond thought or discussion,
The jewelled net of this Bodhi-mandala
Is emitting shining lights across ten directions of Buddhas."

 
The jewelled net which represents the immense and endless cosmos - the three-fold great thousand world system according to Buddhist cosmology - is consisting of many gem beads which not only shines by themselves, but also reflects the nearby gem beads. Together, the gem beads are emitting a bright halo making them splendid, magnificent, harmonious, serene. Similarly, each trait of the global culture is a gem bead contributing into the cultural jewelled net

In the book entitled "Những Nét Văn Hóa Phật Giáo", Master Phụng Sơn enumerated some activities which have been elevated into the level of religions, namely martial art, tea drinking, flowers arrangement, painting and calligraphy, because, as he explained, the practitioner is applying Thiền (Zen) into his work. He also pointed out how and why that Steve Jobs, the most famous industrialist of our days, was successful in developing the most demanded devices in computing. Again, that was because he was applying Thiền (Zen) into his work. This is by no way "making a celebrity one's acquaintance", rather it derived from the serious investigative report by the journalist and commentator Jeff Yang when he looked closely into Steve Jobs' biography.

Such activities for the deceased (the 7 by 7 weeks of praying) and for the living (wedding at a pagoda) are also discussed at length in this book. If you are fascinated with the lifestyles, the traditions, the impact of culture, then this book is for you, please do not skip it. Of course, Master Phụng Sơn does not have the ambition to compile all cultural aspects of Buddhism, just because of the limited scope of this book. For example in Vietnam alone, there are different styles in chanting sutras depending on locality such as Northern, Huế, Southern chanting. Other topics including bells and drums, Ullambana rituals... are awaiting for scholars to investigate. We hope that this book would start this kind of interest into the cultural aspects of Buddhism.

 
I am very pleased to present to you this publication entitled "Những Nét Văn Hóa Phật Giáo" of the author Phụng Sơn, a volume of 285 pages, in popular filetype PDF for the filesize of 5,182,263 bytes.


Respectfully,

Khoi Cat


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hoa Súng