-- Orategama đặc thư: Công án và Niệm Phật, cái nào hơn?

30 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 8240)

Orategama đặc thư:

Công án và Niệm Phật, cái nào hơn?

 

 

 Niệm Phật và công án có những ưu khuyết điểm gì trong hai phương pháp, và nếu so sánh thì cái nào tốt hơn? Bạch Ẩn đã trả lời câu hỏi này bằng một câu hỏi khác: giết một người bằng lao hay bằng kiếm, cái nào hơn? Rõ ràng lao và kiếm là hai vũ khí hoàn toàn khác nhau, nhưng hành động giết người đó có thể gọi là hai cái khác nhau được không? Phương pháp tuy có khác, nhưng thực chất vấn đề chỉ là một. Đối với Đạo cũng vậy, dù là ngồi thiền, tụng kinh hay niệm phật, nếu tập trung tới nhất tâm vào phương pháp tu tập ấy, thì Giới Định Huệ đạt được cũng chỉ là một, không có gì khác biệt.


 Giả sử có hai người giao chiến với nhau, với thể lực và vũ khí tương đương như nhau. Nhưng một người với tâm bất định, lo lắng và sợ hãi, khơng biết nên tiến đánh hay bỏ chạy, khơng biết nên sống hay nên chết. Trong trạng thái hoang mang ấy, người ấy không làm chủ được những động tác của mình. Còn người kia trái lại, không biết sợ chết là gì, cũng chẳng quan tâm đến ai mạnh ai yếu hơn, toàn thân của người ấy tập trung lại trong một quyết tâm chiến đấu đầy dũng khí. Người nào sẽ thắng, điều ấy thật là hiển nhiên rõ ràng. Nếu có hai quân đội, một quân đội với cả trăm ngàn người, phần lớn ô hợp và được trả tiền để đánh thuê, đối lại với một quân đội chỉ có một ngàn người, nhưng đều được huấn luyện kỹ càng, tinh nhuệ và quả cảm, với một lòng Trung Dũng quyết chiến, thì tuy có sự sai biệt lớn về quân số, nhưng thắng lợi sẽ về tay phe nào có vị tướng lãnh chỉ huy tài ba hơn. Vì vậy, mặc dù có những khác biệt về quân số và vũ khí, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định.


 Cũng tương tự, nếu so sánh một người chuyên quán về công án, và một người chuyên niệm phật ; nếu người tu về công án đó không đủ tinh tấn, tâm còn đầy chướng ngại, thì dù có ngồi quán công án đến cả chục năm hay hai chục năm cũng vẫn không được lợi lạc gì; còn người niệm phật nếu tập trung hoàn toàn đến nhất tâm bất loạn, trong lòng trong sáng không một niệm mong cầu, mà chỉ một lòng tiến tới không ngừng nghỉ, thì chẳng mấy chốc sẽ đạt được Định, khai mở được Huệ, và đạt được sự giải thoát ngay tại chỗ.


 Giải thoát, theo Tịnh Độ, còn được gọi là vãng sanh, có ý nghĩa thực sự như thế nào? Tất cả đều chỉ nói đến một điều duy nhất: đó là thấy được bản chất Như Lai của mình. Trong kinh có nói rằng: “Chừng nào tất cả những người niệm tên ta mười lần và nguyện sanh vào nước của ta đều được vãng sinh vào đó, ta mới thành Phật.” “Nước của ta” là gì? Đó khơng phải gì khác hơn là Tự Tánh có sẵn nơi chúng ta. Nếu chưa thấy được Tánh, thì sẽ không thể vãng sanh, làm sao có Phật Di Đà thành được? Nhưng thực ra, chỉ một niệm tỉnh giác cũng đã là giải thoát rồi, đâu cần tới mười lần niệm Phật? Cho nên, Đức Phật mới nói rằng, đối với người tinh tấn chỉ cần trong một niệm cũng có thể thành Phật, còn đối với người không chuyên cần thì phải trải qua ba a tăng tì kiếp mới thấy được Niết Bàn.


 Như vậy, ta thấy niệm phật hay quán công án đều phải đưa đến mục đích cuối cùng là giác ngộ được tánh Phật của mình. Nếu cho rằng Phật Di Đà chỉ có ở một cõi Tây phương xa xôơi nào đó và chết rồi sẽ vượt không gian để được sanh vào đó, tức là không biết được tánh Phật hằng có nơi mình , không biết Tịnh Độ không ở đâu khác hơn là ngay nơi tâm, thì sẽ không bao giờ đạt được ước nguyện vãng sanh đó. Người tu niệm Phật chân chính không cầu sống, cũng chẳng cầu chết, chỉ một niệm chân thành nhớ tưởng đến Phật không gián đoạn, sẽ đạt được trạng thái bất động Như Như, và bỗng nhiên sẽ ngộ nhập được Tịnh Độ; điều đó cũng có thể coi như là người ấy đã thấy được Tánh bất sinh bất diệt vẫn hằng hữu nơi mình. Trạng thái yên tĩnh tuyệt đối trong đó khơng còn một vọng niệm khởi, khơng còn sự phân biệt giữa trong và ngoài, khơng còn thấy thân ngã và trần cảnh bên ngoài được coi là “vãng” (rời đi). Trạng thái toàn hảo của Định và Huệ phát sinh được coi là “sanh”. Sự nhận biết nguyên lý tuyệt đối này một cách toàn diện, thấu suốt như rõ ràng trước mắt, được gọi là “A Di Đà lai ngộ” (thấy A Di Đà đến). Khi A Di Đà lai ngộ và Vãng Sinh được thấy là một, không hai, thì tức là đã thực sự ngộ được Tánh bản lai của mình.


 Vì vậy, nên hiểu rằng quán công án, hay niệm phật đều là để gieo trồng cái nhân cho quả Phật. Tuy nhiên, nói về phương tiện, niệm phật là con đường tương đối dễ dàng, khơng phải dụng công nhiều như quán công án. Nhưng thực sự nếu quả Phật có thể đạt được dễ dàng như vậy, sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma đã chẳng cần vượt muôn vạn dậm để đến Trung Hoa, khi mà xứ này đã tràn ngập kinh sách, để truyền lại tâm ấn đã được trao lại từ thời Đức Phật. Mục đích của Bồ Đề Đạt Ma chính là để dậy cho chúng ta biết rằng, đạo quả trước hết phải Kiến Tánh mới thành được.


 Theo Bạch Ẩn đại sư, quán công án hay niệm phật phải nên tập trung vào một pháp môn duy nhất ấy mà thôi. Nhưng nếu muốn đi đôi mà dùng cả hai pháp môn một lúc, thì năng lực để đạt được hiệu quả của phương tiện sẽ bị bớt đi, và sẽ không đạt được kết quả tối đa. Người có căn cơ siêu việt phải nên quán công án, vì đó là một phương tiện tối thắng để mài dũa cho trí huệ của họ thêm sáng ngời. Một mối nghi lớn khi giải một công án quan trọng như công án “Không” sẽ xâm chiếm tâm tư của hành giả trong mọi lúc, cho đến khi không còn một cảm nghĩ, ý niệm nào khác, chỉ còn trước mắt mối nghi lớn thuần túy , thì tới một lúc nào đó đột nhiên sự giải ngộ sẽ bùng vỡ, tràn ngập một niềm vui ào ạt , một trạng thái khích động khiến không ngăn nổi tiếng hét “Ka” như trong nhà thiền của Nhật Bản. Tất nhiên, để được cái quả lớn lao của sự giác ngộ, vượt qua được cánh cửa Sinh Tử của vô lượng kiếp, cần phải trải qua những hi sinh và nỗ lực cam go, nhưng chính nhờ vậy mà sự sáng tỏ khi đạt đến mới được toàn diện.


 Nếu nói về số người có thể nếm được niềm vui bùng vỡ ấy của sự giác ngộ, có thể nói vô số người đã đạt được điều ấy nhờ quán công án. Nhưng đối với số người niệm phật mà đạt được trạng thái như vậy, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay. Cho nên, tuy nói rằng hai phương tiện đều đưa đến cứu cánh giống nhau, nhưng công án mang lại nhiều công năng hiệu quả hơn. Tuy không thể phủ nhận sự ích lợi của pháp môn niệm phật, theo Bạch Ẩn đại sư, có thể nói Thiền và quán công án là để cho những người có thượng căn, còn Niệm Phật là cho những người trung căn và hạ căn, khi họ không đủ trí dũng để tự mình bay cao, thì phải nhờ đến tha lực của lời nguyện và hồng danh đức Phật Di Đà để tự cứu độ. Xưa kia, khi Thiền tông còn đang thịnh hành trong thời từ Sơ tổ Đạt Ma cho đến những vị tổ sau này truyền giáo của Lục Tổ Huệ Năng, khơng ai nói đến Tịnh Độ và ước nguyện được vãng sanh về cõi của Phật Di Đà, tất cả những vị thầy thời ấy đều vươn cao tới tột đỉnh của giáo pháp cao tột , và chỉ có một điều nguyện duy nhất, là làm sao cho chánh pháp không bị lấm bùn. Nhưng rồi đến thời nhà Minh , những vị tăng yếu kém không đủ trí lực để dụng công trong Thiền tập đã đem Tịnh Độ vào phổ biến như một lối thoát dễ dàng, làm hạ đi tính cách ưu việt của Thiền.


 Để kết luận, Bạch Ẩn đại sư có lời như sau: Đừng sợ phải mất đi một sợi lông mày nào, mà chỉ cần biết một điều là nêu cao chánh pháp để đền ơn Phật tổ. Đừng hiểu những vị Tổ như những tiếng hét , đừng hiểu những công án như những đà la ni. Khơng nên cố nuốt hết tất cả trong một ngụm nước. Tại sao câu nói này lại có ý tốt? Một vị tăng hỏi Triệu Châu: “Con chó có phật tánh không?” Triệu Châu trả lời: “Không”!


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hoa Súng