Chương Ba - Nguồn gốc Ấn Độ và Tây Tạng của Quan Âm Bồ Tát

10 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 14490)



Chương Ba
 
 Nguồn gốc n Độ và Tây Tạng của Quan Âm Bồ Tát

 

Thế Tôn tướng vẹn toàn

Nay cho con xin hỏi

Bồ Tát nhân duyên gì

Được gọi Quán Thế Âm


 (Kinh Liên Hoa)

 

 

quan_am_10-content Khi làn sóng đỏ xâm chiếm Trung Hoa, đạo Phật không phải là tín ngưỡng chung nhất ở đó, như ở Thái Lan hay một vài nước khác. Có lẽ trong mười người Trung Hoa chỉ có một người là theo đạo Phật, và dù có vậy, cũng không phải là sùng tín đến độ bác bỏ những tôn giáo khác. Giai cấp trí thức, ngoại trừ một số nhỏ, thường là theo Nho giáo, có truyền thống hay nghi ngờ những biểu thị tôn giáo nào đi vượt lên trên sự tôn kính Trời (như một nguyên tắc đạo lý hay một lực thiên nhiên) và sự thờ cúng tổ tiên. Những người dân bình thường thờ đến cả vạn vị thần được coi như mang hình dáng của con người, tuy rằng hiện hữu ở một cõi giới cao hơn. Đối với phổ thông đại chúng, Quan Âm đứng cách biệt với những vị thần này chỉ vì ngài lúc nào cũng thật là dịu dàng và từ bi; Bồ Tát đối với những người không hiểu biết cũng được coi chẳng khác gì những vị thần khác. Hình ảnh của ngài như đã được nói đến trong câu chuyện ở chương trước chỉ được nhận biết trong một số tương đối nhỏ những Phật tử Trung Hoa rất trí thức mà thôi. Đã thấy một khía cạnh đó của ngài rồi, bây giờ , chúng ta hãy xem xét đến xuất xứ n độ của ngài và kiểm chứng sự việc lạ lùng là, tuy từng được xem như một vị Bồ Tát hiện tướng nam là Avalokita, ngài đã được biểu thị từ bao nhiêu lâu nay ở Trung Hoa và các nước lân cận trong một hiện tướng nữ.


 Có thể trong ý niệm dân gian sự lẫn lộn giữa Bồ Tát và những vị thần bản xứ đã khiến cho Diệu Thiện, một vị công chúa huyền thoại với lòng từ bi vô lượng đã được đồng hóa với Quan Âm, nhưng cá nhân tôi không nghĩ rằng sự đồng hóa này xẩy ra trước khi vị Bồ Tát này được nhìn nhận trong hình tướng nữ. Dù sao, khi xem xét về Quan Âm dưới cái nhìn của Phật giáo Nguyên thủy, chúng ta có thể bác bỏ quan niệm về Quan Âm là xuất xứ từ Diệu Thiện.


 Những kinh điển truyền qua từ n độ đã kể lại những huyền sử về xuất xứ của các vị Bồ Tát. Về Quan Âm Avalokita, kinh viết rằng ngài ôm một đóa hoa sen xuất ra từ một tia hào quang phóng từ con mắt phải của Đức Phật A Di Đà, và kỳ diệu thay, khi ngài vừa sinh ra đã thốt lên câu OM MANI PADME HUM. Có lẽ đây cũng là một sự diễn giải thơ mộng cho xuất xứ của Avalokita như một giòng năng lượng từ bi khởi phát từ nguồn năng lượng chính và câu chú trên được dùng để gợi đến ngài.


 Vì Avalokita đã được tôn kính ở n độ trong suốt những thế kỷ hoàng kim của trường đại học Nalanda, nên điều tất nhiên là ngài đã được sùng kính ngay khi đạo Phật được truyền qua Tây Tạng trong thế kỷ thứ bẩy trước Công Nguyên do sự hoằng pháp của Padmasambhava (Tổ Liên Hoa Sanh), người còn có một biệt danh thân thiết là Đấng Đạo Sư Tôn Quý (Guru Rinpoche). Chẳng mấy chốc Bồ Tát Avalokita đã được công nhận như vị Bồ Tát chủ yếu của Tây Tạng và câu chú niệm của ngài được phổ biến thật rộng rãi. Đối với hầu hết người Tây Tạng ngài được coi như đại diện cho Đức Phật trong cõi ta bà và là bậc thánh nhân chủ yếu bảo vệ Chánh Pháp cho đến khi Đức Phật Di Lặc xuất hiện sau này. Họ không bao giờ vẽ ngài hay tưởng tượng đến ngài trong hình tướng của một người nữ, và gần đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma (người có nhiều thẩm quyền nhất về vấn đề này, vì ngài được coi như là hóa thân của Quan Âm Bồ Tát) đã cho tôi biết rằng đối với người Tây Tạng, đó sẽ là một điều sai trái.


 Vào lúc xa xưa của thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, pháp tu niệm danh hiệu Quan Âm Avalokita đã lần đầu tiên được truyền qua Trung Hoa, lúc đó không ai nghĩ đến việc xem ngài như một người nữ; ngoài ra, những vị như Pháp Hiển và Huyền Trang từ Trung Quốc qua n độ hành hương lần lượt trong thời thế kỷ thứ năm và thứ bẩy cũng không ghi lại những hình tượng nào như vậy ở n độ hay ở Trung Hoa. Tuy nhiên, đến thế kỷ mười hai, những hình tượng nữ của Quan Âm đã gần như là độc chiếm trên cả hai nước Trung Hoa và Nhật Bản. Tại sao? Sự nghiên cứu của các học giả chưa đem lại giải đáp nào; sự phỏng đoán của họ về thời điểm những hình tượng nữ này bắt đầu xuất hiện khác biệt với nhau từ thế kỷ thứ bẩy cho đến thế kỷ mười ba! Cũng không có mấy khả tín nào cho sự xác quyết của một vài người rằng những hình tượng nữ của ngài đã được tôn thờ ở n Độ và Nepal trước khi ở Trung Hoa; và khi giáo phái Quan Âm Avalokita (được gọi tên là Lokesvara) truyền bá từ n Độ qua Chiêm Thành và Cao Miên trong thế kỷ thứ chín và thứ mười, hình tượng của ngài vẫn mang tướng nam – như ở Tây Tạng và Mông Cổ cho đến nay. Cho nên không phải thế, sự thay đổi hình tướng này chính là đã xẩy ra ở Trung Hoa, chắc chắn là không sớm như trước thế kỷ thứ tám và cũng không muộn tới sau thế kỷ thứ mười một.


 Trên cơ sở tâm lý người ta hay thích dùng một hình tượng nữ để biểu thị cho lòng nhân từ, nhưng, tuy rằng điều đó chắc chắn cũng có một ảnh hưởng, tôi cũng không nghĩ đó là giải đáp trọn vẹn cho vấn đề. Kinh Saddharma Pundarika (Diệu Pháp Liên Hoa) có xác nhận rằng, trong 337 hóa thân của Bồ Tát Avalokitesvara, ngoại trừ một ra, còn tất cả đều mang hình tướng của một người nam. (Đây có ý đề cập đến câu chuyện Bồ Tát hóa thân thành con ngựa Balaka và cứu thoát một hóa thân của một vị Phật tương lai đang bị lũ quỷ Rakshasha bao vây trong hình dạng của những nữ nhân đầy quyến rũ.) Xét đến những lời trong kinh Liên Hoa chỉ nói đến ngài như có quyền năng biến hóa thành tướng nữ khi cần và không khẳng định rằng ngài đã có lúc tái sinh trong hiện tướng nữ, chúng ta có thể tóm tắt vấn đề như sau:


 Tướng của Bồ Tát Avalokita là tướng nam.

 Quan Âm từ bao nhiêu thế kỷ nay đã được coi như mang tướng nữ;

 Tuy nhiên Avalokita và Quan Âm đều là tên gọi mỗi nơi của Aán Độ và Trung Hoa cho cùng một vị bồ tát.

 Chắc chắn là có điều gì thiếu sót ở đây?


 Theo ý kiến của tôi, ông Phan đã đúng khi giả định rằng sự giải đáp trong vấn đề này là ở nơi hình tượng biểu hiện cho lòng từ bi của n-Tây Tạng là Tara, một thần nhân mang tướng nữ có sắc đẹp tuyệt trần có thể biến hóa thành hai mươi mốt hình dạng khác nhau để cứu độ chúng sinh. “Sinh ra từ một giọt lệ của Avalokita buồn thương cho thế giới đau khổ” (có nghĩa là, phát xuất ra từ Bồ Tát Đại Bi Tâm), Tara được kính ngưỡng thật rộng rãi ở Tây Tạng và Mông Cổ, và những tín đồ của ngài đã tin rằng ngài có hai chức năng chính: cứu độ chúng sanh khỏi những khổ đau trong hiện tại và giúp họ trừ bỏ được những mê vọng ràng buộc vào vòng luân hồi. Nhưng chính đây cũng là những chức năng được gán cho Quan Âm Bồ Tát!


 Nên biết rằng Tara không được phổ biến rộng rãi ở Trung Hoa hay Nhật Bản (ngoại trừ đối với những người quen thuộc với truyền thống Tây Tạng) và ít có hình tượng Tara nào được tìm thấy ở đấy. Tuy nhiên, đáng lẽ một biểu tượng đẹp đẽ và quyến rũ như vậy chắc chắn phải được tiếp nhận nồng nhiệt, trừ khi rằng có một hình thức khác với hiện tướng nữ biểu thị cho lòng từ bi và năng lực giải thoát cũng được đề ra. Trong quan điểm của tôi, đó chính là điều đã xẩy ra! Người Trung Hoa thường hay thích mường tượng những bậc thần nhân đầy lòng nhân ái trong hiện tướng của những con người lý tưởng. Như sẽ được mô tả trong những câu chuyện sau này, họ không cảm thấy thoải mái với những hình tượng có muôn tay, muôn đầu chi chít mà người n Độ ngưỡng mộ. Tiếc thay, tất cả những hình dạng của Avalokita đều trông có vẻ kỳ dị; lúc thì hiện ra với mười một cái đầu để tượng trưng cho sự cảm ứng đồng thời những sự đau khổ và một ngàn cánh tay để cứu độ chúng sinh, lúc thì có ba đầu chĩa ra, hay với một đầu và bốn cánh tay v.v… Đối với người Trung Hoa thường thiên về những ảnh tượng của con người, những hình tượng này thật quá xa lạ và không thích hợp để biểu trưng cho tình thương xót vô biên như của một người mẹ đối với con. Hình tượng Tara đẹp đẽ, lúc thì hiện ra như một thiếu phụ dịu hiền, lúc như một cô gái nhí nhảnh, đối với người Trung Hoa có vẻ hấp dẫn hơn nhiều. Vì những lý do tôn giáo, một mặt, người Phật tử Trung Hoa khó lòng bác bỏ (!) sự tôn thờ Bồ Tát Avalokita, mặt khác, vì những hình tượng của thần nhân là tùy thuộc phần nào vào phương tiện trung gian và người nghệ sĩ, nên không có vấn đề gì phải đặt ra khi người ta mường tượng Avalokita trong một dạng tương tự như Tara, và, nếu đã làm được điều đó, đâu cần phải có hai hình tượng làm gì? Cho nên, hai trở thành một, và do đó đã dọn đường cho sự đồng hóa hình ảnh của Công Chúa Diệu Thiện thành một biểu tượng cho một thần nhân đầy lòng từ bi.


 Tất cả những điều này có vẻ như một lý luận riêng lẻ, không có cơ sở chắc chắn. Nhưng mới đây, tôi đã tìm ra được một bằng chứng có thể xác nhận được điều này. Năm nay, khi thăm viếng Nhật Bản trong tiết trời thơ mộng lúc những cành hoa mận cứng cáp trong cảnh trời đông tuyết trắng xóa đã nhường chỗ cho những cánh hoa anh đào mong manh rực rỡ, tôi đã tình cờ bắt gập ba bức họa xưa cổ vẽ Quan Âm, hay Kwannon-Sama theo như người Nhật gọi. Không biết vì lý do gì, bức họa đó rõ ràng là vẽ Quan Âm, nhưng dáng điệu và cách bắt ấn ở hai bàn tay lại chính là của Tara! Lại nữa, ở Viện Bảo Tàng Anh Quốc có một bức họa trong đó nhân vật chính là Quan Âm, bởi vì ngài được hai đệ tử quen thuộc là Thiện Tài và Long Nữ theo hầu, nhưng dáng điệu của ngài lại cũng là của Tara! Rõ ràng là những bức họa này xuất phát từ một thời kỳ trong đó những hình tượng của Quan Âm và Tara bắt đầu sát nhập vào với nhau.


 Xét theo phương diện huyền nghĩa, giới tính đặt lên những vị Bồ Tát là không quan trọng, vì họ chỉ được coi như những hình tượng trung gian, không biểu thị cho những bậc thánh nhân thực sự, mà nhiều hơn là cho những lực trong vũ trụ. Mặt khác, đối với những học giả và những người yêu nghệ thuật, những chi tiết được diễn tả trong những hình tượng này là tối quan trọng. Tôi sẽ rất hoan hỉ nếu sự diễn giải của tôi về một vấn đề bí hiểm như vậy có thể được khai triển thành những thâm cứu về những bức họa và tượng vẽ Quan Âm để định đoạt chính xác hơn lúc nào sự thay đổi giới tính này đã bắt đầu.


 Quan Âm, tuy đã được đồng hóa với Tara (và Diệu Thiện), nhưng trong tâm của những tín đồ Trung Hoa vẫn được coi là một với Avalokita, cho nên những điều nói trong kinh về vị Bồ Tát này cũng được coi như là nói về ngài. Vị Bồ Tát này, như chúng ta đã biết, được kể là đã sinh ra từ một tia hào quang phóng từ mắt phải của Đức Phật A Di Đà, cho nên từ bẩm sinh đã vốn là một thiên nhân rồi. Nhưng mặt khác, trong kinh Surangama lại nói rằng sau này ngài mới chứng ngộ được quả vị Bồ Tát. Tôi không biết làm sao hai thuyết này có thể hòa giải với nhau được, nhưng có một đoạn kinh nói những điều liên hệ đến tên của ngài là Quán Thế Âm, người nghe những tiếng của thế gian, trong đó có đề cập nhiều đến năng lực của nhĩ căn.


 quan_am_12-content Đoạn kinh đó mở đầu với vị Bồ Tát, trước pháp hội cho hàng trời người do Đức Phật chủ tọa, đã chứng nhận rằng qua vô số kiếp trước đây, ngài đã được chứng ngộ do dùng nhĩ căn để quán các âm thanh. Nghe tiếng nhưng lìa tiếng và rồi vượt qua được sự đối đãi của hai ý niệm năng và sở, ngài đã nhận ra rằng động và tịnh đều chỉ là hư vọng và ngay cả nhĩ thức cũng bản chất vốn là không. “Vì bản chất vốn không, nên cả năng (người nghe) và sở (tiếng) đều hòa trong cái Không và sự thấy biết không rỗng đó bao trùm khắp pháp giới. Khi không còn ý thức về sự hiện hữu hay không hiện hữu, Niết Bàn là hiện tiền.” Chứng được điều đó, Quan Âm Avalokita đã đắc được hai hạnh – hạnh đại bi phát khởi từ Bồ Đề tâm và hạnh cảm ứng với tất cả mọi chúng sinh đang trầm luân trong biển mê của luân hồi. Ngoài ra, ngài còn được ghi nhận là có năng lực thị hiện trong ba mươi hai tướng để độ cho các loài chúng sinh khác nhau, và năng lực thí vô úy trong mười bốn loại. Tất cả đều là đạo quả đạt được nhờ dùng “cái nghe huyễn hóa” để khai triển “cái nghe tuyệt đối”. Khi Bồ Tát nói vậy rồi, cả pháp hội đều đồng ý là, trong hai mươi lăm phương pháp điều ngự tâm được bàn đến, quán âm pháp là thích hợp nhất cho những tâm còn sơ cơ. Những vị Thiền sư đôi khi cũng trích dẫn đoạn kinh này khi giảng thuyết về pháp tu quán công án như một cách dùng lời nói để làm phương tiện, và điều này cũng đúng khi ứng dụng với pháp môn Tịnh độ, trong đó nhĩ căn được dùng một cách triệt để qua sự tập trung hành trì niệm danh Phật.


 Cũng như Đức Phật A Di Đà, nguồn gốc phát sinh ra ngài, Quan Âm được ngưỡng mộ vì lời nguyện sẽ không thành Phật nếu vẫn còn chúng sinh trầm luân trong biển khổ luân hồi. Đối với các tín đồ, đó là một lời nguyện cao cả tuyệt vời, vì nó sẽ buộc người ta vào vô tận kiếp luân hồi. Chính vì thế mà ngài đã được hàng bao nhiêu triệu người đã sùng kính! Nhưng dù vậy, con người, với bản tính cố hữu của họ, cũng chỉ cầu đến sự cứu độ của ngài để được thoát khỏi những cảnh khổ trước mắt hơn là muốn giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, mặc dù những người nào là Phật tử cũng đều biết rằng, chừng nào chưa vượt qua sinh tử luân hồi, vẫn còn phải chịu phiền não tới tấp đến như mưa rào!


 Một bài kinh khác về Quan Âm có tính cách thâm sâu hơn nhiều cũng đem lại sự kính ngưỡng của những người trí thức đối với ngài. Rất nhiều người ở Trung Quốc và Nhật Bản đã trang nghiêm phát nguyện trì tụng kinh Bát Nhã Ba La Mật hàng ngày trong đời. Tuy chỉ dài vỏn vẹn bằng một đoạn văn, bài kinh này đã hàm chứa tất cả tinh túy của bộ Kinh Bát Nhã dài dằng dặc hàng bao nhiêu trăm trang. Một cách vắn tắt, bài kinh này đã phá vỡ cái ảo tưởng tột cùng, cái mê lầm tột cùng của tất cả mọi mê lầm, cái nguyên nhân căn bản của sự trầm luân qua vô số kiếp luân hồi sinh tử của chúng ta – đó là sự tin tưởng ở một cái Ngã có thực và thường hằng. Chỉ khi nào cái bản chất huyễn hoặc của cái ngã được nhận biết, con người mới có thể Giác Ngộ và đạt tới Niết Bàn! Để làm cho người nghe thức tỉnh nhận ra được chân lý, kinh này đã đưa ngài Quán Tự Tại (một tên khác của Quan Âm) ra với những lời diễn giải phá vỡ từ căn bản những thuyết đã được quảng bá và tôn sùng nhất xưa nay trong giáo pháp Phật. Tuy vậy, dù bài kinh này có thể gây chấn động và nghi hoặc cho người phật tử hằng tin tưởng nơi truyền thống xưa nay khi còn chưa nắm bắt được ý nghĩa tiềm ẩn trong ấy, nhưng đối với số người xa lạ với giáo pháp Phật, những lời trong bài kinh này xem ra rất nhu hòa. Vì thế, để nhấn mạnh thêm bài kinh này với một chút bi hùng tính, tôi xin trình bầy lại đây hình ảnh một pháp hội trong đó có những vị Pháp Sư đang giảng thuyết trước đại chúng. Hãy tưởng tượng, một con người mảnh dẻ, đầu trọc, trong chiếc áo tràng mầu xám ngồi xếp bằng trên tòa giảng, đôi mắt sáng ngời đầy nhiệt tình muốn truyền đạt chân lý tối thượng này cho những người có tâm muốn cầu nghe. Chắp hai bàn tay lại với nhau, đầu tiên ngài đọc tụng tên của bài kinh này:”Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh!” Sau đó, bằng một giọng đọc êm dịu hơn, để rồi càng lúc càng mạnh mẽ, trầm hùng, ngài nói:


 “Hỡi các đệ tử Phật, các người cũng biết rằng, Đức Thế Tôn đã dậy vạn pháp là vô ngã, mỗi chúng sinh đều do duyên hợp của ngũ uẩn mà thành – đó là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nay ta nói pháp cao diệu của Phật trong kinh Bát Nhã cho những thiện nam tín nữ được hiểu thâm sâu hơn. “Quán Tự Tại Bồ Tát khi hành thâm sâu Bát Nhã Ba La Mật Đa, chiếu kiến ngũ uẩn thấy đều Không, bèn vượt qua hết mọi khổ ách.” Bậc Bồ Tát Đại Bi Tâm đã được chứng ngộ cao tột khi ngài nhận biết rằng kể cả những yếu tố hợp thành như ngũ uẩn cũng đều không có thực, đều chỉ là bóng, là mộng, huyễn. Từ đó phát sinh trí huệ Bát Nhã: “Xá Lợi Tử,” Đức Thế Tôn tiếp theo, nói với chúng đệ tử, “Sắc chẳng khác gì Không, Không chẳng khác gì Sắc, Sắc chính thực là Không, Không chính thực là Sắc; Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế. Xá Lợi Tử, trong tính Không của mọi pháp, không có sanh cũng không có diệt, không có nhơ cũng không có tịnh, không tăng cũng không giảm.”  Các người đã học Phật pháp biết rằng tất cả mọi chúng sinh đều hợp thành từ mười tám thức trong đó có sáu căn (gồm cả ý thức), sáu trần và sáu thức , nhưng trong kinh Bát Nhã Đức Thế Tôn nói rằng: “Cho nên trong tính Không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Không có nhãn giới chí cho đến không có ý thức giới.” Đó là tri kiến thâm sâu của Bồ Tát Quan Aâm đã khiến cho Đức Thế Tôn phải ngợi khen tán thán.


 “ Chúng ta đã nghe biết rằng mọi chúng sinh đều trải qua biển khổ luân hồi qua những kiếp sinh ra và tái sinh trở lại, bởi vì do mười hai nhân duyên khởi lên bắt đầu từ Vô Minh, rồi qua những nhân duyên khác tiếp nối nhau như những mắt xích, tạo tác nên vòng sinh lão bệnh tử vô tận. Nhưng ở trong kinh Bát Nhã Đức Thế Tôn nói rằng: “Không vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không lão tử cũng không có hết lão tử.” Chúng ta đều biết rõ về chân lý Tứ Diệu Đế; trong đó đầu tiên là Khổ Đế, chân lý về sự Khổ trong mọi hiện hữu trên đời, gồm có sinh khổ, bệnh khổ, cầu bất đắc, biệt ly khổ, oán tắng khổ v.v..; thứ nhì là Tập Đế, chân lý về nguyên nhân của sự Khổ tức là lòng ái dục; thứ ba là Diệt Đế, chân lý về sự tiêu trừ Khổ là đoạn diệt ái dục; và thứ tư là Đạo Đế, con đường đem đến sự đoạn diệt khổ là Bát Chánh Đạo. Nhưng kinh Bát Nhã nói: “Không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo.” Chúng ta đã nghe rằng nhờ có trí tuệ mà Niết Bàn được đạt đến, nhưng Kinh nói rằng: “Không có Trí, cũng không có đắc (được). Vì không có chỗ đắc, nên Bồ Tát nương vào Bát Nhã Ba La Mật Đa” Khi biết rằng không có trí, cũng không có đắc,” mà tâm không còn chướng ngại. Vì tâm không chướng ngại, nên không có sợ hãi, xa lìa mọi điên đảo vọng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Ba đời chư Phật đều nương nơi Bát Nhã Ba La Mật Đa mà đạt tới Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.” 


 Tại sao Đức Thế Tôn lại phủ nhận cái cốt yếu trong giáo pháp của chính ngài? Trong kinh này chẳng phải là ngài đã bác bỏ những nguyên lý căn bản mà ngài đã dậy ư? Thế nhưng, chừng nào còn ở trong cõi giới của ý thức phàm phu, chừng nào chúng ta còn si mê trong sự đối đãi phân biệt và tin tưởng rằng cái Ngã là có thực, chúng ta vẫn phải nương dựa vào những giáo lý của Ngài. Chỉ khi nào ta đến được tầm nhận thức cao siêu như của Bồ Tát Quán Tự Tại mới không còn phải chấp vào những giáo lý ấy nữa. Chỉ khi nào tâm thức của ta bay bổng với sự nhận thức tuyệt đối và hoàn toàn sáng tỏ tính không trong tất cả mọi pháp, ta mới có thể hiểu được rằng ngay cả những giáo lý Đức Phật dậy tột cùng cũng là không, bởi vì không có một thực thể nào, không có một khái niệm nào mà bản chất không phải là không. Trong ý nghĩa sâu xa đó, thực sự ra chẳng có gì là Niết Bàn, cũng không có người đạt tới Niết Bàn! Khi hiểu được điều này, bạn sẽ biết rằng những giáo lý bình thường tuy ưu việt đến thế nào đi nữa rồi cũng phải được dẹp qua một bên, bởi vì Niết Bàn –trạng thái thanh tịnh tuyệt đối vượt ra ngoài cái thấy biết của năng và sở – làm sao có thể được chứng ngộ khi trong tâm còn có khái niệm phân biệt, dù thánh thiện tới đâu? Hãy nghe những lời cuối cùng của kinh Bát Nhã – “Cho nên ta biết rằng, Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, có thể tiêu trừ được mọi đau khổ, chân thực không hư dối. Cho nên câu thần chú này nói như sau – Gaté, gaté, paragaté, parasamgaté, bodhi, svaha!” (Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha!) (Qua đi, qua đi, qua đi bờ bên kia, qua hết tất cả! Giác Ngộ Bồ Đề!”


 A, nhưng niệm câu chú này sẽ đem lại ý nghĩa gì đây? Đây không phải chỉ là sự lập lại một số câu bằng tiếng Phạn xưa cổ. “Niệm” có nghĩa là “sống” với câu chú bằng sự nhận thức tính Không trong tất cả mọi khái niệm, mọi hiện tượng và chúng sinh, không có một ngoại lệ nào. Chỉ khi tính Không này hiện tiền thực linh động trong tâm chúng ta, ta mới có thể buông bỏ được những giáo lý xưa nay và an trụ trong cái thấy biết thanh tịnh, bất động và chiếu sáng của tính Không vô tận vô biên! “


 Sự trình bầy tri kiến thâm sâu này của Quan Âm, hay Avalokitesvara trong bản kinh tiếng Phạn, đã đem chúng ta vào một vùng trời huyền môn cao xa nhất, và khiến cho ta thấy được tại sao vị Bồ Tát này lại được sùng kính như thế ở Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản, không chỉ trong giới bình dân, mà còn cả trong những đạo gia và học giả; bởi vì theo trong kinh, chính Quan Âm (Avalokita) là người đã xuyên thấu được những giáo pháp huyền vi của Đức Phật và khiến Đức Thế Tôn phải nói rõ ra những ý nghĩa này trong một trình độ thâm sâu vô hạn hơn. Tuy nhiên, tôi sẽ kết thúc những gì vừa được nói đến bằng một câu truyện dân gian được truyền tụng về vị Bồ Tát này; bạn đừng nên cho rằng ở trong vùng Viễn Đông những đạo gia và học giả là rất phổ cập trong dân gian. So với một người thông hiểu được lý huyền nghĩa của Kinh Bát Nhã, phải có một trăm người khác sùng kính Vị Bồ Tát với rất nhiều nguyên do khác nhau. Vì chương này nói về nguồn gốc n độ của vị Bồ Tát này, tôi đã chọn một câu truyện dân gian độc nhất mà tôi biết đến có liên quan đến Avalokita, có nghĩa là vị Bồ Tát mang tướng nam. Thường thì những câu chuyện nói về Tara và Phật Bà Quan Âm là có nhiều hơn, còn ở đây, đối với những người Tây Tạng vẫn chấp thủ những truyền thống nguyên thủy từ n độ, Avalokita được coi như một thần nhân quá cao xa để có thể thị hiện như một Tara ranh mãnh hay một Quan Âm hiền dịu của người Trung Hoa. Điều này phản ánh điều tôi đã nói ở trên về những dòng năng lực từ bi khi đã cách xa với nguồn phát sinh ra chúng thì sẽ dễ hiển lộ hơn. Câu chuyện độc nhất về Avalokita mà tôi nhớ đến đã có một nét hơi khắc nghiệt trong đó. Người ta thường cho rằng hầu hết các vị Bồ Tát (kể cả Phật Bà Quan Âm Bồ Tát của Trung Hoa và Tara hay tươi cười) đôi khi cũng tỏ ra tức giận trong một vài trường hợp, tuy điều này rất ít xẩy ra, nhưng khi cần phải nghiêm khắc, các ngài sẽ đem sự trừng phạt ra cốt để dậy cho những kẻ phạm lỗi lầm được phản tỉnh hơn. Các ngài không hề có tính thích trả thù như Jehovah, cũng không đòi hỏi dân chúng phải hi sinh con trai họ làm vật tế thần để cúng dường, dù chỉ là để thử sự trung thành tới đâu; Bồ Tát luôn luôn hướng sự giận dữ đến lỗi lầm đã phạm, không bao giờ đến người phạm lỗi lầm. Câu chuyện sau đây, mà tôi đã phải bổ túc hầu hết những chi tiết vì chỉ nhớ được đại khái những ý chính, được kể lại như sau:


 Trong vùng Bích Hồ xinh đẹp ở Trung Quốc, phần lớn những người dân định cư ở đó là người Tây Tạng và những người Mông Cổ sống du mục với bầy súc vật lang thang ăn cỏ nơi những cánh đồng vắng vẻ, ít có người Trung Quốc nào sống ở ngoài thành phố, nhưng đôi khi cũng có một gia đình nông dân Trung Quốc sống cô quạnh với một ít mẫu đất canh tác trong một vùng mà họ hoàn toàn cô lập đối với những người láng giềng bất đồng ngôn ngữ. Và đó là trường hợp của nhà họ Trương, một gia đình mới đến từ vùng Szechuan, gồm có một cặp vợ chồng lớn tuổi, hai người con trai với hai con dâu và một bầy cháu nội. Cách nông trại của họ chừng một giờ đi bộ, có một làng Tây Tạng sống quây quần chung quanh một ngôi chùa thờ Bồ Tát Avalokita với bức tượng cao lớn có mười một đầu và một ngàn cánh tay. Tuy gia đình họ Trương thỉnh thoảng có đến viếng ngôi chùa này khi đi chợ ở gần đó, họ không thể nào biết được là bức tượng quái dị kia chính là một biểu tượng của Quan Aâm thân yêu của họ! Những người đàn bà đặc biệt lại càng sợ hãi hình dáng của bức tượng đó; không biết gì về ý nghĩa an lành của biểu tượng này và không biết làm sao hỏi những người Tây Tạng vì trở ngại ngôn ngữ, họ bèn cho rằng những cái đầu là tượng trưng cho quyền năng thấy được những cái xấu trong tâm chúng sanh; những bàn tay nhiều chi chít là tượng trưng cho năng lực trừng phạt kẻ có lỗi thật nặng nề.


 “Những người trong làng này là loại người như thế nào nhỉ?” Bà nội, vốn hay nói nhiều, kêu lên. “Thử tưởng tượng, sao họ có thể tôn thờ một vị thần như thế mà không thấy ghê sợ một lô đầu như vậy với bao nhiêu con mắt nhìn chòng chọc!” Hạ thấp giọng xuống, bà tiếp: “Tôi có cảm tưởng kỳ lắm, hình như ông thần ấy chỉ ưa người Tây tạng thôi. Người ta nói mấy người ấy muốn đuổi người Trung Quốc mình ra khỏi vùng này đó. Ai cũng thấy rõ ràng như vậy. Nếu một ngày nào mình thức dậy thấy đang bị cắt cổ, đừng nói là tôi không báo trước. Chắc họ chưa làm như vậy, là vì họ đang đợi ông thần ấy ra dấu hiệu đấy thôi!”


 “Tôi cũng cầu cho bà nói đúng đó,” ông chồng bà lên tiếng . “Nếu họ đợi như vậy, chắc đến đời chắt của mình cũng vẫn còn sống ở đây an lành. Một con mèo nuôi trong nhà còn có thể làm dấu hiệu cho nổi loạn dễ hơn là một bức tượng nhiều đầu.”


 “Chết thật, ông chớ có nói vậy !” bà già kêu lên, sợ hãi. “Hễ mà nói diễu cợt đến thần thánh là chắc chắn sẽ làm cho các ngài nổi giận đó!”

 “Vái cho Thần Mười Một Đầu thị oai thật dữ đi!” ông Trương kêu lên, bỏ ra ngoài cười ha hả.


 Lão thái thái gần muốn phát cuồng vì sợ hậu quả của những lời phỉ báng thần thánh như vậy, cả đêm chẳng ngủ được chút nào. Trước khi trời sáng, bà đã nấu xong một vài món để cúng cho vị thần dữ dội kia, và khi mặt trời vừa lên, bà ra đi với cô con dâu đến ngôi chùa. Sau khi ngừng lại ở ngoài mua thứ nhang tốt nhất, họ đi vào trong điện thờ nơm nớp lo sợ, và dâng đồ ăn cúng dường – một con gà quay, chân giò heo và một ít rượu bản xứ Szechuan. Trong khi họ đang bầy đồ cúng lên bàn thờ, một vị sư Tây tạng tình cờ đi vào. Trố mắt nhìn bàn thờ trong sự kinh ngạc tột cùng, ông quát lên đuổi những người đàn bà dám đem những thứ bất tịnh như vậy cúng dường. Cúng rượu thịt cho quỷ thần thì được, chứ ai lại cúng như vậy cho Đại Bi Bồ Tát Quan Âm bao giờ!!! Khi thấy mấy người đàn bà ngu xuẩn này vẫn không chịu nghe lời, ông phải ra những cử chỉ đe dọa. Những đồ ăn cúng dường ghê tởm kia vội vã được dẹp đi.


 “Bây thấy không!” Trương lão thái thái kêu lên giận dữ, khi họ đã an ổn ra đến ngoài rồi. “Bây giờ tụi bây mới biết tao nói không sai là họ sẽ cắt cổ tụi mình mà. Thần thánh kiểu đó là thích ăn thịt gà quay lắm, mà mấy người mọi rợ đó họ sợ mình sẽ lấy lòng ông ấy và rồi sẽ được bảo vệ. Thế nào mình cũng phải đem con gà với giò heo đến cúng cho bằng được – còn rượu thì thôi cũng được – vậy mình mới được yên ổn đó, con à.”


 Chuyện họ làm sao thực hiện được điều đó thì không thấy kể lại, nhưng ngày hôm sau một giỏ thịt được tìm thấy dấu ở dưới gấu của những khăn quàng lụa vắt xuống từ vài cánh tay trong một ngàn cánh tay của Quan Âm.


 Trên đường về, Trương lão thái thái vui vẻ vô cùng. Mỗi khi thấy một đám người Tây tạng nào, họ không dằn được sự vui thích khi nghĩ rằng mấy người bán khai này không hề hay biết chút gì về việc hai người đàn bà Trung Hoa yếu đuối này đã qua mặt được họ.


 “Tao chắc chắn là thế nào cũng linh ứng” lão thái thái cười khúc khích. “Lâu trước khi họ tìm ra mấy đồ cúng đó, ông thần cũng đã hưởng hết tinh túy của mấy thứ đó rồi. Còn mấy cái bã xương bã thịt đó thì ai cần biết họ làm gì?”


 Sau đó ít lâu trong tháng, một ngày tối trời, một số đàn ông che mặt mặc trang phục Tây tạng thùng thình tràn vào nông trại kia, và sau khi đuổi hết mọi người ra khỏi nhà, đã phóng hỏa đốt rụi trang trại. Gia đình họ Trương chạy trốn về tỉnh, đâm đơn kiện lên quan sở tại, nhưng không có kết quả gì. Cả vùng này chỉ có một nhóm nhỏ binh lính Trung Quốc, nên quan lại cũng không muốn làm gì có thể đụng chạm khiến gây ra nổi loạn. “Vả lại,” quan lớn nghiêm khắc nói với Trương gia, “cũng tại mấy người tự gây ra hết cả. Trần đời này ai mà đem giết thịt súc sinh đi cúng dường Quan Âm bao giờ?”


 “Cái tượng dễ sợ đó – tôi muốn nói là, cái tượng uy nghi đó, là Quan Âm sao?” Trương lão thái thái ré lên. “i trời đất ơi, thật là oan gia! Làm sao tôi biết được? Thế thì chắc bây giờ chúng ta bị đọa địa ngục hết thôi!”


 Hi vọng rằng những người trong nhà có thể thuyết phục bà được rằng nếu không biết mà phạm lỗi thì sẽ không bị trừng phạt với một vị bồ tát đại bi như Quan Âm; chuyện xẩy đến cho gia đình này sau đó thế nào không được ghi lại. Đây là một câu truyện của Tây tạng và vai trò của gia đình họ Trương đến đó là chấm dứt, họ hoàn toàn không còn được nhắc đến nữa.


 Trong khi đó, Bồ Tát Avalokita đang rất tức giận.


 Mùa đông năm đó thật khắc nghiệt, và không biết vì một lý do bí hiểm nào, những thí chủ của chùa năm đó kém rộng rãi hơn lúc bình thường rất nhiều. Hai vị sư với ba chú tiểu trong chùa bị đói, phải đi lên tỉnh đến công đường xin được cứu trợ.


 “Việc của các ngươi có liên quan gì đến ta?” Quan Dân chi Phụ Mẫu phán hỏi. “Không thấy có tình trạng đói kém nào được khai báo lên cả. Không thấy một số lớn dân chúng nào đã không tích trữ được thực phẩm cho mùa đông. Tình trạng khốn khó của các ngươi là một vấn đề riêng tư không có liên quan gì đến chính quyền. Vả lại,” ông châm biếm, “các ngươi có muốn tất cả mọi người biết hết là người Tây tạng đối xử với các tăng sĩ tệ lậu đến nỗi họ phải đến cơ quan chính quyền Trung Quốc để xin cứu giúp không? Nếu chuyện này lan truyền ra, chắc mấy người trong cái nước sùng tín Phật này sẽ mất mặt hết, phải vậy không?”


 Xấu hổ, các vị sư phải lui ra, và có lẽ Vị Bồ Tát cũng nương tay một chút, nên họ gập được một thương gia Tây tạng sau đó sẵn sàng cưu mang họ vài ngày. Suốt mùa đông còn lại, họ sống phiêu bạt, hết ở với gia đình này qua gia đình kia, lúc nào cũng được kính trọng, nhưng ít khi được cúng dường đầy đủ. Tình cảnh thật là khó khăn. Khi xuân đến, nhóm tăng sĩ trở về chùa và ra sức sửa chữa lại những chỗ hư hỏng sau nhiều tháng trường bỏ bê hoang phế. Những phẩm vật cúng dường của thí chủ chỉ giúp họ vừa đủ qua cơn túng quẫn, nhưng ít khi nào họ có được một bữa ăn gọi là thật sự thỏa mãn.


 Gần đến cuối mùa xuân có một lễ hội vinh danh Đức Quan Âm Avalokita. Hôm trước ngày lễ hội, đặc biệt lần này , chúng tăng đã cử hành những nghi lễ khác thường. Vị sư trưởng, từ lâu nay đã đoán biết rằng có lẽ họ đã làm điều gì đó khiến Đức Quan Âm Bồ Tát nổi giận, nên truyền phải có một nghi lễ sám hối tịnh nghiệp. Bụng còn đói hơn lúc thường vì nghi lễ này đòi hỏi phải nhịn ăn ngày hôm trước, họ ngồi trước điện thờ quay mặt hướng vào nhau, một bên hai người, một bên ba người. Lấy hết sức tàn còn lại, họ đánh trống, khua chuông và tụng kinh vang rân, nhưng tâm của những vị sư trẻ thực ra không để vào đó. Rồi dần dần năng lực của những nghi thức mật tông này khiến họ quán tưởng thấy rõ ràng trước mắt ánh sáng mầu trắng từ thân Đức Phật ở trên đầu họ truyền đến, nhập vào thân thể của họ và tống xuất ra ngoài từ những lỗ chân lông và các lỗ thoát khác một giòng ô uế bất tịnh và rơi thẳng vào miệng của những ngạ quỷ đang đón chờ ăn những thứ kinh tởm này ở đáy địa ngục, ngay dưới nơi họ đang ngồi. Chú tâm vào linh ảnh nội tại đó, họ không để ý đến bức tượng mười một đầu, ngàn cánh tay lớn vĩ đại đang oai nghi trấn trên điện đầy bóng tối đàng sau chiếc bàn thờ chất đầy những dẫy đèn bơ và những đồ torma cúng dường.


 Trong một lúc lâu, mọi sự đều diễn biến tốt đẹp với họ; nhưng, khi sự an lạc trong cơn định của họ phai nhòa dần, từng người một trong bọn họ bắt đầu rờn rợn nhận ra rằng có điều gì đó thật kỳ lạ đang xẩy ra mà không liên quan gì đến linh ảnh họ đang tưởng trong tâm. Tuy rằng cánh cửa lớn đã đóng chặt và không có gió nào lọt qua khe cửa được cả, không khí trong điện thờ bỗng nhiên rung chuyển, những vật treo trên vô số cánh tay của bức tượng gây tiếng động lao xao, lanh canh. Chẳng mấy chốc những câu thần chú chết lịm đi trên môi họ và họ nhìn nhau sợ hãi, và càng lúc càng khiếp đảm hơn, bởi vì không còn nghi ngờ gì nữa, bức tượng kia bỗng tỏa một ánh sáng mờ ảo lúc đầu rồi dần dần càng lúc càng sáng rực lên, và bộ ngực lớn của bức tượng bên dưới những tấm lụa phồng lên, xẹp xuống như đang có một hơi thở thật sâu, thật rõ rệt vậy! Những tia sáng tỏa chiếu từ thân Bồ Tát bây giờ quây thành một vòng hào quang ngũ sắc rực rỡ! Tuy họ nhất mực kính ngưỡng Đại Bi Bồ Tát Avalokita, sự thị hiện này của ngài trông có vẻ đáng sợ đến lạnh người và cảm giác thích thú say sưa lúc đầu dần dần biến thành sự kinh hoảng. Họ vội vàng quỳ mọp xuống, đê đầu chạm xuống tới nền đá lạnh; và, khi họ làm vậy, một giọng nói sâu trầm ngân vang như tiếng nhạc qua điện thờ.


 “Chúng tăng ngu si và cẩu thả đã quên mất lời nguyện cứu độ chúng sanh và đối xử từ bi với tất cả mọi người kia, hôm nay ta chấm dứt sự giận dữ đối với các ngươi. Duyên lành tới khi các ngươi biết khôn mà sám hối những tội lỗi của mình. Ta đã không trừng phạt các ngươi nghiêm khắc hơn như đáng lẽ các ngươi phải chịu, nhưng ta cũng không nương tay, đủ để làm các ngươi phải nhận ra cái quả phải chịu, bởi vì các ngươi sẽ không thể tiến được trên con đường Đạo nếu các người không học được rằng kẻ muốn đi tìm sự từ bi của người khác trước hết phải tự mình từ bi với tất cả chúng sinh mọi loài, không phân biệt thái độ—và hơn thế nữa, không được trả thù!  Bây giờ, những ngày thiếu thốn của các ngươi đã chấm dứt. Lễ hội ngày mai sẽ có rất nhiều phẩm vật cúng dường. Hãy biết tạ ơn và từ đây phải tinh tấn, không để cho ta phải phiền lòng. Nếu còn tái phạm lỗi lầm, kỳ sau sẽ không được khoan hồng đâu.”


 Những lời sau cùng này, được nói ra trong giọng quở trách nghiêm khắc, khiến chúng tăng nhìn nhau nghi hoặc, tưởng chừng một người nào trong số họ đã phạm một lỗi lầm gì ghê gớm lắm mà những người khác không biết. Cuối cùng vị trưởng lão, thu hết can đảm, nói một cách sợ hãi. “Kính lậy Quan Âm Bồ Tát Đại Bi, chúng con lúc nào cũng cố gắng phụng thờ ngài và giữ đúng lời nguyện phát tâm từ bi với chúng sanh mọi loài. Chúng con đã phạm những lỗi gì?”


 “Ngươi là người đáng tội nhất,” giọng nói như chuông đồng kia trả lời. “Ngươi quên nhanh vậy sao, ngươi đã gây ra sự khốn khổ mất mát cho những kẻ vô tình không biết đã có thiện ý đến cúng dường cho ta với vật phẩm mà họ cho là đáng dâng cúng nhất đó sao?”


 “Nhưng.. Kính Bạch Đức Quán Aâm,” trưởng lão lắp bắp nói, cực kỳ phiền não, “không phải chúng con đã đốt nhà của họ. Chúng con không hề biết họ làm việc đó , và khi biết tới, chúng con đã khiển trách họ rồi.”


 “Im đi, trưởng lão kia,” Bồ Tát nói một cách lạnh lùng. “Ngươi chỉ nói đến cái hậu quả. Cái nhân là ở nơi ngươi, nơi chúng tăng ở trong chùa này. Ai đã lan truyền cái tin về mấy người vô tri đó đến cúng dường ta? Sự khờ khạo của họ được kể ra với những lời lẽ như thế nào? Ai mà muốn đến đốt nhà họ nếu ngươi không khích động cho họ phải nổi giận? Cái xấu ác nằm ở nơi người đã tạo cái nhân đầu tiên cho một chuỗi nhân quả, không phải ở người bị cuốn hút vào trong những hệ quả của nhân ấy. Hãy quán chiếu về vấn đề này. Nếu ngươi quên lãng, sự trừng phạt sẽ đến còn đáng ghi nhớ hơn.”


 Lúc bấy giờ, chúng tăng cảm thấy xấu hổ vô cùng. Trong khi họ gục đầu ăn năn sám hối, luồng gió thổi phất phới những giải lụa choàng trên tượng Bồ Tát chìm xuống, những tiếng kêu lanh canh cũng im bặt; những tia sáng hào quang biến mất, và mọi sự lại trở về như trước. Để trấn tĩnh, các vị sư trở lại tập trung hết tâm ý để tụng bài chú sám hối tịnh nghiệp. Và cứ như thế, họ đã qua đêm đó. Sáng hôm sau, những đám đông nông dân tụ họp đến, họ đang vui mừng với triển vọng được mùa năm ấy nên dự lễ và cúng dường thật dồi dào hơn hẳn mọi năm. Kể từ đó, các vị sư, cảm ứng với Bồ Tát linh thiêng, đã hết mình làm những việc công đức và được nổi tiếng về sự từ bi của họ đối với tất cả, trong tâm bình đẳng nhất mực. Danh tiếng của ngôi chùa vang xa và những tín đồ càng ngày càng thêm đông đảo.


 tara_2-contentĐó là câu chuyện về Quan Âm Bồ Tát Avalokita do những người sùng tín Tây Tạng đã kể lại.


 

 Nói về Tara, tương truyền rằng ngài đã sanh ra từ một giọt lệ thương tâm của Avalokita nhỏ ra cho sự đau khổ của chúng sinh hữu tình. Trông sắc diện của ngài, Tara không có vẻ đáng sợ chút nào. Trương gia chắc sẽ không thấy khó khăn gì khi nhận ra ngài là một tướng của Quan Aâm, bởi vì trông ngài giống hệt một con người xinh đẹp tuyệt vời, chỉ khác ở những đồ trang sức với mầu sắc huy hoàng rực rỡ. Lúc thì hiện thân như một nữ nhân có bộ mặt dịu hiền, lúc như một cô gái nhí nhảnh mười sáu tuổi, ngài có hai tướng chính được biết với tên là Tara xanh và Tara trắng. Hai tướng đó rất giống nhau, chỉ khác ở chỗ Tara xanh ngồi trên một mặt trăng tựa trên một hoa sen khổng lồ và thả chân ra như đang muốn đứng lên sau khi nhập định, trong khi Tara trắng ngồi trong thế thiền định và được phân biệt bằng con mắt “tuệ nhãn” rõ rệt nơi giữa trán, và có những con mắt ở trong lòng bàn tay. Trong cả hai tướng, đầu của ngài đều hơi nghiêng một cách duyên dáng, thân mình uốn một chút làm cho vai bên trái hơi cao hơn bên phải; một tay để gần tim làm dấu ấn gia hộ và tay kia đặt hững hờ trên đầu gối làm dấu hiệu ban phước. Một cành hoa sen dài vươn lên từ nếp gấp trong cánh tay trái. Những đồ trang sức nặng bằng vàng điểm trên mái tóc bới cao, được đeo nơi cổ, cổ tay và cổ chân; y phục trông như tơ trời–với những màn lụa mỏng lượt là phủ trên bờ vai và những chiếc xiêm gấm óng ánh nhiều mầu—khiến cho thân mình mảnh mai và đôi bờ ngực lộ ra theo như dáng điệu của các tượng thần Ấn độ. Hình ảnh này thật là hấp dẫn, khiến có thể gợi nên một cảm giác say sưa, trong khi chính người ta lại hay gọi đến tên ngài để làm dịu đi những si mê, nhưng không phải là ngài gợi nên những cảm hứng như của một vệ sĩ say mê và tôn thờ vị công chúa được anh ta bảo vệ; chắc chắn là đã có nhiều vệ sĩ hoàng gia đã ở trong tình cảnh phải tìm cách hóa giải một nỗi niềm đam mê trần tục hơn, nhưng với Tara, ngài có năng lực hóa giải thật dễ dàng những dục vọng cũng như là những nỗi buồn phiền.


 Tuy được quán tưởng với vẻ trang nghiêm dịu dàng trong thiền định, bản tính của Tara cũng thích vui đùa và ranh mãnh như một cô gái mười sáu tuổi mà ngài thường hiện thân. Người Tây Tạng nói ngài thường được thấy ngồi ngổ ngáo trên cây hay những đà ngang ở trần nhà; ngài cũng hay cười vui vẻ khi thấy có những điều ngộ nghĩnh và cố ngăn ngừa những hành động sai quấy với những câu nói đúng lúc “Hừm!” hay là “Thật à!” một cách kiêu kỳ. Nói chung ngài là vị thánh nhân đáng yêu nhất trong tất cả các thánh nhân Phật giáo, kể cả Quan Aâm, chỉ trừ một điều là ngài với Quan Aâm cũng là một; tuy nhiên, khi ngài được thấy như là Quan Aâm, sự ngổ ngáo không còn nữa, bởi vì những hình tượng cổ được người Tây Tạng phóng dật ưa thích lại không được người Trung Hoa cứng cỏi hơn xem như hoàn toàn thích hợp cho một thần nhân.


 Cũng có một bộ “Hai mươi mốt Tara”, đôi khi được phác họa giống y như Tara xanh, chỉ khác mầu thôi, nhưng có nhiều lúc có những nét mặt và đồ trang sức khác nhau. Trong trường hợp sau, một hình tượng của Hai mươi mốt Tara có thể được biểu hiện thật dữ dội và quái dị, thích hợp cho sự đối đầu với những lực xấu ác đang tiềm tàng.


 Tara là biểu tượng đáng yêu và được yêu mến thật gần gụi trong tâm của tất cả những phật tử người Tây tạng, Mông Cổ và Nepal. Thực vậy, khi ở nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, tôi thường thấy hình của ngài đứng gần một bên với Lenin, ở một chỗ danh dự hướng về phía cửa ra vào trong lều của một người du mục! Những câu chuyện về những việc làm của ngài, đôi khi vui nhộn mà luôn luôn có tính từ bi, cũng rất tương tự như những câu chuyện của Trung Hoa kể về Quan Aâm. Cứ mỗi năm qua, lại có những câu chuyện mới về ngài lại được kể lại, ở những nơi bất ngờ nhất. Thí dụ, gần đây một vị sư Kargyupta đến từ Nepal sau khi trải qua vài tháng trong một cộng đồng người Hoa ở Ipoh, Mã Lai, đã kể cho tôi nghe là có những thương gia với đầu óc thật tân tiến và tính toán đã nhờ ông cầu Tara gia hộ trong những việc như là thuyết phục một cô con gái bỏ nhà đi hoang quay về hay là làm sao cho người đối tác làm ăn đỡ lấn lướt hơn—và ông bảo đảm với tôi rằng, không bao giờ lời cầu đó bị thất bại cả. Tara mới được biết đến trong những cộng đồng người Hoa ở hải ngoại, nhưng họ chỉ cần biết đến ngài như là Quan Âm ở trong tướng của Tara thôi. Tuy nhiên, trong tinh thần nguyên thủy của truyền thống n-Tây tạng, hai vị này được xem như khác nhau trong một ý nghĩa nào đó và ở đây tôi thấy cũng thích hợp để kể lại một câu truyện Tây tạng điển hình về năng lực của Tara. Câu truyện này đối với tôi cũng có vẻ thật đặc biệt cảm động.


 Vài năm về trước, trong một thôn nhỏ ở gần núi Hi Mã Lạp Sơn có một đôi uyên ương trẻ, người vợ đang có thai, họ sống thật cơ cực trên vùng núi đá với một miếng đất nông cạn đến nỗi những cây lúa mạch gieo trồng khó có thể nào bám rễ được. Ngay cả trong những năm được mùa nhất, họ cũng gặt hái được rất ít. Nhưng trên họ là bầu trời xanh ngắt và phong cảnh chung quanh có những tảng đá lóng lánh nhiều mầu ngũ sắc, những tháng mùa xuân và mùa hạ xen lẫn nhau trong mầu cỏ non xanh mướt và những hoa dại nở đầy, nên họ có thể liên tưởng thật linh động đến thiên đàng đẹp đẽ gần biển của Tara. Một năm nọ, con người đã làm điều gì khiến những vị thần núi phật lòng, nên tuyết rơi không dứt trên những cánh đồng, bão tuyết làm tróc những mái nhà của tu viện trong thung lũng phía dưới và những con đường mòn đi lên núi bị trở ngại hàng bao nhiêu tháng trường. Khi mùa xuân đến, những cơn lũ lụt cũng tràn xuống làm trôi đi ít đất canh tác vốn đã nông cạn sẵn, khiến bức tường phía đông của căn nhà đôi vợ chồng ở sụp xuống và làm chết chìm con vật duy nhất của họ – đó là con trâu già mà họ yêu quý vô cùng. Bao nhiêu thứ họ đã bỏ công ra tạo dựng lâu nay giờ tan tành hết trong chỉ vài tuần lễ, giống như một người tỉnh dậy từ một giấc mộng đẹp để thấy thực tại trước mắt đầy sự khó khăn khổ ải. Kho lúa giống đã cạn, họ ăn cả đến hạt bắp giống cuối cùng , căn nhà họ ở sụp đổ bên tai và con trâu lành thương yêu cũng đã mất, họ không còn gì trên đời này, ngoại trừ vài tấm áo rách và một ít dụng cụ canh tác mà không ai muốn mua cả.


 “Pema,” người chồng thở dài, “thôi thế là tụi mình đã đến hồi chung cuộc rồi. Trong một năm như thế này, kể cả những vị sư cũng khó thể sống qua được đến vụ mùa sau nữa. Chung quanh đây chắc cũng có nhiều người khác cần sự cứu trợ như chúng mình, và tuy những hàng xóm của mình cũng tốt, nhưng không có gia đình nào ở cách đây mười ngày đi bộ mà lại có đồ ăn còn dự trữ. Cũng may là con chúng mình chưa sanh ra, vì thế nào mình cũng sẽ chết thôi.”


 “Thôi đi, Norbu! Anh có điên không mà nói xàm như vậy,” người vợ trẻ trả lời đầy dũng khí. “Anh cũng biết rõ là Tara thường cứu độ cho tất cả những chúng sinh nào nhất tâm nhất ý gọi cầu đến ngài mà.”


 “Đàn bà các người thì giống nhau cả,” Norbu nhận xét một cách kiêu kỳ. “Chỉ hay tin mấy cái hão huyền thôi. Chúng ta đêm nào mà chẳng đốt nhang trên bàn thờ ở nhà, lúc còn có nhang để đốt? Chúng ta chẳng đã từng cúng dường những ngọn đèn bơ, ngay cả khi không đủ bơ để uống trà đó sao? Cứ cầu đến Tara đi, nếu em muốn. Chẳng lợi gì, nhưng cũng chẳng hại.”


 “Được rồi em sẽ cầu đến ngài với hết sức thành tâm tin tưởng, đủ cả cho hai chúng mình. Thế nào mình cũng được giúp đỡ và em sẽ muốn tỏ sự biết ơn đến ngài sao cho thật đúng. Anh hãy lại đây chung với em lập lời nguyện trang nghiêm là sẽ cho con mình vào tu viện khi nào nó đủ tuổi được nhận đi.”


 “Mình sẽ không làm điều gì như vậy cả,” Norbu bực dọc trả lời.


 “Tại sao, Norbu? Nếu anh chắc chắn mình không còn hi vọng gì, thì một lời nguyện như vậy có gì mà phải làm anh phiền. Theo anh thì cả hai chúng mình sẽ chết và con chúng mình trong bụng cũng chết luôn, thì có gì đâu mà phải thắc mắc?”

 “Em cứ làm theo ý em đi. Anh sẽ làm với em nếu em muốn, nhưng nhớ nói với Ngài yêu quý của em biết rằng con mình chỉ đi tu khi nào không có chút nghi ngờ gì là chính Tara đã gia hộ cho chúng mình. Nếu chúng mình tình cờ được giúp hay có một dịp may nào đó, ta sẽ không nợ Tara gì cả. Đồng ý không?”


 Và thế là họ lập lời nguyện, quỳ xuống bên nhau trước bàn thờ trong nhà. Norbu cảm thấy khó chịu khi những lời cầu nguyện của Pema cứ tiếp tục mãi không dứt, anh chỉ quỳ gối như vậy là vì không biết làm gì khác hơn là nằm xuống chờ chết lúc này thôi. Lúc gần xong , sau khi đã đọc chú Tara đến lần thứ hai hay ba ngàn gì đó, và Pema đang quán tưởng đến hình ảnh xinh đẹp sáng ngời hào quang trong tâm, thì tự nhiên có tiếng kêu to và đập cửa ầm ầm.


 Ở ngoài cửa là những kỵ binh nói giọng miền Kham thô tháo, họ đã đến đây sau khi cưỡi ngựa băng qua bao nhiêu con đường lộ đầy ngập nước tuyết. Tuy họ hi vọng nơi đây sẽ có được ít đồ ăn và trà nóng, nhưng những người đàn ông vạm vỡ này cũng đủ tốt bụng để sẵn sàng chia xẻ ít thịt rừngï trữ sẵn trên lưng ngựa với đôi vợ chồng sắp chết đói này. Qua câu chuyện kể lại, được biết họ là một đám tàn binh của quân kháng chiến đã bị quân Trung Cộng đánh phá tơi bời. Khi thấy Norbu hăng hái chịu đi theo, họ bèn cho anh một con ngựa để cưỡi chung với Pema và vài ngày sau đó, nàng được gởi lại nơi một số họ hàng xa sống gần con đường đi Lhasa. Mọi sự đều xẩy ra thật đúng lúc. Khi chồng nàng vừa mới đi khỏi theo đám người đó thì nàng bắt đầu chuyển bụng ngay và sanh ra được một con trai mạnh khỏe.


 “ Ôi Dolma”, nàng thì thầm, dùng tên đó để gọi Tara, “đứa con trai này là kết quả của lòng từ bi tế độ của ngài. Ngài kính yêu, ngài biết rằng nó đã được nguyện sẽ xuất gia vào tu viện sau này. Xin hãy độ cho nó được tinh tấn và có trí tuệ cao siêu trên con đường Đạo của chúng ta.”


 Hai năm sau, qua bao nhiêu cuộc phiêu lưu hãi hùng, Norbu đã tái hợp được với vợ và cả ba người đi xuống miền Nam để trốn sang n độ, và họ định cư tại Darjeeling , được học nghề làm thảm để sinh sống. Khi đứa con được năm tuổi, Pema nói:


 “Sắp đến lúc anh phải đem nó đi tu viện ở Kalimpong rồi. Anh hãy nói với các thầy ở đấy là nó đã được nguyện hiến thân cho Tam Bảo, xin các thầy cho nó nhập viện và hỏi họ xem tuổi nào thì họ nhận cho nó vào.”


 “Điên khùng!” Norbu tức tối quát lên. “Tara đã làm gì cho chúng ta đâu? Mấy người Khamba đó đã đi tới nửa đường rồi trước khi em lập lời nguyện cho con mình đi tu mà!”


 “Nhưng họ đã ngừng lại ở căn nhà đổ nát của mình thay vì đến thẳng tu viện hay tiệm bán đồ ở dưới thung lũng. Chính Tara đã hướng dẫn họ đến. Bây giờ mình đã yên ấm, no đủ và an toàn với tụi Trung Cộng rồi, không thể nào mà lại có ý tưởng muốn phản hồi lời hứa của mình được. Anh không nên bất kính và vô ơn như vậy.” 


 Nhưng Norbu vẫn một mực cứng rắn và Pema không thể nào sắp xếp cho đứa trẻ gia nhập tu viện được nếu không có sự đồng ý của bố nó, nên chỉ còn trông đợi ở Tara được thôi. Lần sau, khi chồng nàng không có mặt, chỉ còn hai mẹ con với nhau, nàng vội vàng thắp hương lên và nức nở khấn vái: “Dolma, Người yêu quý nhất, con không có quên đâu. Đứa trẻ này sẽ trở thành một vị sư, con hứa như vậy; nhưng cầu xin ngài hãy làm gì giúp chúng con cho mọi sự được dễ dàng. Chỉ có ngài mới khiến cho việc này sớm được thành tựu thôi.”


 tara_5-content Đêm hôm đó, khi đi ngủ với vợ, Norbu vẫn còn giận dữ không muốn nói chuyện. Giấc ngủ vừa đến thì bỗng một ánh sáng chói lọi chiếu vào mắt làm anh giật mình tỉnh dậy và kinh ngạc thấy trước mắt Tara đang ngồi ngất ngưởng trên bàn, hai chân đu đưa thật mạnh, giống như một đứa trẻ quá thừa năng lực không biết phải dùng làm gì. Tuy nhiên, khi anh ngồi bật dậy để quỳ xuống lậy, toàn thân ngài bỗng chiếu sáng lên. Khung cửa sổ phía sau ngài tan hòa vào những luồng ánh sáng này, và thay vào đó, hiện ra một đỉnh đồi cao với những thảm cỏ xanh mướt trong đó có vô số những điểm sáng lấp lánh, trông như nạm đầy châu ngọc. Đàng xa, trải dài tới chân trời là mặt biển xanh ngắt với những ngọn sóng bạc nhấp nhô, đẩy xô vào bờ bắn tung lên thành những áng mây nước óng ánh đủ mầu như cầu vồng. Những áng mây này, khi bay lên cao tới đỉnh đồi, lấp đầy không gian với hàng triệu triệu đốm sáng lóng lánh như những hạt châu đủ mầu. Trong khi đó, cái bàn bỗng biến thành một vầng trăng dựa trên một hoa sen nhiều cánh lớn vĩ đại, trên đó Tara ngồi, dáng điệu vẫn có vẻ thoải mái, giống như một cô bé đang vui đùa, nhưng bây giờ với y trang gấm lụa rực rỡ và những trang sức bằng vàng, trông như một vị công chúa thiên cung. Ngài đang nhìn anh mỉm cười, nửa trêu chọc, nửa khinh bỉ.


 “Sao, Norbu?” ngài hỏi với một nụ cười thật quyến rũ khiến tim anh như muốn nhẩy lên vì vui sướng. “Ngươi có tiếc là ta đã cứu ngươi khỏi chết không? Ngươi có tiếc là đã được Pema đáng yêu ở bên cạnh không? Ngươi có tiếc là đã có được tiền uống trà và tha hồ ăn những bánh xếp của Pema làm không? Ngươi có tiếc là đã hứa hiến dâng con ngươi cho Tam Bảo không?”


 “Không! Không!” Norbu kêu lên, lòng đầy hân hoan, sùng mộ. “ Con sẽ làm tất cả như Dolma Ngài đã ra lệnh.”


 “Ra lệnh à? Ta có ra lệnh cho ngươi không? Nếu thực vậy, thì thật là lạ , bởi vì ta không có thói quen ra lệnh bao giờ. Ta tưởng rằng chính ngươi và Pema đã cầu xin những điều ấy chứ. Ta tưởng rằng chính ngươi đã ước nguyện được ta bảo vệ và gia hộ cho thịnh vượng chứ. Phải vậy không, Norbu? Ngươi có cách gì cung cấp được cho con ngươi một tương lai tươi sáng hơn địa vị của một vị lạt ma khả kính thông tuệ với hàng trăm đệ tử không? Nếu ngươi nghĩ ra được cách nào, hãy nói cho ta biết.”


 “Không! Không! Không! Thực ra con không có cách nào cả! Con sẽ đem nó đến Kalimpong ngay ngày mai – không, đúng ra là sáng sớm ngày hôm nay.”


 “Tốt lắm Norbu. Đã hứa phải nhớ lời. Ngươi sẽ hãnh diện mà thấy con ngươi lớn lên làm những việc lợi lạc cho người khác và sẽ là người trung thành bảo tồn Giáo Pháp của chúng ta. Sau này nó sẽ phải ở với các thầy của nó, nhưng không ai ngăn cản ngươi đến thăm nó lúc nào cũng được. Bây giờ, ngươi hãy ngồi lên đối mặt với ta.”


 Norbu vội vàng ngồi lên theo thế thiền định, nhưng cúi đầu xuống kính cẩn vì choáng ngợp trước vẻ huy hoàng của ngài. Thế rồi, một tia sáng chói lòa phóng từ tim của Tara và đi vào trong đỉnh đầu của anh, lấp đầy tất cả các nơi chỗ trong thân anh với luồng ánh sáng trắng hơn tuyết hay bụi lân tinh. Luồng sáng ấy thật dịu mát, nhưng cũng như một giòng nóng tan chẩy mầu trắng sáng lưu chuyển đến đâu là đốt tiêu đi những nghiệp chướng tồn đọng của anh, khiến anh cảm thấy niềm an lạc tuyệt vời. Rồi linh ảnh mờ dần, để Norbu thấy mình vẫn còn ngồi xếp bằng trong bóng tối bên cạnh Pema đang ngủ say, trong lòng náo nức muốn kể lại cho nàng nghe sự đẹp đẽ huy hoàng của đỉnh Potala (Phổ Đà) mà anh vừa được chứng kiến.


 Tờ mờ sáng hôm sau Norbu và con trai là Pemba đã đi đến Kalimpong trong chuyến xe bus sớm nhất. Hối hả đi vào trong tu viện, anh năn nỉ các vị sư ở đó nhận cho cả hai cha con anh nhập chúng ngay lúc đó.


 “Đứa trẻ này không có mẹ sao?” vị huynh trưởng hỏi nhẹ nhàng. Sau khi hỏi thăm chi tiết câu chuyện, ông bằng lòng nhận đứa bé nhưng không nhận người cha. “Bởi vì đây là đứa con trai duy nhất của anh và hai năm nữa nó sẽ vào đây, tốt nhất là anh nên trở về có thêm mấy đứa con trai nữa cho vợ anh, cũng như cho bản thân anh. Còn đứa bé này, vì nó là một món quà Tara ban cho chúng tôi, nên pháp danh của nó sẽ mang một ý nghĩa như vậy. À mà, hãy nhớ về nói với vợ anh là, nếu khi hai người đang cùng nhau tạo một đứa con khác mà bà ấy niệm tên Tara thật thành khẩn, thì chắc chắn các người sẽ có được đứa con gái xinh đẹp, lanh lợi vô cùng. Hãy đặt tên cho bé gái đó là Tara – hay Dolma, nếu thấy thích tên nào hơn.”


 Phần lớn nội dung một câu chuyện đẹp đẽ như thế này, nếu được đặt trong khung cảnh Trung hoa, sẽ được coi như có liên hệ đến Quan Âm. Đã có hàng trăm câu truyện nói về ngài với một tinh thần tương tự như câu truyện này, khiến cho không còn chỗ nào nghi ngờ được là trên căn bản chúng nói về một con người giống nhau và duy nhất. Những sự tương đồng đó lại càng nổi bật hơn khi ta thấy trong Phật giáo Đại thừa ít có những nhân vật nào giống nhau đủ để người ta cho họ là những hiện thân khác nhau của một người duy nhất, ngoại trừ trong ý nghĩa căn bản là tất cả những vị ấy đều phát xuất từ một nguồn gốc tối thượng, đó là Tận Hư Không – là nguồn Tâm vô tận.


 Trong những phương pháp để gọi cầu đến Tara, có vài phương pháp cũng giản dị. Thật ra, người ta nói rằng chỉ cần gọi đến tên ngài một lần với tất cả sự nhiệt thành, ngài cũng sẽ đáp ứng lại ngay, nhưng nói chung thì sẽ hữu hiệu hơn nếu tụng lớn câu chú của ngài như sau: OM TARE TUTARE TURE SVAHA! Mặt khác, niệm chú chỉ được coi như có tác dụng hoàn toàn nếu người ta đã xử dụng thành thạo cách niệm chú phối hợp với sự quán tưởng đến một hình ảnh thích hợp liên hệ. Nếu trong trường hợp khẩn cấp, không đủ thì giờ để niệm hết mười chữ, có thể rút ngắn lại bằng câu OM TARE TAM SVAHA! Trong câu này, chữ TAM là chữ chủ chốt nói lên tinh túy của Tara.


 Khi hành trì với một mục đích cao siêu hơn, như là dụng công để được Giác Ngộ hay khai triển một năng lực giống như Tara để cứu độ chúng sinh, hành giả thường dùng đến nghi thức quán tưởng những hình ảnh trong tâm để từ đó phát sinh năng lực và được thấm thấu với năng lực giải thoát ấy của lòng từ bi. Những hình thức của các nghi thức này biến đổi từ giản dị cho đến phức tạp, nhưng trên bản chất chúng đều giống nhau. Sau khi đã quy y nơi Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), lập lại lời nguyện cứu độ tất cả mọi chúng sinh, đảnh lễ Tara, sám hối những lỗi lầm trong đời này và các đời trước v.v... hành giả quán đến một chữ chú thiêng liêng đang lửng lơ trong không trung ngay tầm mắt. Trong chớp nhoáng chữ chú đó biến thành một hoa sen trên đó có những vầng nhật nguyệt, và ngay nơi đó hiện ra một chữ chú thứ nhì chói sáng lên và hóa thành hình ảnh của Tara. Bằng năng lực do phương tiện niệm chú, bắt ấn và quán tưởng thật thiện xảo, hình ảnh Tara được gợi lên tức thì tỏa chiếu ánh sáng nhiệm mầu. Sau đó câu chú được lập đi lập lại hàng trăm lần và Tara bỗng thu gọn lại bằng ngón tay cái, nhưng vẫn chói sáng như một ngọn lửa xanh biếc. Rồi qua lối vào bí mật từ đỉnh đầu của hành giả, ngài đi vào trong thân và xuống tới tim người ấy, làm cho thân hành giả cũng co nhỏ lại cho đến khi hai hình thù nhỏ bé ấy đồng dạng và không cách biệt nhau nữa, mà trở thành một. Hành giả (hay, bây giờ có thể được gọi là Tara) tiếp tục co nhỏ lại cho đến khi không còn gì nữa ngoài chữ chú sáng chói khởi đầu đã phát sinh những tia hào quang từ tim của Tara; chữ chú ấy sau đó lại rút vào trong chính nó cho đến khi không còn lại gì ngoài cái Không vô tận vô biên, thanh tịnh và chiếu sáng đồng đều khắp nơi nơi.


 Một vài tín hữu, sống cuộc đời tương đối trong sạch, có khi bạo dạn giữ nguyên Tara trong mình khi họ ra ngoài hoạt động những công việc hàng ngày (những công việc vô hại như của các vị sư hay những ẩn sĩ, xa lìa những hoàn cảnh có thể gây lầm lỗi). Qua nhiều tháng năm, họ đã tự liên kết mật thiết với ngài đến nỗi trở thành đồng hóa, và có những đặc điểm giống như của ngài; đôi khi còn thay đổi cả bộ mặt, cho đến nỗi người ta nói nhiều vị lạt ma già thánh thiện trông không còn nét rõ rệt nam hay là nữ nữa. Tràn đầy với niềm an lạc của đại định, người ấy khai triển trí huệ và lòng từ bi thật sâu xa đến nỗi đạt được sự Giác Ngộ giải thoát chỉ trong một kiếp này; và từ đó dấn thân với hạnh nguyện của Bồ Tát cứu độ chúng sanh, qua từng a tăng tì kiếp, trong khắp nơi chốn của thế giới ta bà muôn mầu muôn vẻ này.


 Câu truyện điển hình kể trên về Tara, câu truyện của Norbu và Pema, có một khuyết điểm là nó đã không diễn tả lại được tính hài hước độc đáo của Tara. Do đó, chắc là Quan Aâm cũng tha thứ cho tôi để ngài ở trong hậu trường thêm một chút nữa, (nhất là vì Tara cũng chính là Quan Aâm trong một dạng khác) tôi sẽ kể lại đây một câu truyện khác diễn tả đến tính hài hước này của ngài. Tôi đã nghe một người Tây tạng ở Kalimpong kể lại câu truyện này và sẽ cố trình bầy lại thật giống như vậy.


 “Gần làng tôi ở Tây Tạng có một ngôi nhà nhỏ trơ trọi, một ông già tên Jigme sống trong đó. Ôâng ta cũng phải đến ngoài chín mươi rồi, nhưng mạnh khỏe như một người ba mươi tuổi. Khi còn nhỏ tôi thường thấy ông đi lên con đường mòn phía sau tu viện của chúng tôi, bất kể tiết trời như thế nào, để đem những đồ tiếp tế đến hang nhập thất. Cuộc đời của ông đến lúc chung cuộc thật là đột ngột – ông chỉ đau bệnh có hai ngày, rồi ra đi với một nụ cười. Lâu trước khi tôi có mặt ở cuộc đời này, ông đã nổi tiếng là một người kỳ dịï, chuyên môn hát những bài hát cho Tara, cúng dường Tara, thiền định quán tưởng đến Tara – luôn luôn, lúc nào cũng là Tara. Mấy đứa trẻ chúng tôi thường hay nói chuyện diễu về ông với nhau, vì ông làm chúng tôi tưởng đến một ông chồng già lúc nào cũng chộn rộn với cô vợ trẻ măng vị thành niên, sợ cô sẽ bỏ đi theo người khác. Nhưng những người lớn lại kính trọng ông, và các vị sư làm lễ đưa tiễn ông thật long trọng, đánh trống liên hồi và tụng kinh trong ba ngày trước khi đem cái xác già của ông lên núi tống táng cho lũ chim thú ăn. Khi đã quen với sự vắng mặt của ông rồi, chúng tôi không còn nhớ đến ông nhiều nữa, nhưng vẫn không thể nào quên được những câu chuyện kể về ông trong cái đêm trước đám tang.


 Khi còn trẻ, Jigme có ba đặc điểm nổi bật – mạnh mẽ, đẹp đẽ và tính tình thật là nóng nẩy. Làm nghề buôn bán lẻ thường hay ra vào tu viện, có lần anh có chuyện gây gổ với một cư sĩ làm việc nấu bếp ở đó. Họ đã nhậu nhẹt với nhau trong bếp—có lẽ chỉ là rượu chang thôi, nhưng cũng đủ mạnh để gây cớ sự. Không biết làm sao mà Jigme đã giết người ấy và chạy đi mất, để lại cái xác không hồn nằm dài trên nền đất lót gạch của bếp. Cơ quan thẩm quyền xét xử thật là khoan hồng và phán quyết cho nhốt Jigme trong hầm của tu viện một thời gian. Ngay khi cánh cửa vừa đóng sập lại, Jigme đã bắt đầu la hét om sòm như một người điên và báng tay vào cửa rầm rầm, đến nỗi cái xích sắt cột tay của anh rung lên như là những hồi chuông. Khi màn đêm vừa xuống, lúc hãy còn quá sớm để Jigme đi ngủ, bỗng nhiên tiếng ồn im bặt đi, một vị sư bèn đi xuống dưới xem thử anh chàng khốn khổ này có tự gây thương tích gì không. Không một ai đã biết Jigme lại nghĩ rằng anh có thể tự ý bỏ cuộc được. Trên đường đi tới ngục thất, vị sư đứng dừng lại khi nghe có tiếng nói bên trong. Đầu tiên là tiếng Jigme nói mạnh mẽ: “Dạ, dạ. Suốt đời con, con hứa.” Tiếng nói trả lời làm cho vị sư già đang đứng trong lối đi sụp quỳ xuống, đê đầu chạm trán tới đất. Với một giọng vừa châm biếm nhẹ nhàng, nhưng cũng thật là ngọt ngào, người nào đó trả lời: “Thế thì nhớ lấy đó, Jigme thân mến ơi. Nếu không ngươi sẽ bị trả giá bằng những cách thật là khó chịu đó.” Ai có thể nghi ngờ được rằng giọng nói ngọt ngào châm biếm đó không phải là của Tara thiêng liêng? Không dám đột nhập vào, vị sư già run rẩy trở gót đi tìm Hòa thượng viện trưởng.


 Sáng hôm sau, người ta không thấy Jigme đâu cả trong ngục thất. Cửa lớn và cửa sổ trông vẫn bình thường, nhưng sợi dây xiềng nằm lăn lóc trên giường anh đã bị bẻ gẫy như là những miếng bánh bột. Sau đó, người ta tìm thấy anh đang ngồi ở nhà, trông có vẻ thật an bình và ngơ ngác. Thế là, sau câu chuyện này không còn có vấn đề bắt anh quay trở lại ngục thất để giam giữ nữa. Ai dám làm như vậy bây giờ? Nhưng chung quanh người ta bàn tán xôn xao rất nhiều. Những người làng cứ đến rình cửa sổ của anh, hi vọng sẽ được thấy Tara hiện ra trở lại. Ngài đã không hiện ra, nhưng nhân đó mà Jigme đã nổi tiếng đến nỗi anh được mời làm người thầu chính cho tu viện, và, sau một thời gian làm ăn khấm khá, cái vẻ an bình mới có nơi anh đã dần dần mất đi.


 Thỉnh thoảng, anh cũng phải đi đến thành phố lân cận lo công việc – à, từ làng tôi đi khoảng chừng chưa tới ba ngày thôi, nếu có được con ngựa tốt như của Jigme. Có một lần, khi đang trọ ở tại đó, anh đã lại gây gổ với hai người đến từ Derge. Sau khi đánh một người ngã gục với quả đấm thoi sơn rồi, anh đang tính tấn công người kia thì bỗng nhiên có một cô bé ăn mặc rách rưới từ đâu không biết chạy vào kêu lên, “Jigme mến, thật đáng xấu hổ! Làm như thế là lúa mạch đang tốt sẽ mốc hết đó!” Sau đó cô ta đi mất, nhưng Jigme thì run lên bần bật như người đang bị ma hành, hai tay buông xuống và để cho người Derge thứ hai đánh cho một trận tơi bời, khiến anh nằm bất tỉnh trên sàn nhà. Nhưng câu chuyện đến đó chưa hết. Mẻ lúa mạch mà anh đã mua để cất rượu chang cho kỳ lễ hội ở tu viện trong vài ngày sắp tới đã bỗng nhiên bị ẩm mốc một cách bí hiểm và hư hỏng hết, khiến cho thầy Viện trưởng ra lệnh cho anh phải đem nó đi và trả lại tiền cho tu viện!


 Khoảng chừng một năm sau, Jigme bị một thương nhân buôn vải lừa một chuyện gì đó. Sau khi đã kiểm chứng với mọi người là phần phải về anh, anh quyết định đi kiện người kia cho sạt nghiệp luôn. Một vài người nghĩ là anh đã quá tàn nhẫn đối với một kẻ khốn khổ đang mang một gánh nặng gia đình, nên họ cố thuyết phục anh nên bãi nại hoặc bớt đi số tiền đòi bồi thường. Nhưng Jigme nhất định không! Thế là anh cùng người đầy tớ cưỡi ngựa đi đến cửa quan ở biên giới vùng Kham, chính quyền ở đó là người Trung Quốc. Đến vùng ngoại biên thành phố, thấy đường bị một người kéo xe vụng về cản trở, anh nhấc roi lên; nhưng trước khi ngọn roi kịp giáng xuống, một cô gái trẻ chạy bay ra từ trong đám đông, la lớn: “Coi chừng con ngựa nó chán không muốn mang cái gánh nặng ấy đâu!” Lúc đó đường đã trống, và Jigme thúc ngựa chạy như bay trong đường phố. Bỗng nhiên, một miếng vải đang treo trong sân một người thợ nhuộm bay lên phất phới theo ngọn gió. Con ngựa tránh né và làm Jigme ngã lăn xuống, đập đầu thật mạnh gần muốn vỡ sọ. Đến khi anh hồi phục được qua tai nạn này, thì người lái buôn vải kia với cả nhà anh ta đã trốn đi sang làng khác rồi. Vụ thưa kiện này không được nhắc đến nữa.


 Trong vài năm sau đó, mọi sự diễn biến tốt đẹp cho đến khi Jigme tự nhiên nổi hứng lên, đi cùng với người hầu cận hành hương đến Tu viện Kumbum. Ơû một quán bên đường, anh lại cãi vã với vài tên vô lại và rút kiếm ra. Chúng chạy đi mất, để rồi sau đó kiếm thêm cả tá viện binh phục kích anh trên đường. Trong trận giao chiến sau đó, ba người trong bọn chúng bị thương trước khi Jigme và người hầu của anh bị bắt. Có lẽ chúng chỉ định trấn lột và đánh cho anh một trận, nhưng rồi say máu lên và định giết anh luôn. Trong khi chúng đang chuẩn bị để “chơi đùa một chút” với hai nạn nhân này, một thanh niên anh tuấn với đôi má hồng và làn da trắng mịn ở đâu phi ngựa đến, tay cầm dây cương dẫn hai con ngựa trống. “Jigme mến, mi thật là ngu hơn con bò,” giọng nói quen thuộc vang lên. “Nhớ đấy, lần này là lần chót thôi nhé.” Với những lời ấy, chàng thanh niên hít vào một hơi dài, rồi thổi phù ra ngoài một cách nhẹ nhàng, khiến cát bụi tung mù lên. Cả đêm hôm đó trời đất mịt mù một mầu vàng, cho đến khi hai kẻ bị nạn kia chạy thoát về nơi an toàn.


  Anh chàng Jigme từ chuyến hành hương này trở về thật khác hẳn với Jigme lúc ra đi. Từ Kumbum, anh mang về một pho tượng Tara quý bằng kim loại mạ vàng, và lập một phòng thờ ngài trong nhà với những đồ vật đẹp đẽ. Rồi dần dần anh bỏ đi những việc buôn bán, dùng thì giờ ở nhà nhiều hơn và rồi chẳng mấy chốc trở nên một con người ẩn dật thánh thiện mà tôi được biết đến. Tôi chắc rằng không ai biết được hết sự thực của câu chuyện này, nhưng không ai có chút nghi ngờ rằng Tara có hiện diện ở mọi chặng đường trong đó. Tôi cũng muốn biết tại sao ngài lại ưu ái một anh chàng xấu tính như vậy hơn tất cả những người mộ đạo khác trong làng. Có lẽ trong thời thơ ấu, có lúc nào đó anh đã làm một điều gì đó thật từ bi khiến cảm ứng được tới ngài, mà không ai đã biết đến. Ước gì tôi cũng biết làm được như vậy!”


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hoa Súng