- - Ryokan, thiền sư và thi sĩ Nhật Bản - Tiểu Luận
- - Nguồn gốc Thiền Nhật Bản
- - Ryokan- Nguồn gốc và gia đình
- - Học đạo - Nối dòng Thiền tông
- - Trở về quê hương - Đại Ngu
- - Cuôc đời hành khất
- - Những lá thư gởi bạn
- - Những giai thoại về Ryokan
- - Những giây phút cuối đời - Sương đọng lá sen
- - Tư Tưởng của THIỀN SƯ RYÕKAN
NHỮNG LÁ THƯ GỬI BẠN
Bút ghi sau đây do chính tay thiền sư viết đã để lại gia đình Kimura là nơi thiền sư là khách thường trực:
“Khi gặp ai yếu đuối, thiếu lương thiện, ngu đần, lố bịch, xảo trá, bệnh hoạn, cô đơn, bất hạnh ta phải nghĩ: ”Sao ta có thể cứu họ?” Và mặc dầu ta không thể làm gì được, ít nhất ta không để cho cao ngạo nổi dậy, chế riễu khinh miệt, ghê tởm. Mà phải ngay tức thì phát tâm từ bi thương sót. Nếu ta không làm được điều đó ta phải cảm thấy xấu hổ và nhìn sâu vào chính mình tự hỏi:” Ta đã lạc Đường bao xa! Sao ta lại phản bội thầy ta?
Chính tôi luôn luôn gìn giữ lời nhắn nhủ này cho tôi”.
Đời sống nghèo khổ nhưng Thiền sư lại có một số bạïn thông thường là những dân quê chất phát và những người hàng xóm không biết chữ trong địa phương và quanh vùng núi Kugami. Tuy thế thiền sư còn có cả một số bạn trong giới trí thức, người em là Yoshiyuki, người cất rượu sake Sadayoshi và Tõdo, các thương gia, bác sĩ, trưởng làng và cả những nhà thơ như Harada Jakusai, hai học giả Hán tự là Suzuki Bundai và em ông ta là Ryũzõ và vài người bạn đồng môn hay đồng viện. Có đôi khi Thiền sư đến nhà họ và họ cũng hay thường đến am của thiền sư đàm đạo thơ phú.
Bài thơ sau đây Ryõkan viết cho Suzuki Ryũzõ:
Đời này vô dụng chẳng nên chi
Nhà ta là núi Kugami
Có ai muốn biết ta với bạn
Tình bạn bù nhìn núi cao kia
Qua những lá thư ngắn sau đây gửi cho một người bạn thân mà Ryõkan thường là khách của gia đình, mọi người biết được thiền sư hành khất tập hạnh xả ngã và đó cũng là nguồn vui chia xẻ từ bi hỷ xả của đạo Phật. Nếu không bưng bình bát đi xin thì bạn bè và dân làng vẫn sẵn sàng đón tiếp thiền sư như một khách quí.
Ngày Mười Hai tháng Sáu
Gửi bạn Shukumon
Mùa nóng này bạn ra sao? Riêng tôi thì dễ chịu hơn với đau đớn nhức mỏi. Vài dòng này để bạn rõ tôi đã nhận được khúc lụa mà bạn gửi cho tôi:
Đã sáu mươi năm chôn cuộc đời
Trong rừng, tôi sống bấy nhiêu thôi
Chỉ một trái bầu, bình bát gỗ
Lợi danh chắc hẳn của ai thôi
Mùa này mầm măng vừa trổ nụ
Lụa là cũng chẳng bận tâm tôi
Ryõkan
Ngày Năm tháng Mười
“Gửi Kera Shukuman
Đa tạ lá thư anh thăm hỏi. Tôi rất vui biết được anh bình an trong mùa đông. Tôi cũng vậy thôi.
Tiền và gạo tôi nhận được khi đi hành khất đều mất tất cả. Giờ có lẽ tôi phải mượn cho qua mùa đông. Nhưng mùa xuân tới mình sẽ gặp nhau trong một dịp sớm nhất
Đêm về, đốt bụi cỏ hoang
tôi nghe có tiếng mưa ngàn bay qua
Chỉ có vậy thôi.
Ryõkan
Ngày Mười sáu tháng Mười Một
Bạn Kera:
Mùa rét này bạn ra sao? Tôi vẫn bình yên. Xin bạn gửi tôi phần gạo tôi bỏ quên lại nhà bạn lần thăm viếng vừa rồi. Lần này tôi sẽ không trả lại bạn cái màn, nhưng xin đừng lo có kẻ trộm, tôi đã gửi nhờ đàng quán Hõju.
Ryõkan
Ngày Hai Mươi Sáu tháng Mười Hai
Bạn Kera Shukumon
Vô cùng đa tạ món quà đầu năm mà tôi nhận đã được vài hôm kể cả thuốc lá cũng đã đến. Gần đây mùa rét làm chứng đau lưng hành hạ tôi khổ sở. Tôi tự nấu mứt ăn mỗi tối, nay đã khỏi hẳn.
Vẫn vô cùng mong đợi mùa xuân trở về.
Chân thành,
Ryõkan
Ngày thứ nhất tháng thứ hai
Gửi bạn Shõgan
Thật vô cùng sung sướng được tiếp chuyện lâu dài cùng anh cách đây vài hôm. Hôm nay tôi thật cảm kích nhận được quà của anh gồm có gạo, đậu đã ủ, rau và sake. Xin bạn thực tập thở đan điền như tôi đã chỉû cho bạn.
Ryõkan
Ngày đầu năm
Bạn Kera Shukumon
Người mang thơ này là người ở vùng
quanh tôi. Chồng bà ta phải đi tỉnh khác làm việc cho hầm mỏ, nhưng không hiểu
sao mùa đông vừa rồi ông ta không về. Bà ta có nhiều con, tất cả đều dưới mười
tuổi. Chúng phải ăn xin dọc đường từ làng này sang làng khác. Tôi cũng muốn cho
chúng một chút gì đó nhưng tôi chỉ là một nhà sư nghèo nàn, tôi không làm gì
hơn được. Cầu xin bạn cho họ chút gì tùy theo khả năng của bạn.
Chẳng màng lều cỏ nghèo nàn
Vui lời han hỏi ân cần về đây
Về quê từ bấy đến nay
Ta lười mặc ý có ngày nằm khan
Ryõkan
Ngày 12 tháng mười một năm 1828, một trận động đất dữ dội vùng Echigo, hàng ngàn người chết và hơn mười ngàn người bị thương. Có người bạn tên Yamada Tokõ ở Yoita hỏi thăm. Thiền sư viết thư đáp đề ngày mùng 8 tháng 12 vài tuần sau khi động đất:
“Kính gửi Yamada Tokõ ở Yoita:
Vụ động đất quá kinh hoàng. Chân thành đa tạ lời thăm hỏi, lều của tôi vẩn vững vàng, mọi người trong gia quyến của tôi đều bình an.
Dẫu mà sự thể bất ngờ
Phải lìa nhân thế sót sa vô cùng
Sống đây chia xẻ khốn cùng
Không ngơ thống khổ, nên lòng bất an
Tuy nhiên khi thảm họa đến, hay nhất là đối diện với nó. Khi phải chết, đó là cách chết hay nhất. Nhưng đó có phải là điều tuyệt vời ngăn ngừa thảm họa chăng ”.
Ryõkan
Những bài thơ sau đây Ryõkan gửi đến những người bạn ở xa
Đêm xuân đã muộn tôi lang thang
Dấu tuyết cây sồi lẫn cành thông
Trăng sáng lửng lơ trên đỉnh núi
Tâm vượt núi rừng vượt mấy sông
Nhớ đến bạn hiền bao ngày tháng
Nhưng bụi cây kia vẫn như không
Tuyết trắng một mầu phủ núi non
Cổng lều cỏ dại khuất xa làng
Nửa đêm cháy chậm tâm khúc củi
Một lão râu dài trắng loăn xoăn
Bao nhiêu xuân đến đông qua
Từ khi ẩn dật, đói là rau xanh
Trong làng từng bữa xin ăn