- Học đạo - Nối dòng Thiền tông

19 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 4252)



Ryõkan - Học đạo


 

Năm 1777, chán nản không muốn nối tiếp chức vụ cha giao phó và cũng thất vọng vì người thầy học kính mến dọn đi xa, nên mười bẩy tuổi Ryõkan bỏ nhà quy vào chùa Kõshõji làng Amaze có pháp danh là Ryõkan ( Ryõ có nghĩa là đạo đức và Kan có nghĩa là nhân hậu).


 Sau bốn năm tu tập, có một nhà sư nổi tiếng tên Kokusen đến chùa giảng pháp. Tainin Kokusen là Đại Đức trụ trì chùa Entsũ làng Tamashima thành phố Bitchũ (nay có tên là Okayama), Kokusen có giáng cách khiêm cung, chân thiện nhưng rất nghiêm khắc và thực tiễn. Chủ trương tu luyện công phu ngay trong đời sống bình thường đầy bon chen vất vả. Kokusen đã gây cho Ryõkan một cảm kích sâu xa trên con đường tầm đạo.


Ryõkan quyết định xin bái Kokusen làm thầy và theo về tu viện Entsũ khi mới có hai mươi tuổi.

 

Thở vào ra đếm một hai ba

Bẩy tám chín đếm qua đến mười

Bắt đầu đếm lại một thôi

 

Phật tại tâm ta

Đừng tầm đâu xa

Con đường vô định, 

Hướng Nam bến bờ

Mũi thuyền chỉ Bắc

Bao giờ đến nơi

 

 Thiền sư Tainin Kokusen (1723-1791)


 

Kokusen thụ pháp của thiền sư Manzan và là người thừa kế thành công truyền thừa hệ Sõto ( 1352-1428). Sư phụ của ngài là Sư Nhất Hưu, Sư Shojo(1642-1721) và Sư Bạch Ẩn. Truyền thuyết kể rằng khi Ryõkan hỏi Kokusen về truyền thừa thiền tông, Kokusen trả lời

 

Trước hết sắp thứ tự một hàng những viên gạch xong đổ đất lên trên “

 

 Cứ như thế đó truyền thống đã đặt nền tảng sẵn cho người Nhật.


Thật ra thì giữa thiền sư Kokusen và cá tính của Ryõkan khi tu tập không mấy ai biết rõ.


Những khóa thiền tại tu viện Entsũ-ji thường có đến hơn bốn mươi thiền sinh. Tu sĩ thiền chịu cơ cực tu tập hơn mười năm trong kỷ luật khắc khe. Cùng thời gian tu và học giáo lý, vẫn tiếp tục học thể thơ Nhật (waka), thơ Hán, thi ca, họa và bút pháp. Môn nào Ryõkan cũng đã tỏ ra rất tài năng. Ryõkan thường theo thầy Kokusen trong những cuộc hành hương và hoằng hóa liên tục nhiều lần về miền Tây. Dựa theo những bài thơ viết trong cuộc đời tu sĩ ta có thể đoán đời sống hằng ngày kể cả thời gian ngồi thiền, tụng niệm và những công việc trong tu viện thì Ryõkan có chín mươi ngày nhập thất rất nghiêm mật vào hai mùa hạ và mùa đông, thiền sinh chỉ được tiếp súc với sư trưởng Kokusen và nghe giảng pháp của Dõgen.


 Năm 1790 Ryõkan được ấn chứng về sự nhận biết chân chính giáo lý thiền. Kokusen đã phê chuẩn qua một bài thơ Trung Hoa với một cành tử đàng hoa tượng trưng người đã ban cho Ryõkan chức giáo trưởng. Câu đầu của bài thơ như sau :


Ryõkan ! ôi sao thật tuyệt ! như một kẻ ngu ngơ”


Sau đó Tainin Kokusen chỉ định Ryõkan là truyền thừa và sư trưởng thiền tu viện Entsũ-ji.


Ryõkan và một ni sư tên Gitei (1761-1837) là hai người cuối cùng trong ba mươi đệ tử nhận ấn chứng của Kokusen. Một năm sau Tainin Kokusen tịch thọ sáu mươi tuổi.

 

 

 

Nối dòng Thiền tông 

 


Nhật Bản dưới thời đại Tokugawa các thiền sư tìm tòi tu học theo cả hai đường lối nơi chùa chiền và tu viện, một số khác hoàn toàn chối bỏ liên hệ với thiền viện và tự tạo đời sống biệt lập. Đôi khi họ lang thang khắp nơi chọn sống đời bần cùng với phong cách lập dị.


 Như thiền sư Unkei Tõsui (1683) bỏ địa vị trụ trì chùa Sõto ở Echigo hành nghề khiêng kiệu, quét đường, đóng móng ngựa, người ta gọi Tõsui là “ gả ăn mày Tõsui”. Dân gian truyền lại là ông chỉ mặc áo giấy và thắt lưng bằng giây thừng. Cuối ngày bất cứ những gì ông xin được đem vo chung lại với nhau từng viên tròn như những quả mận phân phát cho trẻ nhỏ con nhà nghèo và ăn mày. Ông từ chối không nghỉ ngơi tại bất cứ chùa nào, cuối cùng người ta thấy ông sống trong ``một cái chòi ở Kyoto và bán dấm bên vệ đường.


Một giáo trưởng Sõto độc lập khác vào cuối thế kỷ mười bẩy đến thế kỷ mười tám tên Fũgai Ekun (1568-1654) sống ẩn dật trong hang đá trên núi cao đã để lại bút tích là những bức họa Đạt Lai Lạt Ma treo ngoài cửa hang, khi cần gạo Fũgai mang tranh ra đổi gạo. Và thiền sư tên Maisão (1765) có biệt danh là “ Lão bán trà xanh” vì thiền sư vừa làm thơ vừa có một quán bán trà .


Không rõ Ryõkan có biết chi tiết về sự nghiệp của Tõsui chăng, tuy cả hai đời sống cách nhau gần một thế kỷ, nhưng cuộc đời của cả hai đều đáng được chú ý.


 Bài thơ ba dòng sau đây “ Buông bỏ thân và Tâm”là kinh nghiệm giác ngộ của Dõgen Kigen.

 

 Chỉ là những thứ bồng bềnh

 Hình hài, mầu sắc, tuổi tên tạm thời

 Phải mau buông bỏ đi thôi

 


 Bài thơ là câu chuyện về thiền sư Dõgen khi thực hành thiền ở Trung Hoa, một thiền sinh ngồi cạnh ngài ngủ gục. Thầy của Dõgen là Thiền sư Như Tịnh (1163- 1228) nói lớn lên rằng:


 ”Thiền là buông bỏ thân và tâm! sao ngươi lại ngủ gục?”


 Nghe được câu đó Ngài Dõgen chợt ngộ.


 Buông bỏ “ thân và tâm “ được nhắc nhở thường xuyên trong văn chương thiền tông Tào Động”


 Vài thế kỷ sau đó Ryõkan viết:

 

 Ryõkan như ngu như đần !

Hãy buông bỏ thân và tâm

 

Nghĩ mình may mắn được bái thiền sư Kokusen làm thầy. Ryõkan đãõ rời bỏ gia đình chức vị, đời sống sung túc, hy sinh tuổi trẻ, trải qua bao gian khổ để học đạo, chí tâm tu tập trong thiền viện Entsũ, tuân theo những giáo điều nghiêm khắc, không giao tiếp với thế giới bên ngoài .

 

Từ ngày đến Entsũ

Đông xuân mấy mùa qua

Ngoài viện nhà vạn nóc

Chẳng một ai nhận ra

Áo dơ ta phơi giặt

Đói xin kẻ lại qua

Thiền sinh đời đơn giản

Tâm định chẳng khi ngơ

 

Entsũ đăng đẳng ngày hè

Thắm tươi cây cỏ bốn bề bình yên

Đâu màng thế giới não phiền

Ngồi trong góc vắng êm đềm làm thơ

Oi nồng kham chịu quanh ta

Vẳng nghe kéo nước tự xa vọng về

 


Vào đúng thời gian Ryõkan nhận lãnh trách nhiệm truyền thừa tông phái thì hai chi phái của dòng Tào Động Eiheiji (Vĩnh Bình) và Sõjiji (Tổng Trì) đang tranh dành ảnh hưởng gay gắt. Sau thời gian học hỏi thâm sâu kinh sách có lẽ Ryõkan cảm thấy cuộc đời trong tu viện quá nhàn nhã tầm thường, sống với thói quen hằng ngày loanh quanh trong bốn vách thiền viện đều đặn với những quy luật bó buộc trong tăng đoàn chưa thật sự thực hành ráo riết tu tập. Lại nữa sự tranh chấp giữa hai chi phái càng khiến Ryõkan chán nản chối bỏ quy luật tu hành cách biệt nhân thế bằng cánh cổng thiền viện.

 

Đời này thật may

Thấm nhuận lời thầy

Cơm đà đã đủ

Tường trình ngày ngày

Giã từ thiền viện

Giờ hạnh phúc thay

Trung Hoa sáu Tổ

Bên cạnh gậy này

Hai tám Bồ Tát

Gốc Ấn Độ đây

 

Thiền sư chọn cuộc đời khất sĩ xin ăn từng bữa, phải chăng đó là một hành động tự thử thách cho chính tâm cầu đạo giải thoát sinh tử của mình .

 

Khi còn trẻ lang thang

Khắp nẻo đường gian nan

Mải loay hoay cơm áo

Bần hàn, đạo vẫn tìm

Một người ta đã gặp

Một người dậy chánh tâm

Điều cao siêu học hỏi

Ngọc quí mang theo mình

Niềm tin trong chéo áo

Thong dong khắp mọi miền

 

Một người đây cũng có thể hiểu là Thầy của mình mà cũng có thể hiểu là đã gặp được đạo Phật cao siêu. Lang thang rách rưới ăn mày khắp mọi nơi nhưng rất thong dong tự tại với niềm tin chéo áo của mình luôn luôn có viên ngọc quí. Phải chăng đó là giác ngộ ?.

 

Dẫu cho tỉnh hay mê

Hằng mong ước, ngại gì

Con đường tâm chân chính

Tìm vạn lần vẫn đi 

 

 Khi trẻ với cả một sức sống của tuổi thiếu niên Ryõkan đã chứng kiến sự thất bại của người cha tài ba, người mẹ thương yêu chết sau đó ít lâu, cha bỏ nhà đi mất biệt sau một thời gian dài và trầm mình vì thất chí.

 

Đời người như đám rong rêu

trôi trong dòng nước, ngọn triều trăng soi.

 

Thân ta rồi hoại rồi tan

Pháp Phật mãi mãi vô vàn sáng soi


 

Ryõkan bỏ thiền viện sống lênh đênh cơ khổ khắp nơi, cuối cùng quay về nơi chôn nhau cắt rốn, khi ấy gia đình danh vọng giầu sang do người cha gây dựng với bao công khó gần hết cuộc đời đã hoàn toàn tan rã. Thiền sư chọn cuộc đời khất sĩ xin ăn từng bữa, phải chăng đó là một hành động tự thử thách cho chính tâm cầu đạo giải thoát khổ đau sinh tử của mình .


Khi còn trẻ lang thang

Khắp nẻo đường gian nan

Mải loay hoay cơm áo

Tầm đạo trong bần hàn

Một người ta đã gặp

Một người dậy chánh tâm

Điều cao siêu học hỏi

Ngọc quí mang theo mình

Niềm tin trong chéo áo

Thong dong khắp mọi miền

 

Một người đây cũng có thể hiểu là Thầy của mình mà cũng có thể hiểu là đã gặp được đạo Phật cao siêu. Lang thang rách rưới ăn mày khắp mọi nơi nhưng rất thong dong tự tại với niềm tin chéo áo của mình luôn luôn có viên ngọc quí. Phải chăng đó là giác ngộ ?.

 

Dẫu cho tỉnh hay mê

Hằng mong ước, ngại gì

Con đường tâm chân chính

Tìm vạn lần vẫn đi 

 

Tiền hai mặt vọng chân

Như vũ trụ thế nhân

Đọc mớ kinh vô dụng

Thiền chẳng thiền đêm đêm

Liễu bên sông, quyên hót

Không còn ngại vướng tâm

Đồng hành đâu vắng bóng

Đợi nhau đến cửa không

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hoa Súng