- - Ryokan, thiền sư và thi sĩ Nhật Bản - Tiểu Luận
- - Nguồn gốc Thiền Nhật Bản
- - Ryokan- Nguồn gốc và gia đình
- - Học đạo - Nối dòng Thiền tông
- - Trở về quê hương - Đại Ngu
- - Cuôc đời hành khất
- - Những lá thư gởi bạn
- - Những giai thoại về Ryokan
- - Những giây phút cuối đời - Sương đọng lá sen
- - Tư Tưởng của THIỀN SƯ RYÕKAN
RYÕKAN
Nguồn gốc và Gia đình
Ryõkan sanh vào
khoảng 1758 tại làng Izumozaki, một nơi
mùa đông khắc nghiệt, tuyết dóng dầy cao lấp cả cửa chính, nhiều nhà phải ra
vào bằng cửa sổ tầng lầu, làng nằm phía bắc Echigo một thành phố duyên hải miền
Bắc Nhật Bản. Ngoài khơi có đảo Sado, toàn cảnh của làng bao quát tầm nhìn 180
độ ra biển cả nên phong cảnh Izumozaki bốn mùa tuyệt đẹp hiện nay hãy còn nổi
tiếng. Thời đó thành phố nổi danh vì hấp dẫn rất nhiều nghệ sĩ và văn sĩ. Văn
học hoạt động mạnh mẽ nhờ được yểm trợ bởi giới trung lưu giầu có như bác sĩ,
thương gia, các nhà cất rượu chuyên nghiệp. Tuy địa điểm xa hẳn hai thành phố
chính trị, thương mãi và văn hóa Osaka,Tokyo, Kyoto nhưng lại không phải là nơi
hẻo lánh, kinh tế Izumozaki phồn thịnh vì là địa điểm hải cảng then chốt của
các tầu bè qua lại cất giở hàng hóa.
Cha của Ryõkan là Yamamoto Shinzaemon
(1736-1795) được biết đến qua bút hiệu Tachibana I’nan. Trưởng làng Izumozaki,
I’nan là con người rất phức tạp, rất tình cảm và yêu thiên nhiên cuồng nhiệt,
ông là con trai thứ nhì của một gia đình nông dân làng Yoita, được nuôi dưỡng
bởi Yamamoto một thương gia hàng đầu có cửa hàng kinh doanh tên Tachibana. Mẹ
Ryõkan tên Hideko con của một thương gia chi nhánh Yamamoto đến từ Sado (một đảo nhỏ tuyệt đẹp ngoài khơi duyên
hải Echido). I’nan là thi sĩ hài cú nổi tiếng vùng Echigo làm sống lại phong
cách của Matsuo Bashõ vào thế kỷ mười bẩy. I’nan vừa có tài thi văn lại có tài
điều hành và cũng nhiệt tình hỗ trợ hoàng đế chống lại Liêm Thương Mạc Phủ ở
Edo.
Dần dần sự phồn thịnh cảng
Izumozaki suy giảm vì uy thế thành công của Tachibana bị cạnh tranh bởi Noguchi
một gia đình thương mại làng bên là làng Amaze. Sự tranh đua trở nên căng thẳng cao độ vào năm 1763. I’nan thất
bại không ngăn được Noguchi lớn mạnh và phồn thịnh, tất nhiên làng Amaze trở
thành biểu tượng quan trọng đè bẹp làng Izumozaki ngay cả ngành thương mại
Thuở nhỏ Ryõkan có tên là Eizõ. Sống trong gia đình giầu có lại tràn đầy phong cách yêu chuộng văn chương và đạo giáo. Là đứa trẻ thầm lặng và chăm chỉ, thường ngồi hàng giờ đọc sách Khổng Tử và sống dưới sự che chở của gia đình. Tuổi thơ ấu của Ryõkan lớn lên trong bình yên lặng lẽ, theo học thi văn cổ điển Hán học với học giả Khổng Giáo kiêm thi sĩ tên Õmori Shiyõ. Shiyõ có một tâm thiện và khiêm tốn nhưng nhiệt tình và phóng khoáng, Shiyõ đã gây nhiều ảnh hưởng trong Ryõkan về kinh điển Khổng Học.
Đến năm mười sáu tiến hành học tập thay cha
làm trưởng làng, trong thời gian huấn luyện Ryõkan nhận thấy thật khó khăn vì
bị bó buộc để cố gắng làm tròn phận sự như gia đình mong mỏi. Bình thường là
người trai trẻ có tính tình dễ dãi, hòa nhã, khiêm tốn và làø người trung thực
yêu thiên nhiên như cha, tuy thế khác cha vì Ryõkan không thích chức vị,trách
nhiệm hay đối đầu với mọi tranh chấp. Nếu nối nghiệp cha Ryõkan bắt buộc phải
đối diện với mọi va chạm bất công. Nên sau khi nhận trách nhiệm nặng nề, chịu
đựng công việc gò bó, nội tâm mâu thuẫn trở nên khủng hoảng. Ryõkan lơ là với
chức vụ mà người cha đã công lao tạo dựng, để bắt đầu học thiền và tu tập với
trường Sõto dưới sự giảng dạy của thiền sư Genjõ Haryõ chùa Genjõ làng Amaze.
Cũng vào năm đó người Thầy học Omori Shiyõ mà ông yêu kính và chịu rất nhiều ảnh hưởng về giáo huấn, dọn trường sang thành phố khác (1777). Vài năm sau 1783 người mẹ tận tụy thương yêu qua đời, cha ông chán nản bỏ thương trường lại cho con quay ra vui với rượu, thơ phú cuối cùng bỏ ra đi không liên lạc với gia đình. Tuy là con trưởng ông không muốn tiếp tục cuộc sống tương lai gia đình đã vạch sẵn Ryõkan nhường quyền thừa hưởng lại cho em là Yoshiyuki. Năm 1795, Inan cha ông trầm mình ở sông Katsura tại Kyoto thọ sáu mươi tuổi để lại hài cú khó hiểu :
“ I’nan khao khát về
Với Phật A Di Đà
trầm mình sông Katsura”