KHÁI NIỆM VỀ BỒ TÁT - Kiêm Thêm

10 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 15964)

 

quan_am_0-content

 


KHÁI NIỆM VỀ BỒ TÁT

 

 

HẠNH BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM

 


Những vị Bồ Tát đang hiện sống trên trái đất", với tất cả chúnh sanh là những vị trải rộng lòng từ bi, hỷ xã quảng đại của mình, ra sức giúp đỡ chúng sanh, để chúng sanh hướng về Phật quả. Đó là hạnh nguyện chính của Bồ Tát trong thế gian.


Những vị Bồ Tất “siêu việt” (hiểu theo nghiã thông dụng của từ nầy) là những vị đã đạt các hạnh nguyện Ba La Mật (pàramità) – Đáo bỉ ngạn – và Phật quả- nhưng chưa nhập Niết Bản.


Tùy theo căn cơ và chức năng, các vị Bồ Tát thể hiện trong vị thế nầy hay vị thế khác, không ở một địa vị giáo hoá cố định.


Đây là điều khác nhau cơ bản trong các cấp độ ở Phật Giáo Đại Thừa và Phật Giáo Tiểu Thừa.


Đó là chư vị đã đạt tới Nhất thiết trí, không còn trong vòng sinh tử luân hồn, xuất hiện trong thế gian dưới nhiều dạng khác hẳn nhau, cũng theo mục đích cứu độ chúng sanh.


Đó là chư vị được Phật tử tôn thờ và đảnh lễ, quan trọng nhất là Bồ Tát Quán Thế Âm Avalokitesvara), Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Manjusri) , Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền (Samantabhadra) , Bồ Tát Đại Thế Chí (Maha Sthàmapràpta) ; Bồ Tát Đại Tạng Vương (Ksitigarbha)...

 

 

 

MƯỜI PHÁP TU HÀNH “BỒ TÁT HẠNH”


Đối với phép tu hành của các vị Bồ Tát, thì có mười phép có tính phương tiện như sau:


Thứ nhất: Người tu Bồ Tát hạnh thì lòng không keo lận, bao giờ cũng sẵn lòng xả thân mạng của mình không chút toan tính, chỉ muốn vì lợi ích của chúng sinh, mà không cần phải báo đáp trở lại cho mình.

Điều nầy được gọi là “ Bố thí phương tiện”


Thứ nhì: Người tu Bồ Tát hạnh, thì luôn luôn tuân thủ theo đóng những giới luật, tự mình có đủ uy lực cần thiết, không kinh thường kẻ khác, đối với các cảnh trần gian lòng không nhiễm trược.

Điều nầy được gọi là “Trì giới phương tiện”.


Thứ ba: Người tu Bồ Tát hạnh, thì luôn luôn xa lià những sự điên đảo, hung ác và không có tướng bỉ với ngã; đối với chúng sinh nếu có kẻ nào ngang tàng, xâm phạm đến mình, cũng chịu nhịn nhục, để loại trừ những tác hại.

Điều nầy được gọi là “Nhẫn nhục phương tiện”.


Thứ tư: Người tu Bồ Tát hạnh đối với mọi việc trong sạch thì phải chịu khó nhọc, dũng mãnh, không lười nhác; học được pháp gì thì suy nghĩ sâu sắc, không xao nhãng, cẩu thả trong nhận thức.

Điều nầy được gọi là “Tinh tiến phưong tiện”.


Thứ năm: Người tu Bồ Tát hạnh, xả bỏ hết “ngũ dục” (sắc dục, thanh dục, hương dục, xúc dục, vị dục) và mọi điều phiền não, mà đối với mọi pháp môn Thiền định giải thoát thì phải có nguyện ý tu tập, cầu chứng được Phật quả.

Điều nầy được gọi là “Thiền định phương tiện”.


Thứ sáu: Người tu Bồ tát hạnh, xa lià những điều ngu si phiền não, nuôi lớn những công đức tu tập, luôn luôn hoan hỷ tiến tu, không chán nản; khai phát các tuệ giải, thành tựu Đại Bồ Đề.

Điều nầy được gọi là “Trí tuệ phương tiện”.


Thứ bảy: Người tu Bồ Tát hạnh, vận dụng cái tâm bình đẳng, đại Từ bi, tạo những lợi lạc cho hết thảy chúnh sinh, dù phải trải qua nhiều kiếp, những vẫn không mỏi chán.

Điều nầy được gọi là “Đại từ phương tiện”.


Thứ tám: Người tu Bồ Tát hạnh, tuy hiển rõ chư pháp là vốn không có tự tính, những vẫn lấy cái tâm bình đẳng mà chịu mọi điều phiền não, dù cho phải trải qua bao nhiêu kiếp ở trần gian, vẫn không nản lòng, sờn chí.

Điều nầy được gọi là “Đại bi phương tiện”.


Thứ chín: Người tu Bồ Tát hạnh, lấy cái vô ngại trí tuệ mà khai phá cho tất cả chúng sinh, khiến họ liễu ngộ các giác tỉnh bản hữu, không có điều gì nghi hoặc nữa. Sự giác ngộ của họ nằm trong chiều hướng giác ngộ của chúng sinh.

Điều nầy được gọi là “Giác ngộ phương tiện”


Thứ mười: Người tu Bồ Tát hạnh, chuyển cái pháp luân, vô thượng hóa đạo hết thảy chúng sinh, để họ nghe theo để tu tập, tạo thêm khả năng Bồ Đề Hạnh.

Điều nầy gọi là “Chuyển bất thoái pháp luận phương tiện”.

 

 

Những điều kể trên cho thấy được rằng: Thực đức của các vị Bồ Tát là mở rộng lòng từ bi, sử dụng linh hoạt các phương tiện trong tam giới. Họ không nhập Niết Bàn, mà vẫn cứ vào trong cõi sinh tử, hoá độ chúng sinh. Họ lấy ý nghĩa “tự giác và giác tha” làm cơ sở hành trì.



A LA HÁN (ARAHANT)



Trong hệ thống tổ chức Phật Giáo thời nguyên thủy, A la hán là quả vị cao nhất mà một để tử của đức Phật chứng đắc đượ c. Vị nầy được gọi là đã giải thoát rốt ráo, dứt vòng sanh tử, chứng ngộ Niết Bàn.


Trong những kinh văn Nguyên thủy Phật Giáo, thực ra đã không được dùng một cách rõ ràng về ngôi vị nầy. Về nguyên nghĩa, A la hán là “xứng đáng được cúng dường”. Hán văn dịch là “Ứng Cúng”. Mặt khác, trong một phạm trừ hành xử, từ Arahant lại có nghĩa là “người sát” (han) kẻ thù (ari). Hán văn dịch là “Sát tặc”. Như thế, ở đây, danh từ đã không nói rõ ý nghĩa chính của quả vị nầy.


A la hán khá phổ biến; chẳng hạn như trong Kỳ Na Giáo (Jainism) A la hán có nghĩa là “vị có các bộc lưu đã khô cạn”., có nghĩa “kẽ đã dứt mọi ưu phiền, các nghiệp chướng”.


Trong Phật Giáo A la hán là vị đã dứt trừ tam độc (tham, sân, si), tự tại với mọi sự trên đời, không còn gì thêm để học hỏi. Như thế A la hán là vị đã thành tựu, đã đạt mục đích, đã “hoàn thành những gì cần phải làm”.


Về tu chứng, A la hán đã chứng đạt được lục thông:


Thiên nhĩ thông: nghe được âm thanh ở mọi nơi, hiểu được tiếng nói của chúng sinh.

Tha tâm thông: biết được tâm của người khác, của chúng sinh.

Thần túc thông: có thần thông hoá hiện như ý muốn, có thể vượt đến mọi nơi trong giây lát.

Thiên nhãn thông: thấy rõ mọi việc, mọi chúng sinh với các nghiệp nhân và quả.

Túc mạng thông: biết được vô lượng kiếp quá khứ của bản thân.

Lậu tận thông: dứt hết phiền não, mọi nhân sinh tử.


Trong 10 danh hiệu của đức Phật, có danh hiệu A la hán (Ứng Cúng).

 

 

Kiêm Thêm

Nguồn: Newvietart.com


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Học Phật