THẾ TRÍ BIỆN THÔNG - Minh Đức

21 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 19380)


buddlotus-content



Thế Trí Biện Thông

 

Minh Đức

 


Chúng ta học được từ thực tại của chính mình là có 10 triền sử trói buộc và sai sử mình trong ý tưởng. hành động và lời nói. Chính 10 nội kết này tạo thành nghiệp lực dẫn đạo cho hành nghiệp của mình trong thế giới này. Danh từ Phật học chia hai 10 cái triền phược này thành hai nhóm là :


1/-Phiền não chướng.


2/-Sở tri chướng.


Chính hai cái chướng này là nghiệp chướng, vì nó có năng lực trói buộc và sai sử mình theo định hướng của hai chướng ngại này. Phật học gọi đó là thế gian mê lầm điên đão. Những tri thức nào còn vướng mắc với hai chướng này, thì dù có biện luận thông suốt đến đâu thì cũng chỉ là thế trí biện thông. Thế trí biện thông là thứ tri kiến thông thái và lanh lợi nhưng còn mắc vào hai chướng là "Ngã chướng" và "Sở tri chướng". Vì vậy không rơi vào thế trí biện thông, thì mình phải biết rõ 10 thứ bệnh đang trói trăn và sai khiến hành xử của một sinh thể theo hướng của hai nghiệp chướng là Phiền não chướng và Sở tri chướng. Hai chướng ngại này là Ngã Chấp và Pháp chấp, mà một sinh thể thì phải bị ngăn che bởi hai cái chấp mắc này. Dù có lanh lợi và hùng biện đến đâu mà còn chưa thoát được 10 triền phược này thì cũng chỉ là thế trí biện thông, một tai nạn không có Phật Pháp, vì không đem lại sự giác ngộ tự tánh của sinh thể.


Ngã chấp thì có Phiền não chướng là:


1/- Ham muốn, còn gọi là tham dục và dâm dục.

2/- Nóng giận, còn gọi là sân nhuế.

3/- Đam mê si dại.

4/-Kiêu mạn, là lầm chấp về cái tôi.

5/- Nghi ngờ, không biết đúng sai nên luôn hoài nghi vì không có tín căn.. Năm cái chấp mắc này phát xuất từ một cái tôi của thân xác và tinh thần.


Pháp chấp còn được gọi là Sở tri chướng. Chính cái sở tri của kiến chấp làm thành sở tri chướng. Cái hiểu biết thành trở ngại ngăn che cho mình, vì nó là kiến chấp từ thế gian mà phát sinh. Kiến chấp sở tri này gồm có năm thứ là:


1/-Thân kiến, là cái thấy về thân. Sinh thể luôn có cái kiến chấp thân, nên thường bị dính mắc vào một cái thấy về thân. Bởi vì sinh thể có cái thân nên có cái thấy về thân


2/- Biên kiến là cái thấy bên lề, mình dính vào một phía bên lề để thấy. Thí dụ như khi mình thấy con cọp và con nai thì thế nào mình cũng phải đứng về một bên mà thấy. Thấy con cọp ăn con nai để trừ đói là một bên hoặc thấy con nai là nạn nhân đau khổ của con cọp là bên kia. Mình luôn phải đứng ở biên kiến của một bên mà nhìn, vì vậy trước cái nhị biên thì mình thường có biên kiến thấy về một bên.


3/- Tà kiến thì thấy lệch, thấy không đúng. Thí dụ như nghe người chết rồi thì có tái sanh thì vội cho là có linh hồn bất tử, có một cái hồn chui ra cái xác mà nhập vào thai để sinh ra. Thấy con người có tinh thần hiểu biết thì cho cái hiểu biết này do vật chất có trước rồi sanh ra tinh thần. Có rất nhiều tà kiến vì thấy lệch , thấy cong queo đi chứ không đúng , nên gọi là tà kiến.


4/- Ác kiến là cái thấy có hại cho chúng sanh, hại cho mình, hại cho người và hại cả hai và nhiều ngừoi khác. Những cái thấy gây tổn hại thì đều là ác kiế


5/- Giới cấm thủ kiến là bảo thủ cái thấy về giới phải giữ. Cố bão thủ cái thấy phải giữ giới mà không biết là giới đó có đem lại lợi ích hay không. Thí du giữ giới không nói láo, nên lúc nào cũng nói thật, nhưng không biết lợi hại của lời nói thật và dối, nên khi kẻ cướp nó hỏi cái gì thì cũng nói thật để nó làm hại người khác. Vậy là giới cấm thủ là một sai lầm từ cái thấy giữ giới mà không nhiêu ích hữu tình. Giới cấm thủ là đè nén và có cái thấy bị đè nén. Do vậy sự đè nén của giới cấm thủ đưa đến cái thấy bị đè nén do giữ giới. Cái đè nén này là sở tri chuớng có hại. Giới của Phật dạy là có động cơ của tình thương và vì sự lợi ích và hiểu biết của các chúng sanh. Vì vậy giới của Phật tử không do đè nén và đàn áp tao thành tri kiến ức chế. Có cái thấy ức chế khi giữ giới là giới cấm thủ kiến.


Do đó, nếu có thể biện thông bằng một cái trí rất thông minh lanh lợi, nhưng cái trí đó còn mắc kẹt trong ngã cấp và pháp chấp thì chính cái trí đó là thế trí biện thông, một tai nạn có hại cho mình và người khác nếu cho đó là chân lý và sự thật. Vì vậy tất cả ngữ ngôn đều là phương tiện đứng đắn để tỏ bày ý nghĩa cho một cái lý giả lập chứ không phải là chơn lý. Bởi vì chơn Lý thì chẳng thể là chơn nếu không có Sự. Vì chơn là cái thật có xảy ra như sự thật thì mới có thể gọi là sự thật. Tiêu chuẩn của chơn lý là sự thật. Vì vậy Lý và Sự phải có mặt cùng với nhau mới sự thật. Cái trí bị ngăn che bởi Ngã chấp và Pháp chấp thì chỉ thấy sự thật theo cái chướng mà sinh thể đeo mang, giống như người đeo cặp kiếng màu thì chỉ thấy theo màu kiếng mà nó mang. Hoăc tệ hại hơn như người bị hỏng mắt ôm con voi mà đoán mò, mò trúng chổ nào thì con voi là cái đó. Vì vậy còn dính mắc với Ngã chấp và Pháp chấp thì cái trí phàm phu đó, không thể nào mà không rơi vào thế trí biện thông.


Lý đáng mà nói thì cái gì cũng phải dựa vào cái có thể xảy ra hoặc đã và đang xảy ra, như một sự kiện có thật thì mới có tiêu chuẩn sự thật để lập luận. Nhưng mình lấy cái thực mà mình tưởng là thực đó để đã phá những cái không có thực như thi ca, như tiểu thuyết, như ngụ ngôn , như huyền thoại, như thần thoại, như chuyện liêu trai ma quái hồ đồ ủy mị v.v....nhưng mình không biết rằng những cái hoang tưởng thần thoại giả tưởng hư mị kia....chính là một ngụ ngôn để dùng ngôn ngữ hình thái không nắm bắt được mà biểu thị sự thật không nắm bắt được. Những ngụ ngôn như vậy thì mới chuyên chở được sự thật và lý vô ngại của Giác Tánh không ngăn ngại bởi những phạm trù của vật thể.


Vì vậy y kinh diễn nghĩa thì oan cho Phật, rời kinh mà một chử thì rơi vào ảo hóa của ma. Với những sinh thể còn trong ảo hóa của triền phược của Ngã chấp Phiền não chướng và trong Pháp chấp Sở tri chướng, thì tất cả ngôn ngử không thích hạp căn cơ và lý tánh của người đang mang nghiệp chướng trói buộc thì cũng không phải là Phật Pháp. Những cái không phải là sự thật, nhưng có thể làm cho mười triền sử bị tác động để bừng tỉnh thì đó lại là Pháp làm cho rơi rụng Phiền não và sở tri chướng.


Một sinh thể hứơng về hạnh phúc chân thật thì biết rằng mình có 10 nội kết để lên đường cùng 10 Pháp lữ này. Mình có tham thì biết mình đang có tham. Mình có sân thì biết mình đang có sân. Mình có đam mê thì biết mình có đam mê. Mình có kiêu mạn thì biết mình có kiêu mạn. Mình chưa có tín căn và còn nhiều nghi ngờ thì mình biết rõ mình đang có ngã chấp và phiền não chứớng ngại. Đây là sự thật của một cái tôi đang là. Tôi phải thấy cái đang là của tôi thì tôi mới ru tôi ngủ yên với nội kết được. Nếu tôi không biết cái tôi đang mang và đang bị chướng ngại thì tôi sẽ bị nội kết của tôi sai xử tôi như một nô lệ.


Cũng giống như vậy , nếu tôi không biết về cái tri kiến của tôi là thế gian sở chấp thì tôi sẽ trở thành nạn nhân của chính tri kiến của tôi. Bởi vì mình không biết bệnh của mình và giặc phiền não của mình, thì tình trạng của mình là một nô lệ không lối thóat. Nhưng khi mình nhận diện được giăc phiền não rồi thì mình có thể mỉm cừời với nội kết của mình và ru ngủ chúng. Mình phải ru cho chúng ngủ chứ không thể đàn áp và tiêu diệt chúng. Bởi vì chúng chính là mình và chúng sanh của mình. Nếu đàn áp và tiêu diệt chúng thì đã tự hủy diệt bóng ma là mình. Bởi vì phải hiểu chúng thì mới chuyễn hóa được chúng thành những chúng sanh hũu ích của mình, chứ không chịu chúng sai khiến mình như điều khiển nô lệ của Phiền não và tư kiến sai lầm của một sinh thể mê muội.


Muốn làm được công cuộc chuyển hóa này cần phải theo con đường Phật dạy trở về bằng Giới học , Định học, và Tuệ học. Nếu rời bỏ con đường Phật dạy thì trí tuệ mà mình có được chỉ là "Thế Trí biện thông". Có thế trí biện thông thì mình có thể viết những luận án nghiêm túc và lý luận tài tình. Nhưng mười nội kết thì không ngủ yên và chuyển hóa để đem lại hạnh phúc chơn thật cho mình và chúng sanh quanh mình. Như vậy thì trí tụê nào cũng có thể là thế gian trí, dù biện tài vô ngại trơn tru, nhưng ngã và pháp vẫn là triền phược. Lý và sự không viên dung thì không phải là phật pháp, dù có dẫn hết kinh điển ra để thuyết minh thì cũng chỉ là Ma Sự.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Học Phật