ĂN CHAY GIÚP PHÁT TRIỂN SỨC KHỎE - Thích Phụng Sơn

06 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 18886)



vegetarian-content



Ăn Chay Giúp Phát Triển Sức Khỏe


Thích Phụng Sơn


Bác sĩ Valter Longo là một nhà khoa học nổi tiếng tại Hoa Kỳ về gia tăng tuổi thọ qua những công trình nghiên cứu về tiến trình lão hóa của con người, hay là cơ chế của tuổi già, và đề nghị phương pháp làm cho tuổi già chậm lại cùng với cách giảm các chứng bệnh liên hệ với người lớn tuổi là ung thư và tiểu đường. Ông là giáo sư tại đai học nghiên cứu về bệnh tuổi già  Davis School of Gerontology và cũng là giám đốc trung tâm nghiên cứu tuổi thọ của viện đại học University of Southern California’s Longivity. Qua các cuộc nghiên cứu về phương pháp làm cho các bệnh liên hệ với tuổi già chậm phát triển hay không phát sinh, bác sĩ Longo thấy rõ kết quả của nhịn ăn vài ngày trong tuần đem lại kết quả tốt đẹp nên chính ông cũng là một người thực hành phương pháp nhịn ăn vài ngày trong tuần trong thời gian lâu dài giúp cho ông được khỏe mạnh và trẻ trung.




 Ăn ít sống lâu



Sống lâu và ít bệnh tật là mong ước chung của đa số loài người phản ánh qua nhiều câu chuyện cổ tích từ ngàn năm qua tuy hấp dẫn nhưng không có chứng cứ khoa học. Mãi đến năm 1940 các nhà khoa học mới bắt đầu tìm hiểu tác động của sự nhịn ăn và ăn ít lại giúp cho các con vật sống lâu và khỏe mạnh. Hai nhà nghiên cứu Carlson và Hoelzel (1) thực hành cuộc thí nghiệm cho các con chuột nhịn ăn cách ngày như hai ngày một lần, ba ngày một lần hay bốn ngày một lần trong tuần. So sánh với các con chuột khác ăn bình thường trong cuộc nghiên cứu thì các con chuột nhịn ăn này lại sống lâu hơn. Họ cũng so sánh với các con chuột cho ăn hạn chế lâu dài số lượng calorie hàng ngày, ăn ít lại thường xuyên, thì các con chuột nhịn ăn một số ngày trong tuần này khỏe mạnh hơn nhiều.



Ông Nicholas Wade, (2) biên tập viên của nhật báo lớn The New York Tỉmes ở Hoa Kỳ, đã tìm đến một ngôi làng xứ Ecuador ở Nam Mỹ để tìm hiểu về nguyên do dân làng này sống rất thọ mà lại có rất ít bệnh tật. Người dân trong làng thân thể lùn nhỏ, chỉ cao độ một thước. Họ bị chứng gọi là hội chứng lùn Laron. Ông Wade đã cung cấp các tin tức như sau:


Bác sĩ Guevara-Aguirre, chuyên viên về chứng tiểu đường, đã nghiên cứu 99 người dân làng với hội chứng Laron này đã 24 năm và thấy họ không bao giờ bị bệnh ung thư hay tiểu đường dù cho rất nhiều người trong nhóm dân làng này bị chứng béo phì.

 

 laron-content

Những người dân làng có hội chứng Laron.



Những người dân làng có hội chứng lùn Laron có một sự đột biến nơi gen làm thay đổi núm tiếp nhận (hay thụ thể, receptor) chất hót-môn làm tăng trưởng (growth hormone) nơi tế bào của họ. Thông thường, chất hót-môn tăng trưởng này chạy khắp cơ thể con người và kết vào núm tiếp nhận chất hót-môn này nơi tế bào để giúp cho sự tăng trưởng phát sinh. Tuy nhiên, người bị hội chứng lùn Laron có sự thay đổi nơi núm tiếp nhận loại hóa học trong cơ thể này đưa đến hậu quả là núm tiếp nhận không kết vào được với hót-môn tăng trưởng nên chất này mất tác dụng đối với cơ thể. Đối với các trẻ em bình thường thì chất hót- môn tăng trưởng kích thích làm cho gan tiết ra một loại hót-môn khác gọi là yếu tố phát triển tương tự như insulin (insulinlike growth factor, hay IGF-1). Chất IGF-1 này giúp cho trẻ em phát triển và cao lên. Vì thiếu chất hóa học này trong cơ thể nên trẻ em bị hội chứng Laron không phát triển được. Do đó, khi cho một số lượng IGF-1 vào cơ thể các em bé này trước khi các em đến tuổi dậy thì sẽ giúp các em bé này phát triển và cao lên như người bình thường. Tuy nhiên, trong cái rủi lại phát sinh cái may là chính nhờ có rất ít chất IGE-1 trong cơ thể lại trở thành một yếu tố giúp các người lùn sống lâu, khỏe mạnh và có rất ít bệnh tật.



Bác sĩ Guevara-Aguirre nói điều kỳ lạ trên cho nhiều người biết nhưng không ai tin cả, cho đến mười năm sau, lúc ông gặp bác sĩ Longo vào năm 2005, mới thấy có người đồng ý với mình. Bác sĩ Longo là chuyên gia nổi tiếng về tuổi thọ thấy đây là một cơ hội thật tốt để nghiên cứu con người có những gen, yếu tố di truyền, đột biến làm cho họ mạnh khỏe và sống lâu mà ông đã biết đến trong các cuộc nghiên cứu những con chuột.



Giáo sư Longo đã nghiên cứu hội chứng này nơi các con chuột từ lâu qua cách làm cho sinh ra những con chuột có chất IGF-1 rất thấp. (3) Mục tiêu của nhóm nghiên cứu về tuổi thọ ở đại học nam California USC là làm cho các núm tiếp nhận hót-môn tăng trưởng IGF-1 ngưng hoạt động thì ung thư sẽ ngưng phát triển. Điều này họ đã thành công trong cuộc thí nghiệm với các con chuột và kết quả là các con chuột gia tăng tuổi thọ 50% và giảm bị chứng ung thư 50%.


Có nhiều loại thuốc thí nghiệm vào chuột để chữa trị bệnh tật hay gia tăng sức khỏe thì thành công nhưng khi áp dụng cho loài người thì thất bại. Tuy nhiên, giáo sư Longo cho biết hội chứng Laron đã có sẵn nơi con người, việc gặp gỡ với bác sĩ Guevara-Aguirre và nhóm người lùn ở Ecuador đã giúp cho họ rút ngắn thời gian nghiên cứu đến 20 năm và nhờ đó hy vọng có kết quả sớm hơn. Trên thực tế, họ đã chế ra loại thuốc làm tế bào thay đổi tương tự như nơi người có hội chứng Laron và hy vong trong một thập niên thì loại thuốc này sẽ có mặt trên thị trường để chữa trị bệnh tật và gia tăng tuổi thọ.


Trước gánh năng của chi phí ý tế hiện nay gia tăng quá nhiều, cơ quan y tế quốc gia National Institutes of Health Hoa Kỳ đã cung cấp nhiều triệu mỹ kim để cho nhóm nghiên cứu này làm việc để chế tạo loại thuốc làm phát sinh ra trạng thái tích cực như hội chứng Laron với mục đích giúp phòng ngừa chứng ung thư và tiểu đường cùng gia tăng tuổi thọ mà ít bị bệnh tật.


Với mục đích tốt đẹp như trên và với phương tiện tài chánh đầy đủ, bác sĩ Longo (4) hợp tác với nhiều chuyên viên tài giỏi nổi tiếng thuộc các viện nghiên cứu về khoa nội tiết, biến dưỡng năng lượng và sinh sản, phân khoa sinh học, trung tâm nghiên cứu lão học, phân khoa nội tiết, phòng nghiên cứu về tuổi già, phân khoa nghiên cứu bệnh tật và trung tâm nghiên cứu ung thư thuộc các nước cùng viện đại học University of Southern California, Hoa Kỳ, để thực hiện một cuộc nghiên cứu nghiêm túc và lâu dài. 


 

Các chuyên gia nghiên cứu những dân làng có hội chứng lùn Laron và thấy họ có rất ít chất IGF-1 (insulin-like growth factor–1). Chất này giúp cơ thể phát triển nhưng cơ thể họ thiếu IGF-1 nên họ bị lùn. Tuy nhiên, điều này lại đưa đến kết quả tốt là họ không bị chứng ung thư và tiểu đường. Như vậy, có rất ít chất IGF-1 là điều rất quan trọng để không bị các chứng bịnh hiễm nghèo khi cơ thể con người phát triển và già dần. Nơi những người bình thường không bị hội chứng Laron thì khác hẵn, các nhà khoa học cho rằng đây là cái giá mà con người phải trả khi cơ thể phát triển lớn lên và sống lâu.

 

 dna-content

Hình vẽ DNA.


Các chuyên gia nghiên cứu đã nuôi các tế bào tách rời của con người trong một cái dĩa thí nghiệm và họ chế máu của những người có hội chứng lùn Laron vào. Một dĩa khác họ cũng nuôi tế bào con người được tách rời nhưng không cho máu người có hội chứng Laron mà chỉ là máu người bà con của họ không bị hội chứng này. Sau đó họ bỏ vào hai dĩa đó một chất hóa học gây ốc xít hóa để cố ý làm hư hại DNA (acid deoxyribonucleic), thành phần cơ bản di truyền của tế bào. Họ thấy máu của người có hội chứng Laron có hai tác dụng quan trọng như sau:


1. Máu người có hội chứng Laron bảo vệ các cấu trúc di truyền DNA nơi tế bào khỏi bị hư hại.


2. Tuy nhiên, khi các tế bào đã bị hư hại thì nó lại thúc dục các tế bào bị hư hại tự hũy diệt để khỏi trở thành tế bào ung thư. Đây là một cơ chế tự nhiên mà cơ thể con người hay sử dụng để tránh bị ung thư.


3. Hai điều tốt trên sẽ bị chuyển ngược lại khi các nhà nghiên cứu cho chất IGF-1 vào, dù với số lượng rất ít.


Dù cơ thể con người cần một ít chất IGF-1 để bảo vệ chống lại bệnh tim mạch, tuy nhiên, nơi cơ thể người lớn tuổi, càng ít chất IGF-1 thì tốt hơn. Bác sĩ Longo nghĩ rằng chất IGF1 liên hệ đến rất nhiều bệnh tật của người lớn tuổi như bệnh loãng xương, Alzheimer cùng các bệnh làm giảm sút trí tuệ.


 

Chuyên gia nghiên cứu về dinh dưỡng và tuổi già Luigi Fontana  (5) thuộc trường đại học Washington University thành phố Saint Louis School of Medicine, Hoa Kỳ đã đưa ra kết luận như sau:


Tất cả các dữ kiện của các cuộc nghiên cứu hiện đã được tập hợp lại. Khi chúng ta kết hợp lại tất cả các thành phần của vấn đề khảo cứu thì chúng ta thấy rõ chất IGF-1 là một thành phần có tính cách quyết định làm phát sinh bệnh ung thư.


 

Vậy chất IGF-1 này từ đâu sinh ra. Bác sĩ Fontana nói rõ là ăn càng nhiều thịt, cá, trứng và sữa bò cùng các thực phẩm làm từ sữa bò như phó mát vốn chứa nhiều chất đạm thì số lượng IGF-1 càng gia tăng. Điều này thấy rõ nơi các nhóm di dân đến Hoa Kỳ. Khi ở nước họ, họ ăn ít thịt, ăn rau củ nhiều và họ ít bị bệnh. Lúc đến Hoa Kỳ, họ gia tăng ăn thịt nhiều nên gia tăng bị ung thư và các bệnh tật khác.



 Ăn chay chuyển ngược bệnh tật: giảm tối đa IGF-1 từ thịt



Cơ thể chúng ta luôn luôn sản xuất ra những tế bào mới, qua sự tách đôi tế bào, để thay thế cho các tế bào củ chết đi. Chính chất BGF-1 kích thích cho các tế bào thực hành sự tách đôi này để tạo ra các tế bào mới. Khi chúng ta còn nhỏ, chất hót-môn khich lệ sự tăng trưởng IGF-1 có nhiều trong cơ thể giúp chúng ta phát triển chiều cao bình thường. Tuy nhiên, khi chất hót-môn phát triển này có quá nhiều khi không cần thiết, như nơi người cao niên, thì chúng vẫn khích thích các tế bào sinh sản nhanh chóng. Đối với các tế bào lành mạnh thì không có vấn đề. Đối với các tế bào bị hư hại thì tiến trình tự nhiên của chúng là chết đi để cơ thể khỏi bị bệnh tật. Tuy nhiên, chất IGF-1 khích thích các tế bào này tiếp tục sống và sống mãi cùng lúc sinh sản vô số các tế bào khác. Chính tế bào này đã bị bệnh nên khi nó tách đôi thành hai tế bào thì tế bào mới sinh ra cũng bị bệnh. Trong trường hợp ung thư, các tế bào bị ung thư tách đôi nhanh chóng và chúng tạo thành u bướu ung thư.


 

Khi ăn ít chất đạm từ thịt thì cơ thể sinh sản ít chất IGF-1 để không bị các chứng bịnh hiễm nghèo nhất là nơi những người lớn tuổi là điều được các bác sĩ nổi tiếng về dinh dưỡng lành mạnh Barnard và Dean Ornish nhắc nhở từ lâu. (6) Các cuộc nghiên cứu của hai bác sĩ này cùng nhiều đồng nghiệp cho thấy ăn chất đạm từ thịt, cá, trứng và sừa cũng như chất đạm từ các hạt đậu như đậu nành, đậu đen hay đậu đỏ hay từ các loại thực vật khác đều sinh ra chất IGF-1. Tuy nhiên, các bác sĩ này này nhấn mạnh khi ăn nhiếu rau củ, các hạt đậu và trái cây thì chúng ta mang vào cơ thể hàng trăm ngàn chất tốt chống ốc xít hóa giúp phòng ngừa chứng ung thư và các bệnh tật khác.



Điều này chính cựu tổng thống Bill Clinton thực hành. Ông bị bịnh tim mạch nặng, phải mổ tim, nên sau đó ông quyết định theo lời khuyên nên phòng bệnh qua cách ăn uống lành mạnh. Ký giả Sherwell (7) loan báo tin cựu tổng thống Bill Clinton chỉ ăn đậu, rau và trái cây để phòng ngừa bệnh tim mạch tái phát, nhắc lại lời tâm sự của cựu tổng thống Clinton như sau:

 

 “Tôi sống bằng cách ăn thức ăn rau trái. Tôi ăn đậu, các loại hạt, rau, trái cây. Tôi uống thực phẩm chức năng có chất đạm mỗi buổi sáng - không có sữa bò, tôi uống sữa hạnh nhân trộn với trái cây và chất đạm, như vậy tôi ăn chất đạm cho một ngày khi tôi bắt đầu cho ngày đó.”

 


 Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả



Như chúng ta đã biết qua, cơ thể con người lúc còn nhỏ cần chất hót-môn IGF-1 để phát triển và nếu trẻ em nào thiếu chất này thì trở thành người lùn. Nơi người lớn tuổi, dù cơ thể con người cần một chút ít chất IGF-1 để bảo vệ chống lại bệnh tim mạch, tuy nhiên, càng có ít chất IGF-1 thì tốt hơn. Bác sĩ Longo tìm thấy chất IGF-1 liên hệ đến rất nhiều bệnh tật của người lớn tuổi như bệnh loãng xương, Alzheimer cùng các bệnh làm giảm sút trí tuệ.


Bác sĩ Dean Ornish cùng các chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng (8) tìm hiểu sự liên hệ giữa chất IGF-1 làm cơ thể phát sinh ung thư và tiểu đường khi ăn chất dạm (protein) từ đậu nành nơi những người ăn chay và ăn thường có thịt cá. Sự gia tăng mức độ IGF-1 có liên hệ với sự gia tăng nguy cơ ung thư tiền tuyến liệt. Ngược lại, sự gia tăng mức độ các chất đạm kết vào (Binding Protein hay BP) chất IGF-1 này, là những chất IGFBPs, được xem là có khả năng bảo vệ tế bào trong cơ thể con người không bị nguy cơ các bệnh tật do IGF-1 làm phát sinh.



Khi ăn nhiều chất đạm từ thịt thú vật hay từ đậu nành đều làm cho IGF-1 gia tăng số lượng. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu – trong phòng thí nghiệm hay trên đời sống thực tế - đã chứng tỏ các chất isoflavones nơi đậu nành có khả năng ngăn chặn các tế bào sinh sản nhanh chóng (làm phát sinh ung thư) và có tác động hỗ trợ cho các tế bào đã bị hư hại tự sát (tự hũy diệt để khỏi trở thành tế bào ung thư). Các chuyên gia đã nghiên cứu những người bị bệnh ung thư tiền tuyến liệt ăn vào tổng số chất đạm và số lượng các chất isoflavones liên hệ đến các chất đạm IGFBPs kết vào hót-môn IGF-1 (làm cho nó giảm tác dụng tiêu cực). Những người tham dự cuộc nghiên cứu là những người đã thay đổi lối sống và cách dinh dưỡng là ăn chay hoàn toàn trong đó có 58 grams chất đạm đậu nành mỗi ngày. Sau một năm, các chuyên gia nghiên cứu thấy mức độ IGF-1 đều gia tăng nơi nhóm ăn thịt và ăn chay. Tuy nhiên nhóm ăn chay hoàn toàn mà ăn thêm isoflavones từ trong đậu nành thì lượng IGFBPs tăng nhiều hơn. Nhóm nghiên cứu đã kết luận như sau:



Ăn nhiều chất đạm từ thực vật liên hệ với sự gia tăng chất IGFBP-1 (giúp giảm tác dụng IGF-1). Sự tìm thấy này cũng phù hợp với kết quả các cuộc nghiên cứu trước cho thấy những người ăn chay hoàn toàn có mức IGFBP-1 cao hơn là những người ăn thịt hay những người ăn chay không hoàn toàn (như ăn thêm trứng hay uống sữa bò). Thêm vào đó, kết quả cuộc nghiên cứu trong một năm cho thấy có sự liên hệ tốt đẹp giữa chất IGFBP-1 và chất đạm thực vật cũng như các chất isoflavones nơi đậu nành. Điều tốt hơn nữa, cả hai chất đạm từ thực vật và isoflavones từ đậu nành liên hệ nghịch với sự phát triển LNCaP (Lymph Node Carcinoma of the Prostate cell, những tế bào tiền tuyến liệt bị ung thư,). Điều này cho thấy ăn chất đạm thực vật và isoflavones từ đậu nành có thể có lợi ích chống lại sự tăng trưởng của u bướu.”


Tuy nhiên, bác sĩ Dean Ornish và các nhà nghiên cứu này nhắc nhở vì chất đạm từ thịt, cá, sữa trứng hay đậu nành đều làm gia tăng IGF-1, do đó, dù ăn chay hay ăn thường, những người đang ở trong giai đoạn đầu bị chứng ung thư tiền tuyến liệt đừng ăn quá số lượng chất đạm cần ăn mỗi ngày theo lời khuyến cáo trong bản liệt kê nhiều thứ của viện y tế Institute of Medicine. Bản liệt kê này rất phức tạp và mạng Bác Sĩ Y KHoa Web M.D.(9) đã tóm lược về lượng chất đạm mỗi lứa tuổi cần ăn vào mỗi ngày như sau:

 

  • Các em bé chừng 10 grams một ngày.
  • Các thanh thiếu niên nam (từ 13 đến 19) chừng 52 grams một ngày.
  • Các thanh thiếu niên nữ (từ 13 đến 19) chừng 46 grams một ngày.
  • Người lớn nam chừng 56 grams một ngày.
  • Người lớn nữ chừng 46 grams một ngày.



Đó chỉ là cách tính tổng quát. Số lượng chất đạm cần ăn mỗi ngày còn liên quan đến số cân nặng của mỗi người. Một điều quan trọng cần nhớ là những phụ nữ mang thai cần ăn đến mức 71 grams protein mỗi ngày.


Nếu tính theo tỷ lệ của số calories ăn vào mỗi ngày thì nên ăn chất đạm từ 10% nhưng không quá 35% so với số calories ăn vào mỗi ngày. Ví dụ: mỗi ngày ăn 1. 500 calorie với 30% chất đạm: 1. 500 X 30 và chia cho 100 = 45 grams chất đạm.


 


 Nên ăn chay vài ngày trong tuần hay tháng



Chúng ta thường nghe ăn chay để phát triển lòng từ bị và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về sức khỏe, tuổi thọ và phòng ngừa bệnh tật nhấn mạnh đến sự cần thiết của ăn chay trường hay ăn chay vài ngày trong tuần hay trong tháng. Các nhà khoa học có cái nhìn tổng quát về ăn chay và ăn thường mà chúng ta cần nhớ:


- Gia tăng chất IGF-1 liên quan đến sự gia tăng ung thư cũng như tiểu đường. Ngược lại, sự gia tăng các chất đạm kết vào IGF-1 (binding proteins hay IGFBPs) giúp phòng ngừa các chứng bệnh nói trên.

 

- Các cuộc nghiên cứu cho thấy ăn thịt, cá hay đậu nành đều làm cho lượng IGF-1 gia tăng. Tuy nhiên, chất đạm trong rau, củ, trái cây và các loại hạt đậu cùng chất isoflavones trong đậu nành có tác dụng bảo vệ chống bệnh tật, nhất là nơi người lớn tuổi vì giúp cho gia tăng số lượng IGFBDs, chất đạm kết vào hót- môn phát triển IGF-1 làm cho nó hết tác dụng tiêu cực.



Chất IGF-1 được gọi là yếu tố phát triển tương tự như insulin vì cấu trúc của nó giống như insulin, một chất được lá lách tiết ra khi chúng ta ăn đường vào để giúp cho sự tiêu hóa chất đường. IGF-1 do gan tiết ra, giúp cho cơ thể phát triển và ngăn ngừa các tế bào bị chết. Có chất thứ hai tương tự là IGF-2, hoạt động rất mạnh mẽ vào giai đoạn chúng ta còn nhỏ hay vào thời thanh niên, tác động vào IGF-1 làm cho chất này gia tăng hoạt động để điều hành sự phát triển của các tế bào trong cơ thể con người (10, 11).

 

  


 Đậu phụ nấu với cà chua phòng chứng ung thư



Ăn chất đạm từ đậu nành cũng làm cho số lượng IGF-1 tăng nhưng chất này giảm bớt tác dụng tiêu cực do chất isoflavones có trong đậu nành. Ngoài ra, khi phối hợp với các loại rau trái khác, mức độ tác dụng tiêu cực của IGF-1 giảm nhiều. Đây là sự khác biệt quan trọng giữa ăn nhiều thịt cá và ăn chay.



Giáo sư John Erdman, Zuniga và Clinton (12) thuộc viện đại học University of Illinois, Hoa Kỳ, đã nghiên cứu và tìm thấy sự kết hợp giữa đậu nành và cà chua giúp cho giảm chứng ung thư tiền tuyến liệt nơi đàn ông rất nhiều. Các chuyên gia về thực phẩm này thực hành một cuộc nghiên cứu trên những con chuột để tìm hiểu tác dụng của hai loãi thức ăn đậu nành và cà chua giúp cơ thể phòng bệnh ra sao. Họ dùng các con chuột mà thành phần di truyền trong tế bào đã bị làm cho thay đổi (genetically engineered) và chắc chắn cơ thể của chúng sẽ phát ra chứng bệnh ung thư tiền tuyến liệt loại nặng. Khi các con chuột lớn lên từ 4 tuần lễ đến 18 tuần lễ, họ chia các con chuột này thành bốn nhóm và cho ăn như sau trong mỗi bữa ăn:


  1. Nhóm một: ăn 10% bột của cà chua nguyên trái.
  2. Nhòm hai: ăn 2% mầm hạt đậu nành
  3. Nhóm ba: ăn cả cà chua và mầm hạt đậu nành.
  4. Nhóm bốn: không ăn cả hai thứ nói trên.


Tuy các con chuột này đã bị thay đổi thành phần di truyền trong tế bào và sau này cơ thể của chúng chắc chắn sẽ phát ra chứng ung thư tiền tuyến liệt nhưng một nửa các con chuột ăn cả hai thứ cà chua và mầm đậu nành thì không bị chứng ung thư loại dữ này. Còn những con chuột không ăn cả hai thứ đậu nành và cà chua thì tất cả đều bị chứng ung thư tiền tuyến liệt. Chuyên gia Zuniga tham dự cuộc nghiên cứu này kết luận:


Ăn cà chua, đậu nành, và cả hai thứ phối hợp lại, đều giúp cho giảm chứng ung thư tiền tuyến liệt nơi đàn ông. Tuy nhiên, ăn cả hai thứ cùng lúc cho chúng ta kết quả tốt đẹp nhất. Chỉ có 45% các con chuột ăn cả hai thứ thực phẫm này bị chứng ung thư, so sánh với 61% các con chuột trong nhóm ăn cà chua và 66% các con chuột trong nhóm ăn đậu nành. “



Các nhà khoa học nhắc nhở đây không phải là những con chuột lành mạnh bình thường mà là những con chuột một trăm phần trăm sẽ bị bịnh ung thư nên nhóm các con chuột không ăn cà chua hay đậu nành thì tất cả đều bị chứng ung thư. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng chất isoflavones trong đậu nành có tác dụng ngăn ngừa chứng bệnh ung thư. Những người đàn ông ở các nước Á châu ăn nhiều đậu nành thì mức độ bệnh này thấp hơn ở những nước ăn ít đậu nành.


Như vậy thì đàn ông cần ăn bao nhiêu đậu nành để phòng ngừa chứng ung thư tiền tuyến liệt? Căn cứ vào cuộc nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng, chuyên gia nghiên cứu Zuniga cho rằng một người đàn ông 55 tuổi cần ăn bốn miếng cà chua (một trái cà nhỏ 80 grams là một miếng) và hai miếng đậu khuôn (50 grams một miếng) mỗi ngày là đủ để bảo vệ cho mình phòng ngừa chứng bệnh này. Khi ăn thì nên ăn trái cà hay đậu phụ (đậu khuôn) tươi chứ không dùng thực phẩm chức năng chế biến thành viên (như viên thuốc bổ) hay bột từ các loại thực phẩm. Ngoài ra, mầm của hạt đậu nành có nhiều chất isoflavones như daidzein và glycitein nhưng ít genistein. Dù ít genistein, mầm đậu nành vẫn rất hữu hiệu trong việc giúp phòng ngừa chứng ung thư nơi đàn ông này.

 



 Những điều tốt đẹp khác từ thực phẩm đậu nành 


 

Khi nói đến ăn chay thì phải nói đến đậu nành vì đậu phụ làm ra từ đậu nành là thực phẩm chính cung cấp chất đạm cũng như giúp cho nấu các món ăn ngon để có thể ăn chay lâu dài. Trong vòng 20 năm qua, có rất nhiều cuộc nghiên cứu về đậu nành vì các chuyên viên y tế nhận thấy dân số những nước Á Châu dùng đậu nành nhiều thì tỷ lệ bị ung thư thấp. (13) 

 

Dù kết quả nói trên làm cho các chuyên viên dinh dưỡng đánh giá cao đậu nành trong mức thang dinh dưỡng, tuy nhiên, một số nhà khoa học e ngại chất isoflavones trong đậu nành, vốn có tác dụng tốt giúp cho giảm ốc-xít hóa trong cơ thể, có thể có tác dụng như chất hót-môn estrogene làm nguy hại cho những phụ nữ đang bị chứng ung thư ngực. (14)


Các nhà nghiên cứu về bệnh tật ở Hoa Kỳ và Trung Quốc, nơi có nhiều người ăn đậu nành, tìm thấy thức ăn này không những là an toàn cho những bệnh nhân ung thư vú mà còn giúp cho giảm chứng bệnh này. (15-19)


Các cuộc nghiên cứu cho thấy những phụ nữ, đã được chữa lành chứng ung thư ngực, ăn đậu nành không làm gia tăng nguy cơ bị tái phát ung thư ngực hay bị tử vong (20). Cuộc nghiên cứu khác cho thấy những phụ nữ bị chứng bệnh này giảm tái phát bệnh 36% nếu họ ăn vào mỗi ngày từ 10 grams hay nhiều hơn isoflavones từ đậu nành. (21)


Chuyên gia Nechuta và các đồng nghiệp (22) trong một cuộc nghiên cứu rộng lớn do phòng nghiên cứu bệnh tễ học Division of Epidemiology thuộc phân khoa Department of Medicine, của trường đại học Vanderbilt University School of Medicine, tỉnh Nashville, Hoa Kỳ. Họ chia 9514 phụ nữ đã lành chứng bệnh ung thư ngực tham gia cuộc nghiên cưu làm hai nhóm: nhóm gốc Hoa Kỳ và nhóm gốc Trung Hoa. Cuộc nghiên cứu kéo dài dài từ năm 1991 đến năm 2006 và kết quả cho thấy những phụ nữ bị chứng bệnh này giảm tái phát bệnh 36% nếu họ ăn vào mỗi ngày từ 10 grams hay nhiều hơn isoflavones từ đậu nành. (23)


Vào năm 2012, chuyên gia nghiên cứu Zhang và các đồng nghiệp ( 35) thuộc trường y khoa Mông Cổ đã nghiên cứu những phụ nữ bị chứng ung thư ngực ở nước này. Đây là một cuộc nghiên cứu kéo dài trung bình trên 52 tháng với 616 bệnh nhân ung thư vú trong đó có 79 người chết vì bệnh này.


Các chuyên viên khoa học tìm thấy nếu người bệnh ăn vào một miếng (50 gram) đậu nành mỗi ngày thì mức độ tử vong giảm xuống từ 22 đến 44%.


Điều này cũng phù hợp với lời tường trình của các chuyên gia nghiên cứu (24) tại phiên họp hàng năm lần thứ 102 của hiệp hội nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, American Association for Cancer Research, tại bang Florida, Hoa Kỳ vào ngày 2 đến ngày 6 tháng 4 năm 2011, về cuộc nghiên cứu rộng lớn 16. 000 phụ nữ đã lành chứng ung thư vú cho thấy thực phẩm đậu nành như sữa đậu nành và đậu khuôn không liên hệ đến nguy cơ làm tái phát chứng ung thư vú.



Những phụ nữ nào ăn nhiều chất isoflavones nơi đậu nành (23 gram mỗi ngày, độ 200ml sữa đậu nành) thì giảm đi 9% nguy cơ tử vong vì bệnh này và giảm 15% nguy cơ bị bệnh tái phát.

 



 Đậu nành giúp giảm ung thư phổi



Chuyên gia nghiên cứu Yang và các đồng nghiệp (25) đã duyệt lại 11 cuộc nghiên cứu và tìm thấy – đối với những người không hút thuốc - những người nào ăn nhiều đậu nành thì nguy cơ bị ung thư phổi giảm 23% so với những người ăn ít đậu nành. Kết quả tốt đẹp này giới hạn trong số người Á Châu không bao giờ hút thuốc.

 

Tổ chức ung thư quốc gia Hoa Kỳ, American Cancer Society, là tổ chứ c uy tín về phòng ngừa và điều trị ung thư, đã tài trợ cho nhiều cuộc nghiên cứu về vấn đề này, đã cho rằng với những người phụ nữ lành bệnh ung thư vú, chứng cứ các cuộc nghiên cứu cho thấy khi họ ăn đậu nành thì không làm phát sinh những phản ứng nghịch làm cho căn bệnh tái phát hay chết vì chứng bệnh này.


Trước những tin đồn ăn đậu nành làm gia tăng nguy cơ bị ung thư, tổ chức American Cancer Society này đã căn cứ vào rất nhiều cuộc nghiên cứu khoa học (26-28) nói rõ đậu nành có thể làm giảm đi một số bệnh ung thư như sau:


Cùng với các loại hạt đậu khác, đậu nành và các thức ăn làm từ đậu nành là một nguồn chất đạm thượng hạng nên thay thế tốt cho thịt. Đậu nành chứa nhiều chất hóa học thực vật và là một nguồn isoflavones thực vật giàu có, có các hoạt động họt môn estrogene yếu kém, nên có thể bảo vệ chống lại các loại ung thư lệ thuộc vào họt môn. Càng ngày càng có nhiều chứng cứ từ khoa nghiên cứu về các loại bệnh tật cho thấy ăn các thực phẩm truyền thống đậu nành, như đậu khuôn (đậu phụ) có thể làm giảm đi nguy cơ bệnh ung thư vú nơi phụ nữ, tiền tuyến liệt nơi đàn ông, màng trong dạ con phụ nữ cùng một số chứng cứ giảm bớt các loại ung thư khác.” (29)


 

Các chuyên gia nghiên cứu như Wu, (30) Messina và các đồng nghiệp (31) nhắc nhở dù thực phẩm đậu nành mang đến nhiều điều tốt đẹp cho phụ nữ Á Châu trong các cuộc nghiên cứu nói trên, tuy nhiên, chỉ những người phụ nữ nào ăn thực phẩm đậu nành sớm trong đời sống của họ mới có được nhiều kết quả tốt đẹp về ít bị chứng ung thư vú. 



Điều này phù hợp với các cuộc nghiên cứu của chuyên gia Korde và các đồng nghiệp, (32) thuộc viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ National Cancer Institute, cho thấy những phụ nữ Hoa Kỳ gốc Á châu ăn nhiều thực phẩm đậu nành nhất trong lức tuổi từ 5 đến 11 tuồi thì giảm nguy cơ ung thư 38% so với những phụ nữ ít ăn thực phẩm đậu nành.



 Cần phát nguyện ăn chay mỗi tháng vài ngày



Đạo Phật là đạo của trí tuệ, của sự thấy biết chân thật. Trước các kết quả nghiên cứu khoa học nói trên, chúng ta ai cũng thấy ăn rau quả, đậu phụ và giảm bớt thịt cá là điều cần thiết để sống khỏe mạnh và gia tăng tuổi thọ. Đạo Phật đã chỉ cho chúng ta cách thức thực hành ăn uống tốt hàng ngàn năm nay: đó là ăn chay. Với vị nào đã ăn chay trường thì xin tiếp tục với các thực đơn ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Với vị nào chưa ăn chay, để bắt đầu, xin phát nguyện ăn mỗi tháng hai ngày, sau đó tăng lên bốn ngày hay nhiều hơn với các món ăn chay ngon và bổ dưỡng. Chúng ta cũng nên khuyến khích các trẻ em ăn chay vài ngày hay nhiều hơn và nhớ gia tăng đậu phụ cho các em ăn để sau này khi lớn lên các em bớt nguy cơ bị các bệnh tật, nhất là chứng ung thư và tiểu đường.



1. Carlson AJ, Hoelzel F. Apparent prolongation of the life span of rats by intermittent fasting. The Journal of nutri­tion. 1946; 31: 363-75


2.Nicolas Wade (2011). Ecuadorean Villagers May Hold Secret to Longevity. The New York Times. Published: February 16, 2011.


3. Ecuadorean Dwarfs May Unlock Cancer Clues - ABC News. http://ww.w.abcnews.go.com/Health/OnCall/ecuadorean. Retrieved on 07/30/2013. htm.


4.Guevara-Aguirre J, Balasubramanian P, Guevara-Aguirre M, Wei M, Madia F, Cheng CW, Hwang D, Martin-Montalvo A, Saavedra J, Ingles S, de Cabo R, Cohen P, Longo VD. (2011). Growth hormone receptor deficiency is associated with a major reduction in pro-aging signaling, cancer, and diabetes in humans. Sci Transl Med. Feb 16;3(70):70ra13.


5.Nina Bai (2012) Defective Growth Gene in Rare Dwarfism Disorder Stunts Cancer and Diabetes. http://www.naturalheightgrowth.com/2012/09/28/the-link-between-laron-syndrome-and-increased-longevity-and-cancer-decrease. htm. Retrived on 07/09/2013.


 6. Ornish D, Lin J, Daubenmier J, Weidner G, Epel E, Kemp C, Magbanua MJM, Marlin R, Yglecias L, Carroll PR, Blackburn EH. (2008)

Increased telomerase activity and comprehensive lifestyle changes: a pilot study. The Lancet Oncology. Early Online Publication, 16 September, 2008.


(7) The Daily Telegraph, October 3, 2010. Sherwell, Philip. “Bill Clinton’s new diet: nothing but beans, vegetables and fruit to combat heart disease” . http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/northamerica/usa/8038801.htm.


 7. Nina Bai (2012) Defective Growth Gene in Rare Dwarfism Disorder Stunts Cancer and Diabetes. http://www.naturalheightgrowth.com/2012/09/28/the-link-between-laron-syndrome-and-increased-longevity-and-cancer-decrease, htm. Retrived on 07/09/2013


 8.Dewell A, Weidner G, Sumner MD, Barnard RJ, Marlin RO, Daubenmier JJ, Chi C, Carroll PR, Ornish D.(2007). Relationship of dietary protein and soy isoflavones to serum IGF-1 and IGF binding proteins in the Prostate Cancer Lifestyle Trial. Nutr Cancer. 2007;58(1):35-42.

 

9.Jenny Stamos Kovacs. Protein: Are You Getting Enough? WebMD the Magazine. http://www.webmd.com/food-recipes/protein. htm. retrieved on 07/25/2013.

 

 10.Samani AA, Yakar S, LeRoith D, Brodt P. The role of the IGF system in cancer growth and metastasis: Overview and recent insights. Endocr Rev. 2007;28:20–47.


11.Belfiore A, Frasca F, Pandini G, Sciacca L, Vigneri R. Insulin receptor isoforms and insulin receptor/insulin-like growth factor receptor hybrids in physiology and disease. Endocr Rev. 2009;30:586–623.

 

12. K. Zuniga, S. K. Clinton, J. W. Erdman. The interactions of dietary tomato powder and soy germ on prostate carcinogenesis in the TRAMP model. Cancer Prevention Research, 2013


13. .Pisani P, Bray F, Parkin DM. Estimates of the world-wide prevalence of cancer for 25 sites in the adult population. Int J Cancer. 2002;97:72-81.


14. Helferich WG, Andrade JE, Hoagland MS. Phytoestrogens and breast cancer: a complex story. Inflammopharmacology. 2008; 16: 219-26.


15. Shu XO, Zheng Y, Cai H, Gu K, Chen Z, Zheng W, Lu W. Soy food intake and breast cancer survival. JAMA. 2009; 302: 2437-43.


16. Kang X, Zhang Q, Wang S, Huang X, Jin S. Effect of soy isoflavones on breast cancer recurrence and death for patients receiving adjuvant endocrine therapy. CMAJ. 2010; 182: 1857-62.


17.. Guha N, Kwan ML, Quesenberry CP, Jr., Weltzien EK, Castillo AL, Caan BJ. Soy isoflavones and risk of cancer recurrence in a cohort of breast cancer survivors: the Life After Cancer Epidemiology study. Breast Cancer Res Treat. 2009; 118: 395-405.


18.. Caan BJ, Natarajan L, Parker B, Gold EB, Thomson C, Newman V, Rock CL, Pu M, Al-Delaimy W, et al. Soy food consumption and breast

 

20. Project Shows that Cancer Recurrence does Not Increase in Breast Cancer Survivors Who eat Soy Food. Onco'Zine - The International Cancer Network, April 5, 2011.


21. Am J Clin Nutr. 2012 Jul;96(1):123-32. doi: 0.3945/ajcn.112.035972. Epub 2012 May 30.

 

22.Nechuta SJ, Caan BJ, Chen WY, Lu W, Chen Z, Kwan ML, Flatt SW, Zheng Y, Zheng W, Pierce JP, Shu XO. Soy food intake after diagnosis of breast cancer and survival: an in-depth analysis of combined evidence from cohort studies of US and Chinese women.

 

23. Zhang YF, Kang HB, Li BL, Zhang RM. Positive effects of soy isoflavone food on survival of breast cancer patients in china. Asian Pac J Cancer Prev. 2012; 13: 479-82.


24. Xiao S et al. Presented at the 102nd Annual Meeting of the American Association for Cancer Research, Orlando, FL, April 2-6, 2011.


25. Yang WS, Va P, Wong MY, et al. Soy intake is associated with lower lung cancer risk: results from a meta-analysis of epidemiologic studies. Am J Clin Nutr. 2011 Nov. 9 [Epub

 

26. Korde LA et al. Childhood soy intake and breast cancer risk in Asian American women. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. 2009; Apr 18(4): 1050-9.


27. Shu X et al. Soyfood intake during adolescence and subsequent risk of breast cancer among Chinese women. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. 2001; 10:483-8.


28. Shu XO et al. Soyfood intake and breast cancer survival. JAMA. 2009; 302(22): 2437-2443. 5. Yan L, Spitznagel EL. Soy consumption and prostate cancer risk in men: a revisit of the meta-analysis. Am J Clin Nut. 2009; 89: 1155-63.


29. Kushi LH, Doyle C, McCullough M, et al. (2012) American Cancer Society guidelines on nutrition and physical activity for cancer prevention: Reducing the risk of cancer with healthy food choices and physical activity. CA Cancer J Clin 62:30-67.


30. Wu AH, Yu MC, Tseng CC, Pike MC. Epidemiology of soy exposures and breast cancer risk. Br J Cancer. 2008; 98: 9-14.


43. Messina M, Hilakivi-Clarke L. Early intake appears to be the key to the proposed protective effects of soy intake against breast cancer. Nutr Cancer. 2009; 61: 792-798.


31. Messina M, Hilakivi-Clarke L. Early intake appears to be the key to the proposed protective effects of soy intake against breast cancer. Nutr Cancer. 2009; 61: 792-798


32. Korde LA et al. Childhood soy intake and breast cancer risk in Asian American women. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. 2009; Apr 18(4): 1050-9.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Nhan nai Lan