- Viếng đền KASHIMA

11 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 5985)




Viếng đền KASHIMA


 

 LỜI GIỚI THIỆU


 

Năm 1687 Bashõ thực hành một hành trình ngắn nhưng rất quan trọng ghi lại tập nhật ký “ Du hành đến Kashima “ đóng góp với hai tập “ Nhật ký trong tay nải “ và “ Du hành đến Sarashima“ . Và cũng là dấu nối cho chuyến du hành dài quan trọng của ông lên tận miền Bắc xa xôi hiểm trở khó khăn sau khi ngồi giam mình trong căn nhà nhỏ đợi mùa đông khắc nghiệt đi qua.

 

 “Ngồi dựa cây cột già

 suốt mùa đông trong nhà “

 

 

 

Một đêm trăng tròn mùa thu viếng bờ biển Suma . Vì đã từ lâu ấp ủ trong tôi bài thơ thi sĩ Teishitsu (24) thương gia và thi sĩ ở kyõtõ


 Khom mình dưới rặng tùng xanh

 Ngắm trăng mà tưởng nỗi buồn Chũnagon (25)


Tôi đã lang thang lên đường ngày cuối mùa thu vì ý tưởng khó cưỡng được của ước mong ngắm trăng tròn đền Kashima trên núi . Hai người đưa tôi đi một là người trẻ không đạo giáo gì cả, hai là một nhà sư lang thang . Nhà sư bó người trong chiếc áo choàng đen như con quạ với chuỗi tràng vòng quanh cổ , lưng mang cả một cái đền nhỏ di động có hình đức Phật sau khi giác ngộ . Sư khua chiếc gậy dài bước đi trước mọi người như vẻ sư có giấy phép ra khỏi thế gian này để vượt qua “ cửa Không” . Tôi cũng khoác một cái choàng đen nhưng tôi không phải là sư mà cũng không phải là người thường của cõi này . Có khi tôi chập chờn như con dơi sắp hóa thành chim , lúc khác tôi như con chuột nhắt. .


Chúng tôi cùng lên thuyền đi đến thành phố Giõtoku, chúng tôi không thuê ngựa vì muốn thử sức đôi chân khẳng khiu . Đầu đội nón tết bằng lá cây bách do một người bạn ở Kai tặng . Chúng tôi đi xa mãi cho đến khi quá làng Yahata cuối cánh đồng hoang Kamagai-no-hara. Bên Trung Quốc có những ruộng hoang mênh mông hàng ngàn dặm quá tầm mắt , nhưng ở đây cỏ cao ngăn tầm mắt cho đến khi hai đỉnh núi Tsuba nhô cao cuối chân trời . Vươn đến thiên đình như hai cây kiếm chọc thẳng lên trời . Hai ngọn núi này ví như Lu sơn tỉnh Chiết Giang bên Trung Quốc . Cóbiết bao thi sĩ đã khởi hứng trước hình dáng mỹ lệ của hai ngọn núi .


Rải rác quanh tôi là những bụi cây ba lá chen lẫn nào là những hoa dại lớn nhỏ , hoa chuông , hoa nữ lang lẫn lộn quấn lấy nhau . Hèn nào một thi sĩ cuối thời kỳ Hein đã nói rằng muốn mang những bụi ba lá(cỏ Suzuki) nơi đây về Tokyo làm quà kỷ niệm vì cỏ có màu vàng dài lâu . Tiếng những con nai hoang vang lên đây đó . Vết chân từng đàn ngựa dẫm lên cỏ còn ghi rõ . Chúng tôi đến thành phố Fusa trên dòng sông Tone trước khi trời tối Những con cá hồi đưa về Edo do dân chài mang từ dòng sông này cung cấp . Chúng tôi nghỉ tạm tại lều của người đánh cá sặc mùi tanh . Xong lại thức dậy thuê thuyền trôi suôi dòng sông trong ánh sáng rực của ánh trăng để đến đền Kashima.


Trưa ngày hôm sau bắt đầu mưa thế là không có cách nào chúng tôi được ngắm trăng đêm nay . Tôi chọn đi thăm Chùa Komponji để được viếng nơi ẩn cư hẻo lánh dưới chân đồi của người trụ trì tiền nhiệm .Gặp được sư và tôi xin nghỉ lại một đêm . Nỗi tĩnh lặng của nơi ẩn dật tạo nhiều cảm súc “ một nhận thức thiền sâu xa trong tâm tôi “ , ít nhất trong chốc lát tôi có thể quên cảm giác lo lắng là không thể được thấy trăng lên . Nhưng trước khi trời tối hẳn , mặt trăng bắt đầu hiện ra qua ven mây lơ lửng , tôi đánh thức mọi người dậy . Chúng tôi cùng ngồi im lặng thật lâu nghe tiếng mưa dai dẳng và nhìn ánh trăng đang cố chui ra khỏi mây . Ôi thật đáng tiếc biết bao chỉ nhìn thấy bóng đen của trăng sau khi lặn lội một đoạn đường xa xôi


Tôi xin thận trọng lau chùi

Giọt sương vương ướt trên hòn đá linh

 

Dưới trăng sáng rực trong làng

để tôi xin giúp nhà nông gặt mùa


---------


CHÚ THÍCH


(24) Yasuhara Teishitsu (1610-1637) học thơ haikai với Matsunaga Teitoku (1571-1653) trở thành một trong những thi sĩ tiên phong quan trọng về thể thơ Haikai


(25) Chũnagon là tên được hâm mộ của Arihara-no-Yukihiracó bài thơ nổi danh :


Nếu có ai hỏi người

tôi ở đâu hiện thời

bảo rằng một mình tôi

đang nhỏ lệ mặn

ruộng muối bên bờ biển Suma



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hoa Súng