HOA ĐẠO

08 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 27034)



ikebana_1




Giới thiệu về Hoa Đạo (Kadou)



Hoa đạo hay còn gọi là Ikebana là nghệ thuật trang trí kết hợp giữa hoa, lá và cành. Ngoài ý nghĩa là một nghệ thuật nó còn có ý nghĩa là đạo. Nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản đã được thế giới biết đến rộng rãi.


Kadou được dùng trong văn viết, trong văn nói thông thường gọi là Ikebana. Tuy nhiên cách gọi Hoa đạo mang ý nghĩa hướng tới chân lý và chính đạo mạnh mẽ hơn là ý nghĩa nghệ thuật cắm hoa thông thường. Nguyên liệu thì có thể dùng rất nhiều loại, tuy nhiên các trường phái khác nhau thì cách cắm hoa cũng khác. Ví dụ có những trường phái quy định hướng ngắm là chính diện (một chiều), có trường phái thì lại biểu hiện ở không gian 2 chiều, cũng có trường phái biểu hiện tác phẩm bởi không gian 3 chiều. Không gian 3 chiều ở đây là nhìn tác phẩm từ mọi hướng đều cho cảm nhận giống nhau và thống nhất.




Lịch sử của Hoa đạo

 
Hoa đạo luôn đồng hành với sự phát triển của đạo Phật, nhưng có một thuyết được chấp nhận rộng rãi là nghệ thuật này bắt nguồn từ việc dâng hoa lên Đức Phật. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu chỉ ra rằng nó bắt nguồn từ việc sắp xếp lại cây cỏ trong một không gian nhất định dưới bàn tay của con người dựa trên thuyết thờ linh vật từ thời cổ đại. Khác với động vật, khi cây cỏ được cắt ra và nếu được bài trí một cách hợp lý sẽ toát ra một sức sống mãnh liệt, nhìn từ góc độ thần thánh thì đó là một điều rất huyền bí.


Ngày nay, Hoa đạo được hiểu là tức là từ sau thời đại Edo, thời đại của văn hóa giáo dục, thì nghệ thuật cắm hoa được truyền bá rộng rãi và phổ biến.

 
Thói quen và tập quán cắm hoa, đầu tiên phải kể đến thời đại Heian (Bình An), ví dụ dựa theo quyển sách Makuranosoushi, một quyển sách gối đầu dành cho những người cắm hoa. Ban đầu người ta dùng những bình sẵn có, nhưng về sau thì đã có những bình hoa được chế tác riêng biệt cho việc cắm hoa.



Nếu nói là Hoa đạo thì phải nói là nó được khẳng định bởi các nhà sư tại Lục Giác Đường của Kyoto, kể từ giữa triều đại Muromachi. Theo mỗi thời kỳ và cách thức cắm mà Hoa đạo được chia ra làm rất nhiều lưu phái. Theo số liệu của Hiệp hội nghệ thuật Nhật Bản thì có 392 lưu phái đã được đăng ký.




Các lưu phái đại biểu của Hoa Đạo
 
  • Ikenobou (đã được ấn định bởi Lục Giác Đường Ikenobou tại Kyoto)
  • Ikebana kinh hoa truyện
  • Tiểu nguyên lưu
  • Hoa đạo viễn châu
  • Hoa đạo biểu hiện phái
  • Hoa đạo cao dã san
  • Cổ lưu lí ân hội
  • Cổ lưu hội
  • Cổ lưu tùng ứng hội
  • Cổ lưu tùng đằng hội
  • Tha nga ngự lưu
  • Thạch châu lưu hoa đạo
  • Tùng nguyệt đường cổ lưu
  • Chuyên khánh lưu
  • Tương a di lưu
  • Thảo nguyệt lưu
  • Bát đại lưu
  • Vị sanh lưu
  • Vị sanh lưu trúc cương
  • Đô cổ lưu
  • San thôn ngự lưu
  • Dung chân ngự lưu
  • Long sanh phái

 

 

ikebana_2 Ikenobo là trường phái hoa đạo lâu đời nhất, được sáng lập do tăng sĩ Phật giáo Ikenobo Senkei vào thế kỷ thứ 15. Ông được coi như đã sáng lập kiểu rikka (cách cắm hoa đứng). Kiểu cắm hoa này được khai triển như một biểu hiện của đạo Phật về cái đẹp của thiên nhiên, với 7 cành tượng trưng cho đồi núi, thác nước, thung lũng v.v. sắp xếp theo kiểu cách nghi thức. Chưởng môn đời thứ 45 của trường phái này hiện nay là Ikebono Sen’ei. Trường phái này được đặt nền tảng từ ngôi chùa Rokkakudo ở Kyoto, tương truyền do Hoàng tử Shotoku sáng lập. Trong giới tăng sĩ và quý tộc, kiểu cắm hoa này ngày càng trở nên có tính cách kiểu cách nghi thức nhiều hơn, cho đến thế kỷ thứ 17, giới thương gia ngày càng lớn mạnh hơn đã khai triển một kiểu cắm hoa giản dị hơn, gọi là seika hay shoka. Shoka chủ yếu dùng ba nhánh, được xem như Ten (Thiên), Chi (Địa) và Jin (Nhân), và được sắp xếp để biểu dương cái đẹp của chính cành hoa ấy. Một kiểu cắm hoa cổ ikebana khác là nageire, được dùng trong trà đạo.

 


Tân trường phái ikebana đầu tiên được thành lập khi Ohara Unshin ly khai trường phái Ikenobo trong thế kỷ 19. Trường phái Ohara thường dùng moribana (cắm hoa chồng lên nhau) trong một bình cắm hoa cạn và phẳng. Nhưng lối cắm hoa này vẫn còn nhiều kiểu cách nghi thức. Những chuyển hướng nghệ thuật trong đầu thế kỷ 20 đã đưa đến sự phát triển của kiểu cắm hoa tự do jiyuka. Mặc dù có nhiều thay đổi, hoa đạo vẫn còn là môn nghệ thuật của giới thượng lưu.



Giữa thế kỷ 20 và sau chiến tranh, ikebana được phổ biến rộng rãi hơn. Các trường dạy cắm hoa thu hút người học từ tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Teshigahara Sofu, người sáng lập trường phái Sogetsu vào năm 1927, đã đưa vào nghệ thuật cắm hoa những vật liệu mới lạ khác, như plastic, keo dán và cây sắt.



ikebana_3Ikebana có thể được chia ra làm hai kiểu chính là moribana (dùng bình cắm hoa cạn) và nageire (dùng bình cắm hoa cao). Trường phái Sogetsu d
ùng một số hoa hình (kakei) cho mỗi kiểu , theo đó người học có thể tự tạo cho mình những bình hoa để trưng bầy dễ dàng. Thí dụ như kiểu cắm hoa căn bản moribana này:

 


Được gọi là Shushi, gồm ba nhánh: Shin (Chân chính), Soe (điểm tựa) và Hikae (điều hợp). Ba nhánh này được sắp xếp trên bàn chông cắm hoa bằng kim loại theo một đồ hình giản dị gọi là kakeizu. Kakeizu phác họa những nét chính trong kiểu cắm hoa, người cắm sẽ dựa theo đó chọn những nhánh cây hay cành hoa thích hợp cho ba nhánh chính shushi này và cắt xén gia giảm nếu cần để tạo một kiểu dáng hài hòa.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Mục Đồng