TẬP THỞ Ở BỤNG

16 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 34204)



Tập thở ở bụng

 


Như các bạn đã biết là trẻ sơ sinh vừa mới chào đời đều thở bằng bụng; nhưng tại sao lớn lên lại thở bằng ngực như phần đông chúng ta hiện nay? Trẻ lớn lên tham ăn,tham uống, nhu cầu không đủ thì tức giận, la khóc cho nên thở ngực bắt nguồn. Vậy chúng ta bây giờ phải trở lại thở như thuở mới sơ sinh. Đó là bài học đầu tiên tôi đã học được khi theo học lớp Thái Cực Quyền (TaiChi). Cho đến bây giờ đã hơn 15 năm thực tập Thái Cực Quyền tôi vẫn giữ thói quen thở bụng tự nhiên, ngay cả lúc nằm ngủ. Từ hơn năm năm vừa qua tôi lại được dịp thực tập Thiền Định (Meditation) và phương pháp Thở Bụng này giúp ích rất nhiều trong việc Nhập Định (Meditative Absorptions) đúng như lời chỉ dẫn của bác sĩ Viện. Tôi nghĩ Bác sĩ Viện trong lúc tập thở bụng đã hấp thụ được ít Khí Công và ngay cả Thiền Định nữa!


 

Thở bằng ngực không đưa đủ không khí cho phần dưới của phổi cho nên phần đó bị xẹp. Trong lúc thở bằng bụng, cơ hoành (Diaphragm, màng ngăn cách phần trên gom co phổi, tim và phần dưới gom co ngủ tạng như ruột, gan, lá lách, thận và bao tử) đi lên đi xuống như một cái bơm. Ngoài việc đưa không khí ra vào phổi, động tác lên xuống của cơ hoành còn massage ngủ tạng không ngừng làm cho những bộ phận này rất mạnh khoẻ.


 

Thở bằng bụng là một động tác tự nhiên của cơ thể, không cần phải điều khiển. Vì vậy các ca sĩ Opera nổi danh có tiếng ngân rất dài mà không cần lấy hơi; vậy bạn nào muốn hát hay thì thở bụng đi! Cũng vì thở bụng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nên khi ngồi thiền, bạn chỉ cần chú ý vào hơi thở, biết (Knowing) mình đang thở mà không nên làm gì hết (No doing).


 

Cứ như thế, hơi thở bụng tự điều hòa theo nhu cầu. Bạn cứ thả lỏng như vậy thì hơi thở sẽ trở nên rất nhẹ, rất vi tế và có thể bạn sẽ đi vào Định. Khi vào Định thì não bộ ngưng hoạt động (No doing), vì vậy dung tích không khí cần thiết có thể giảm xuống 95%, và lúc đó bạn không thấy mình thở nữa. Khi hơi thở mất đi, ngủ giác (nghe, thấy, ngữi, nếm, cảm giác) cũng ngưng hoạt động và các bạn sẽ đi vào trạng thái "Không" (Emptiness) rất dung hòa, tĩnh lặng. Thường thường ngôn từ không thể diễn tả trạng thái này được!


 

Tôi xin dài dòng một tí để các ban biết thêm về lợi ích của thở bụng và cũng để khuyến dụ các bạn bỏ thói quen xấu thở ngực mà trở về thở bụng như hồi mình mới sơ sinh chào đời.

 

Lê-Khắc Bí

 

 

 

Phép màu trường thọ trong một bài thơ


 

Sau khi bị cắt trọn phổi phải và một phần phổi trái, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện được tiên đoán là chỉ có thể sống thêm nhiều nhất 3 năm. Nhưng trên thực tế, ông đã sống thêm 58 năm (bác sĩ Viện mất năm 1999, thọ 85 tuổi). Phép màu của ông nằm gọn trong một bài thơ ngắn về phép thở bằng cơ hoành (tức thở bụng).


Năm 27 tuổi, Nguyễn Khắc Viện bị bệnh lao phổi nặng, phải nằm viện trong 10 năm, lên bàn mổ 6 lần. Lúc ra viện, sức thở của ông chỉ còn 1/3, dung tích sống chỉ có 1 lít. Hồ sơ bệnh lý ghi: "Thiếu thở trầm trọng, không được làm việc". Các bác sĩ cho rằng ông chỉ có thể sống thêm nhiều lắm là 3 năm.


 

Thế nhưng, nhờ tập thở bụng để tận dụng công suất của phổi (bằng cách tăng tối đa dung tích thở trong 1 giây), bác sĩ Viện đã sống vượt mức tiên đoán 19 lần.. Trong thời gian đó, ông không ngừng làm việc. Phép thở này được ông gói gọn trong 1 bài thơ 12 câu, mỗi câu 4 chữ:


 

Thót bụng thở ra

Phình bụng thở vào

Hai vai bất động

Chân tay thả lỏng

Êm, chậm, sâu, đều

Tập trung theo dõi

Luồng ra luồng vào

Bình thường qua mũi

Khi gấp qua mồm

Đứng ngồi hay nằm

Ở đâu cũng được

Lúc nào cũng được.

 


Bài thơ là sự đúc kết cô đọng các nguyên tắc chính của kỹ thuật luyện thở:

 

- Động tác khởi đầu và là động tác quan trọng nhất là thở ra để xả hết khí bã. Sau đó, cần chủ động thở vào. Lượng khí hít vào và đẩy ra tương đương nhau.


- Thở tức là luyện nội công, tăng cường nội lực. Khi luyện thở, thân phải ngay ngắn, điều hòa, yên lặng; nhưng không được kênh cứng mà phải thả lỏng, thư giãn (điều thân).


- Êm chậm sâu đều là 4 tính chất của hơi thở, giúp ta thở đúng quy cách, hơi thở điều hòa (điều tức).


- Không nghĩ ngợi lan man, cần cắt đứt những liên lạc bên ngoài để giữ tâm được yên tĩnh (điều tâm). Nếu đạt được điều đó, hơi thở sẽ từ từ, sâu nhẹ, sự tập trung càng tăng mà không cần phải cố gắng. Đây là trạng thái thư giãn cao độ mà Phật giáo gọi là "nhập định".


- Việc luyện tập không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.


Theo bác sĩ Viện, đây là môn thuốc vạn năng giúp tiêu trừ bá bệnh. Nếu mỗi lần thở, cơ hoành chỉ hạ xuống thêm 2 cm là mỗi ngày ta được thêm 100 lít không khí, đồng thời cũng đẩy ra được ngần ấy khí đọng. Khi nào sực nhớ thì luyện, quên thì thôi. Cứ như vậy, lâu dần thành quen; lúc không chú ý, phổi vẫn tự động hô hấp ở mức sâu hơn trước.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Nhan nai Lan