ĐẶC TẬP "40 NĂM VĂN HỌC VIỆT NAM TẠI NHẬT"

17 Tháng Năm 201910:17 SA(Xem: 2645)

fuji


SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC TẬP “40 NĂM VĂN HỌC VIỆT NAM TẠI NHẬT”

 

Hoàn Cảnh, Mục Đích Ra Đời

 

Cộng đồng người Việt tại Nhật đã có từ khá lâu, không kể các vị tiền bối trong phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX, còn có khoảng 700 du học sinh Việt Nam tiếp tục ở lại Nhật sau năm 1975, và có khoảng 10,000 người tị nạn cộng sản được chính phủ Nhật cho định cư tại Nhật sau năm 1975. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, lượng du học sinh và lao động ngắn hạn dưới hình thức thực tập và tu nghiệp tăng đột biến. Tổng cộng đã có xấp xỉ 300,000 người Việt tại Nhật trong thời điểm hiện tại. Một cộng đồng đông đảo, có bề dày về cả thời gian cư ngụ và nhân số như thế, thì không gian văn hóa tinh thần chắc chắn không thể tầm thường.

 

Tuy nhiên, do hoàn cảnh xã hội thay đổi, một sự đứt gãy truyền thông trầm trọng đã xảy ra giữa các thế hệ người Việt ở Nhật. Giới trẻ mới đến không biết gì về các tiền bối; những người đi trước muốn trao truyền lại ngọn lửa cho đàn hậu bối cũng loay hoay... Trong hoàn cảnh đó, quyển đặc tập "40 NĂM VĂN HỌC VIỆT NAM TẠI NHẬT" đã được ra đời, khởi đầu từ một nhóm nhỏ chủ trương gồm ba thế hệ: du học trước 1975, tị nạn sau 1975 và thế hệ du học mới qua vài năm gần đây.

 

Đây là nỗ lực để tái lập lại sự truyền thông giữa các thế hệ, một mặt, để tưởng nhớ những người đã ra đi, nhưng mặt khác cũng chính là để hun đúc động viên tinh thần cho những người ở lại không phân biệt tuổi tác xuất thân, tuy kiều cư hải ngoại nhưng trái tim luôn đau đáu hướng về tổ quốc. Ngõ hầu, tái khẳng định lại giá trị văn hóa tinh thần của người Việt tại Nhật nói chung, và đặc biệt là giá trị của dòng văn học đấu tranh vì tự do dân chủ cho quê hương, dù qua bao nhiêu năm vẫn không hề mai một.

 

Nội Dung Đặc Tập

 

Đặc tập gồm tổng cộng 785 trang, được chia làm bảy chương. Chương khởi đầu là lược sử những bước thăng trầm của cộng đồng người Việt tại Nhật, từ nguồn tư liệu dồi dào và chi tiết đã được ghi chép cẩn thận chỉn chu từ ngày đầu.

 

Chương II giới thiệu về quá trình từ nhà xuất bản Nam Nghệ Xã của những sinh viên du học trước 1975 cho đến sự ra đời của nhà xuất bản Nam Nghệ Tân Xã là sự kết hợp của mấy thế hệ.

Ở chương III, độc giả sẽ có dịp đọc lại những bản văn đã từng xuất bản nhiều chục năm trước tại Nhật, được dịp nhìn thấy lại những cái tên thân thương: Lê Thiệp, Vy Anh - Hổ Cáp, Anh Thuần, Ngô Văn... và sẽ ít nhiều có cảm giác sống lại những ngày rực lửa của phong trào đấu tranh của người Việt tại Nhật qua các ấn phẩm báo chí tưởng như mới vừa in ấn hôm qua hay cảm giác nhẹ nhàng sâu lắng của những phóng sự đời thường mới đó mà đã mấy mươi năm. Trong phần tưởng niệm, những lời tưởng nhớ đẫm tình có lẽ khiến chúng ta ít nhiều xúc động, còn đâu nữa hình bóng xưa, của những con người mà cuộc đời đẹp như huyền thoại: nào cụ Vũ Văn Cầu hội trưởng tiên khởi của Hiệp Hội Người Việt Tại Nhật, nào Ngô Chí Dũng đội trời đạp đất chẳng ngại vào rừng gươm biển lửa, nào Y Yên văn tài lai láng và nhiệt tâm với cộng đồng, nào Âu Minh Dũng cả đời cô độc sống cho trọn lý tưởng và tổ quốc... Độc giả cũng sẽ có dịp điểm lại một vòng truyền thông và văn nghệ người Việt tại Nhật mấy mươi năm qua một bài biên khảo khá công phu.

 

Kế tiếp ở chương IV, độc giả sẽ có thể điểm sơ qua một vòng những tác phẩm người Việt viết về Nhật Bản. Hình ảnh về đất nước và con người Nhật Bản được diễn tả sinh động và đặc sắc qua các bài tùy bút tuyệt diệu: nét đẹp của quốc kỹ Sumo, cái thú hanami mỗi độ xuân về, tết Nhật đầy màu sắc, những cảm nhận và phân tích sâu sắc về văn học Nhật đương đại, tinh thần samurai độc đáo của người Nhật sau thảm họa động đất song thần, câu chuyện về người lính Nhật còn lưu lạc ở rừng núi từ sau thế chiến II, về ẩm thực truyền thống Nhật - một di sản phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận, những phân tích và lý giải về niên hiệu Lệnh Hòa... Chắc chắn độc giả sẽ có thêm nhiều dữ kiện độc đáo qua các góc nhìn khác và mới mẻ.

 

Ở chương V, đặc tập đã tập hợp được rất nhiều tác phẩm văn thơ của người Việt đương đại, đủ mọi lứa tuổi và nghề nghiệp, từ du học sinh đến giáo sư đại học, từ tu nghiệp sinh đến ủy viên nghiệp đoàn, từ người đi làm đến linh mục tu sĩ... tất cả cùng xuất hiện hài hòa và tươi mới. Trong chương này độc giả sẽ có dịp gặp gỡ nhiều cây bút vừa xuất hiện trên văn đàn, có dịp đọc nhiều thể loại văn thơ đáng đọc. Những câu chuyện đời lính của nhà văn Nguyễn Văn Mong sẽ đưa người đọc về thời binh lửa với những cảm xúc ngổn ngang của trai thời loạn. Người đọc cũng sẽ vui cười thú vị với những ký sự đường phố của anh chàng "playboy" Huy Nguyễn với những mánh lới pachinko theo điệu nhạc. Và còn rất nhiều điều thú vị đang chờ đón độc giả trong chương này.

Chương VI chứa bài vở của những tác giả người Việt khắp nơi trên thế giới, những văn hữu có ít nhiều nợ duyên với Nhật Bản. Nơi này có hồi ký về chuyến vượt biên kinh hoàng sóng gió, có kỷ niệm về những bản tình ca Nhật Bản thời sinh viên và tình yêu những năm son trẻ, có phóng sự về Tổng y viện Duy Tân và cuộc chiến, có bài bút ký Một Thoáng Phù Tang công phu và đặc sắc.

 

Chương VII là lời kết, tuy nhiên không phải để kết mà để mở lại một cánh cửa, cùng đắp tiếp một con đường, cánh cửa của lâu đài văn hóa Việt tại hải ngoại, con đường đi tới ngày đất nước không còn độc tài, trăm triệu đồng bào đều được thái hòa thịnh vượng.



THÔNG CÁO VỀ TIẾN ĐỘ IN
ĐẶC TẬP “40 NĂM VĂN HỌC VIỆT NAM TẠI NHẬT”

 

Kính gởi quý vị Thân Hữu, quý vị Tác Giả và quý vị Mạnh Thường Quân đã rộng lòng hiệp tác và tương trợ cho Nhóm biên soạn chúng tôi trong thời gian qua. Tấm lòng và công sức của quý vị là nguồn động lực to lớn, có yếu tố quyết định để đặc tập này được nên vóc nên hình. Ơn nghĩa đó chẳng những đáng ghi nhớ với Nhóm biên soạn, mà còn là nghĩa cử vàng đá đối với văn học Việt Nam tại Nhật nói riêng và văn học tiếng Việt hải ngoại nói chung. Trong tâm tình biết ơn và trọng thị đó, Nhóm biên soạn xin báo cáo lại với Quý vị các thông tin về việc in ấn để kính tường.

 

THÔNG TIN SÁCH


- Số trang: 793

- Bố cục: 7 chương (chi tiết nội dung xin xem bản giới thiệu nội dung đính kèm)

- Thể loại: tuỳ bút, ký sự, tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký, chính luận, thơ...
- Số bài (tương đương số tác giả): 79

 

NHÀ IN


- Thông tin nhà in: công ty in May King Enterprise Co. Ltd, trụ sở tại Taipei, Taiwan

 

SỐ LƯỢNG IN

 

- Hình thức trình bày: sách bìa cứng in 4 màu, giấy Kraft ruột in trắng đen

- Số lượng sách in: 1000 quyển cho đợt 1

 

THỜI GIAN PHÁT HÀNH


- Dự kiến chính thức vào tháng 8 năm 2019

 

 

GIÁ SÁCH


- Tại Nhật: 2000 yên

- Ngoài Nhật: 20 USD

 

NGUYỆN VỌNG CỦA NHÓM BIÊN SOẠN

 

Như mục tiêu đã trình bày xuyên suốt, tinh thần của Nhóm là muốn tái lập truyền thông giữa các thế hệ, nhen nhóm lại một ngọn lửa yêu quê hương mà phần nào vì sinh kế đã tạm thời ẩn đi, qua đó hàn gắn lại mối liên hệ mật thiết của những người cùng có nhiệt tâm với quê hương, bất kể lứa tuổi hay nơi cư ngụ. Việc phát hành đặc tập này là bước đầu tiên trong chuỗi những việc làm có mục đích nói trên, trong đó có việc tiếp tục phát hành những sách vở Việt ngữ và đa ngữ đến đối tượng độc giả người Việt khắp nơi trên thế giới. Để làm được việc đó, chúng tôi luôn cần có sự tương trợ của quý đồng bào. Trong phạm vi có thể, chúng tôi mong quý vị giúp lan truyền rộng hơn và xa hơn để tập sách này có thể phát hành thành công, ngõ hầu chúng tôi có thể tiếp tục phục vụ cho nhu cầu văn hoá đọc của đồng bào khắp nơi trên thế giới. Xin cúi đầu tri ân trước sự ủng hộ tinh thần, ủng hộ bài vở cũng như tài chánh trong suốt thời gian qua. Xin cảm ơn quý vị!

Tokyo, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Nhóm Biên Soạn



Mục Lục

PHÀM LỆ................................................................................................................3

CHƯƠNG I. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI NHẬT –
NHỮNG BƯỚC HÌNH THÀNH, SỨ MỆNH VÀ VAI TRÒ
..............................................9
CHƯƠNG II. TỪ NAM NGHỆ XÃ ĐẾN NAM NGHỆ TÂN XÃ....................................... 57

CHƯƠNG III. DƯ HƯƠNG NGÀY CŨ...................................................................... 67

             VƯỢT BIÊN.............................................................................................. .70

             CON DAO CẠO...........................................................................................126

             NHỮNG MÁI ĐẦU KỀ CHỤM..........................................................................136

             ĐỌC “DỐC NGUYỆT TRÀO SÔNG”................................................................141

             MÚA NÓN QUAI THAO.................................................................................146

             THƠ BẮC PHONG QUA “CHÍNH CA”...............................................................156

             CHUYỆN PHIẾM ĐẦU XUÂN..........................................................................166

             GIẢI TÚC CẦU THẾ GIỚI............................................................................. 171

             ĐOÀN CHUẨN – NGƯỜI TÌNH CỦA MÙA THU..................................................174

             SỚ TÁO QUÂN...........................................................................................179

             NGẮT HOA CÀI LÊN TÓC.............................................................................186

             TẾT TRONG THƠ VĂN VIỆT NAM................................................................. 190 

             NGÔI SAO KỲ BÍ TRONG VŨ TRỤ - LỖ ĐEN...................................................197

             NHỮNG CON PHƯỢNG HOÀNG GÃY CÁNH.................................................... 209

             MỘT VÒNG TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ.......................................................... 216

             MẤY DÒNG TƯỞNG NIỆM............................................................................229

             MỘT NÉN HƯƠNG.......................................................................................230

             VỀ MỘT NGƯỜI BẠN ĐÃ HY SINH.................................................................234

             TƯỞNG NHỚ Y YÊN.....................................................................................243

             TƯỞNG NHỚ NHÀ THƠ VIỆT NỮ HOAN CHÂU.................................................248

             THƯƠNG TIẾC NHÀ BÁO ANH THUẦN............................................................254

             TÍNH ANH VẪN THẾ - NHỮNG KỶ NIỆM VỚI NHÀ BÁO LÊ THIỆP....................... 258

             VĨNH BIỆT KÝ GIẢ BÊ TÊ............................................................................ 271

             NGÀN NĂM THƠ THẨN BÓNG TRĂNG CHƠI................................................... 279

             TƯỞNG NIỆM ÂU MINH DŨNG...................................................................... 285

             NHỚ ANH HỔ CÁP.......................................................................................298

CHƯƠNG IV. NGƯỜI VIỆT VIẾT VỀ NƯỚC NHẬT..................................................301

             NIÊN HIỆU MỚI LỆNH HÒA...........................................................................302

             TỪ CHIÊU HÒA ĐẾN LỆNH HÒA....................................................................311

             MỘT VÀI Ý NGHĨ VỀ NIÊN HIỆU MỚI..............................................................314

             NHẬT BẢN TÔI THẾ ĐẤY.............................................................................318

             YASUKUNI – CHUYỆN MỘT NGÔI ĐỀN.......................................................... 341

             NGƯỜI CHIẾN BINH CUỐI CÙNG...................................................................348

             TẾT MÌNH TẾT NGƯỜI.................................................................................360

             NHỚ LẠI THẢM HỌA....................................................................................373

             MẤY NÉT ĐỔI THAY CỦA VĂN HỌC NHẬT SAU THẢM HỌA...............................390

             MẤY SUY NGHĨ VỀ WASHOKU......................................................................396

             MẤY CẢM NHẬN VỀ VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI N.B. .............................................403

CHƯƠNG V. VĂN HỌC NGƯỜI VIỆT TẠI NHẬT......................................................417

             CHUYỆN MỘT RONIN...................................................................................418

             TỜ BÁO CŨ............................................................................................... 433

             BA NGƯỜI BẠN...........................................................................................443

             QUẦN DÀI HAI ĐỨA MẶC CHUNG................................................................. 461

             CHUYỆN “VIẾT BÀI” VÀ “CHUYỆN… MÁY”.......................................................468

             KHỐC TỬ SĨ.............................................................................................. 480

             NHỮNG NGÀY BINH LỬA............................................................................. 483

             TỘI THẰNG BÉ........................................................................................... 490 

             NGƯỜI CHÉM CÁ KÌNH................................................................................ 497

             CUỘC SỐNG.............................................................................................. 509

             THỜI CHIÊU HÒA.........................................................................................526

             MỘT TRĂM CÁI TRỨNG, MƯỜI TÁM ÔNG VUA?................................................556

             CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG.................................................................................564

             SÓNG BÊN KIA BỜ......................................................................................575

             THỜI BÌNH THÀNH.......................................................................................582

             TRỌN VẸN..................................................................................................593

             VĂN TẾ TRẦN ĐÔNG PHONG.........................................................................601

             VIẾT CHO BẠN, CHO TÔI, CHO CUỘC SỐNG...................................................606

             HƯƠNG MẸ.................................................................................................622

             LUẬT AN NINH MẠNG VÀ NHỮNG HỆ LỤY.......................................................628

             TÂM TÌNH CỦA MỘT KẺ VƯỢT BIÊN CHÍNH THỨC........................................... 633

             SÁNG Ở NARA.............................................................................................639

             KHOẢNG LẶNG............................................................................................640

             RU TRƯA....................................................................................................641

             XIN LÀM TRAI THỜI LOẠN............................................................................ 643

             MỜ DƯ ẢNH................................................................................................645

             ĐÊM VÀ NẮNG............................................................................................ 647

             300 NGÀN.................................................................................................. 649

             CHIÊU HỒN NƯỚC....................................................................................... 653

CHƯƠNG VI. SỰ GÓP MẶT CỦA BẠN HỮU NĂM CHÂU.............................................657

             NGƯỜI SĂN ĐUỔI CÔ ĐƠN........................................................................... 660

             THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA: CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ.......................668

             TÙY MÌNH NÂNG NIU THẾ NÀO THÔI.............................................................. 698

             DƯỠNG PHỤ DƯỠNG TỬ............................................................................... 705

             TỔNG Y VIỆN DUY TÂN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CỘNG..............................713

             ĐỢI CHỜ TRONG KHÔNG TRUNG...................................................................726

             NHỮNG SÂN GA TRONG TÌNH CA NHẬT BẢN...................................................730

             MỘT THOÁNG PHÙ TANG.............................................................................. 736

             NHỮNG BÀI HÁT NHẬT THỜI ĐẠI HỌC............................................................ 767

             KIẾM SĨ SAMURAI – NHỮNG ÁNH THÉP HÀO HÙNG THỜI TRUNG CỔ NHẬT..........776

             BÀ TÔ.........................................................................................................786

CHƯƠNG VII. LỜI BẠT........................................................................................... 791


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
hoa_cuc