- Nguồn gốc Thiền Nhật Bản

19 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 4195)




Nguồn gốc Thiền Nhật Bản


 ( Theo tài liệu trong Tự Điển Phật Học Huệ Quang)


 

Hai tông phái thiền Lâm Tế và Tào Động đều từ tổ Huệ Năng truyền xuống các ngài Thanh Nguyên Thạch Đầu đến đời sau chia ra 3 tông là Tào Động, Pháp Nhãn và Vân Môn. Còn các ngài Nam Nhạc, Mã Tổ và Bách Trượng đến đời sau chia ra 4 tông là Lâm Tế, Dương Kỳ, Hoàng Long, Quy Ngưỡng. Trích theo Tự điển Phật Học Huệ Quang thì Tông Tào Động truyền thừa từ tổ Huệ Năng xuống dần đến những thiền sư danh tiếng như Thạch Đầu, Vân Nham.



 Phái thiền lớn của thiền tông Trung Hoa thuộc pháp hệ ngài Thanh Nguyên Hành Tư, do thiền sư Lương Giới ở Động Sơn khai sáng và đệ tử là ngài Bản Tịch ở Tào Sơn tiếp nối hoàn thành lập tông. Tên gọi của tông này kết hợp tên 2 trụ xứ của thầy và trò mà thành, đáng lẽ ra phải gọi là Động Tào, nhưng do thói quen mà gọi là Tào Động. Có thuyết cho rằng chữ Tào là do Tào Khê mà ngài Bản Tịch đã kính mộ chuyển đặt cho trú xứ của mình để xác định là dòng phái chính thống .



Ngài Lương Giới xuất gia với ngài Linh Mặc ở núi Ngũ Duệ, không bao lâu lên núi Tung Sơn thọ giới cụï túc. Đến đời ngài Vân Nham Đàm Thạnh đắc pháp. Đến đời Đường khoảng 847-859 người người tiếp hóa học đại tại núi Tân Phong, sau đến Động Sơn ở Quận Châu mở rộng giáo hóa. Sư Vân Nham soạn Bảo Cảnh Tam Muội ca để đề xướng gia phong miên mật của tông phái, lập Ngũ vị cương cách nêu ra sự u huyền của Thiên Chính hồi hổ chỉ rõ công phu tu hành chính là diệu dụng tự tại của bản lai diện mục. Đệ tử sư có vị Vân Cư Đạo Ưng, Tào Sơn Bản Tịch. Ngài Tào Sơn được truyền tâm ấn là bậc tài giỏi, thấu rõ được chỉ quyết của Ngũ vị, xiển dương tông phong tại viện Sùng Thọ, Tào Sơn, Phủ Châu và núi Hà Ngọc. Về sau giáo hệ Tào Sơn bị dứt tuyệt. Tông Tào Động chỉ nương nhờ phái Vân Cư Đạo Ưng mà được tiếp nối.



Ngài Đạo Ưng truyền sáu đời đến ngài Phù Dung Đạo Giai kết am tranh tiếp hóa người học bên bờ hồ Phù Dung. Đệ tử có ngài Đan Hà Tử Thuận. Đệ Tử ngài Tử Thuận có Chân Hiết Thanh Liễu, Thiên Đồng Chính Giác. Ngài Thanh Liễu soạn tịnh Độ Thuyết để khuyến tấn người tu Tịnh Độ.



 Ngài Chính Giác trụ ở núi Thiên Đồng tiếp hóa đồ chúng trong 30 năm, đề xướng thiền mặc chiếu để đối lại thiền thoại đầu của ngài Đại Huệ Tông Cảo tông Lâm Tế. Ngài còn soạn 100 tắc tụng cổ người đời gọi là Hoàng Trí Tụng Cổ. Ngài Vạn Tùng Hành Tú bình xướng 100 tắc tụng cổ này lưu truyền ở đời chính là bộ Thung Dung Lục được tông Tào Động quí trọng. Dưới ngài Thanh Liễu có các vị Thiên Đồng Tông Giác, Tuyết Đậu, Trí Giám, ngài Trí Giám truyền cho Thiên Đồng Như Tịnh mở rộng thiền Tào Động. Năm 1677 Ngài Tâm Việt du hóa đến Nhật Bản.



 Tông Tào Động từ Trung Hoa truyền sang Nhật vào thế kỷ mười ba do một nhà sư Nhật Bản được phê chuẩn đã học đạo dưới sự chỉ dậy của một sư Trung Hoa. Nhưng vào nửa thế kỷ sau đó cả học thuyết lẫn truyền thừa đều trở thành tệ hại.



 Dưới sự cai trị của Tokugawa cả hai phái được cải tổ và có cuộc tranh luận sao để có thể khôi phục lại phái thiền của người xưa khai sáng. Trường Sõto canh tân và đăït giáo trưởng tên Dõgen Kigen ((Hi Huyền Đạo Nguyên 1200-1253). Dõgen Kigen xuất thân từ dang gia vọng tộc, nhưng sư xuất gia năm tuổi, Theo học thiền cùng sư Eisai Myoan (1141-1215) là vị tổ sáng lập dòng thiền Lâm Tế. Sau theo học đạo với sư Minh Toàn (1184-1225) và theo thầy sang Trung Hoa du học. Ngài Dõgen đến núi Thiên Đồng Trung Hoa thụ pháp với ngài Như Tịnh (Ju Ching). Năm 1227 mang tông Tào Động về Nhật Bản. Dõgen khai sáng thiền tông Tào Động thường thu hút ít nhất hàng ngàn vị theo học, ngài nhấn mạnh vào luật lệ Dõgen sống thanh bạch nơi học viện. Trường Sõto cải thiện truyền đến đời Gessũ Sõko(1618-1696) và đệ tử nối tiếp là Manzan Dõhaku (1636-1714), mục đích thực chất nghi thức gìn giữ thiền Dõgen khẳng định quy ước điều hành truyền thừa giảng dậy từ bậc thầy đến môn sinh. Dõgen Kigen để lại bộ Chán Pháp Nhãn Tạng ( Shobogenze) nổi tiếng.


 Tông Tào Động ở Nhật Bản đến thời ngài Thiệu Cẩn thì thay đổi phong cách thiền chủ trương “chỉ quán đả tọa” ( chỉ cần tọa thiền) hấp thụ nghi thức cầu nguyện lưu hành trong dân gian và tích cực truyền giáo.Tông phong của tông này là tọa thiền hành đạo mở ra con đường hướng thượng, mặc chiếu và lấy việc tham cứu tâm làm phương pháp tiếp cơ gọi là “Tào Động dụng sao xướng” tức là bậc sư gia ứng theo nhịp gỗ của người học mà xướng khúc điệu trong đó không xen tạp niệm hay gián đoạn.


Về mặt giáo nghĩa tông này thừa kế yếu chỉ “ tức sự nhi chân ” của ngài Dõgen; nghĩa là ngay nơi các sự vật cá biệt mà hiển hiện bản thể (chân, tức, lí chỉ cho Phật tánh ) ; lí sự “hồ hởi tương ứng dung nhập lẫn nhau, từ đó mở rộng thành quân thần ngũ vị, y cứ vào quan hệ giữa lí và sự, thể và dụng để nói về lí sự bất nhị thể dụng vô ngại”.



Thiền chỉ của tâm này là tìm cầu sự yên lặng bất động, do đó mất đi phần nào thiền cơ dõng mãnh. Cho nên trong lúc tông Lâm Tế trở thành chỗ qui hưởng của những người quyền thế thì tông này truyền đạo ở vùng biên giới trong các từng lớp sĩ dân, nông dân.


 Năm 1244 Ngài Dõgen xây dựng lại vùng Echizen huyện Fukui thành tổ đình thứ nhất của Thiền Tào Động Nhật Bản. Đến đời thứ ba nảy sinh sự bất đồng về truyền trì tông phong. Phái tăng Nghĩa Giới theo Đại Thừa. Và năm 1321, Tăng Thiệu Cẩn Jõkin 1268- 1325) đệ tử của ngài Nghĩa Giới kết hợp hai môn phái Mật Tông và Thần giáo để đáp ứng tín ngưỡng dân gian và lập nên tổ đình tại Hiroshima.(*)

 


(*) Tự Điển Phật Học Huệ Quang Chủ biên Hòa Thượng Thích Minh Cảnh. Phối hợp biên soạn của các vị: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Hòa Thượng Thích Thiện Hảo, Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Hòa Thượng Thích Minh Châu, Hòa Thượng Thích Thanh Từ , Hòa Thượng Thích Đổng Minh.


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hoa Súng